TRỐNG ĐỒNG CỔ ĐẮC LẮC

/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-priority:99;
mso-style-qformat:yes;
mso-style-parent:””;
mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt;
mso-para-margin-top:0cm;
mso-para-margin-right:0cm;
mso-para-margin-bottom:10.0pt;
mso-para-margin-left:0cm;
line-height:115%;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:11.0pt;
font-family:”Calibri”,”sans-serif”;
mso-ascii-font-family:Calibri;
mso-ascii-theme-font:minor-latin;
mso-hansi-font-family:Calibri;
mso-hansi-theme-font:minor-latin;}


Vừa qua, Bảo tàng tỉnh Đắc Lắc vừa tiếp nhận một chiếc trống đồng vào loại cổ, chủ nhân của nó là anh Đỗ Văn Ninh, thôn 3, xã Ea Kmút huyện Ea Kar, Đắc Lắc tìm thấy trong khi làm nương rẫy.
Đây là chiếc trống có kiểu dáng đẹp của những chiếc trống loại I (theo chuẩn phân loại của Hêgơr) với ba phần: tang, thân, đế rõ ràng, có niên đại từ 2000-2500 năm. Phần giữa thân trống thắt lại, cao thon nối với phần chân đế choãi xòe rộng, vững chãi đường bệ. Đỡ lấy tang trống là một khối bán nguyệt cong, tròn đầy, gợi dáng vẻ phồn thực đầy nữ tính. Sự khá toàn vẹn của trống không chỉ cho thấy đầy đủ, chính xác hình dáng, các bộ phận, chi tiết, bố cục hoa văn… Mà còn khẳng định sự vững bền của trống với những thử thách và biến động của thời gian. Toàn bộ trống được đúc rất mỏng và đều, ở mức tối thiểu cho phép. Chính vì vậy, mặc dù có kích thước khá lớn: đường kính mặt 65cm, thân 50cm, đế 69cm và chiều cao là 51cm, nhưng trống lại có trọng lượng rất nhỏ, một người bình thường có thể dễ dàng xoay chuyển ở một số tư thế.
Hiện tại trống còn khá rắn chắc, hiện tượng bị mục, mờ hoa văn ít xuất hiện. Mặc dù được thể hiện bằng những đường nét rất tinh tế nhưng những hoa văn trên mặt trống vẫn nổi đều, hầu như không có khiếm khuyết. Hoa văn đơn giản nhưng được bố cục chặt chẽ, hài hòa. Toàn bộ mặt trống chia thành 10 vành tròn đồng tâm lan tỏa và xoay quanh vòng tròn có chứa mặt trời 12 cánh với các hình lông công xen giữa các cánh. Ba vành đầu 1-2-3 và ba vành gần cuối 7-8-9 giống nhau, gồm vành các vòng tròn nhỏ có tâm điểm như là sự nhắc lại và nhân lên của hình mặt trời ở giữa. Hai họa tiết này xen giữa các vành 1-3 và 8-9, là hình các vạch thẳng song song như là sự lan tỏa của các tia sáng mặt trời ở giữa ra xung quanh. Các hình ở trạng thái tĩnh này được coi như là cái nền để cho vành hoa văn trong trạng thái động ở giữa thêm sinh động. Sự luân phiên giữa tĩnh và động cũng có thể xem như là sự đối đãi âm dương, hay quy luật vận động của sự vật. Các hình chuyển động trong tiết tấu đều đặn nhịp nhàng, theo chiếu ngược kim đồng hồ. Môtip hình động được cách điệu kỷ hà và được thể hiện rất đẹp, vành 4 là hình hồi văn sóng nước, vành 5 là hình người hóa trang nhảy múa…
         Để sáng tạo ra chiếc trống đồng Đông Sơn nổi tiếng này, những người nghệ nhân xưa, không chỉ là những thợ đúc giỏi mà còn có rất nhiều khả năng nổi trội về kiến trúc, thiết kế, điêu khắc, mỹ thuật, âm nhạc, luyện kim… Đó là sự kết hợp của các yếu tố nghệ thuật và kỹ thuật. Nhưng có lẽ điểm mấu chốt là do họ đã làm chủ được kỹ nghệ luyện kim, một tiến bộ quan trọng của thời bấy giờ. Nếu hình hoa văn đẹp nổi đều – thường do nhiều chì trong tỷ lệ đồng – thiếc – chì, trống sẽ kém bền vững, âm thanh không chuẩn, có thể sẽ không phát ra được âm thanh. Còn nếu âm thanh chuẩn đẹp – thường do lượng đồng lớn, hoa văn và trống sẽ có nhiều khuyết điểm.

Nguồn : Tạp chí VHNT số 329, tháng 11-2011

Tác giả : Nguyễn Bá

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *