NGÀY CÁ THÁNG TƯ

/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-priority:99;
mso-style-qformat:yes;
mso-style-parent:””;
mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt;
mso-para-margin-top:0cm;
mso-para-margin-right:0cm;
mso-para-margin-bottom:10.0pt;
mso-para-margin-left:0cm;
line-height:115%;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:11.0pt;
font-family:”Calibri”,”sans-serif”;
mso-ascii-font-family:Calibri;
mso-ascii-theme-font:minor-latin;
mso-hansi-font-family:Calibri;
mso-hansi-theme-font:minor-latin;}


Xuất xứ của ngày nói dối 1-4 cho đến nay vẫn nằm trong bí ẩn. Về cơ bản, không ai biết được chính xác khi nào, ở đâu và tại sao lại xuất hiện ngày kỷ niệm này. Những gì chúng ta biết, đấy là ngày của những trò đùa bắt đầu xuất hiện tại châu Âu cuối thời Trung cổ.
Vào thời cổ đại, có rất nhiều lễ hội được tổ chức, bao gồm ngày hội những trò chơi ngốc nghếch và lừa nhau cho vui, nhưng đến thời Trung cổ mới có nhiều ngày lễ mang đậm nét của ngày cá tháng tư ngày nay. Trong số đó là lễ hội Festus Fatuorum (ngày lễ của những chàng ngốc), một lễ hội phát triển từ hội thần Satuya. Vào ngày này, các vị linh mục ăn mặc giả Giáo Hoàng và bắt chước các nghi lễ của nhà thờ. Tất nhiên, nhà thờ tìm mọi cách ngăn cấm nhưng đến TK XVI hình thức lễ hội này mới chấm dứt
Ngày cá tháng tư, ta có thể quay về với những câu chuyện thần thoại La Mã, đặc biệt là câu chuyện về Ceres, nữ thần mùa màng cùng con gái bà, Proserpina. Diêm vương, vị thần chết Pluto, đã bắt cóc nàng Proserpina và đưa nàng xuống địa ngục sống cùng. Cô gái cầu cứu mẹ, nhưng Ceres chỉ có thể nghe tiếng vọng của con và tìm kiếm cô trong vô vọng.
Những cuộc tìm kiếm vô vọng đó, hay những cuộc rượt đuổi ngỗng trời, đã trở thành câu chuyện cười phổ biến tại châu Âu những thế kỷ sau đó.
Nguồn gốc của ngày cá tháng tư phổ biến là sự chuyển đổi từ lịch Julian cũ sang lịch Gregorian mới (hiện vẫn đang sử dụng) vào TK XVI. Theo lịch Julian, năm mới diễn ra trong tuần từ ngày 25-3 đến 1-4, nhưng theo lịch Gregorian, năm mới bắt đầu từ ngày 1-1. Những người không biết được sự thay đổi này, hay khăng khăng giữ truyền thống cũ, vẫn thường trêu đùa vào dịp năm mới của lịch cũ.
Tại Pháp những người thích đùa thường dính những con cá giấy vào phía sau những người ăn mừng năm mới theo lịch cũ, từ đó ngày này gọi là cá tháng tư. Nhưng giả thuyết này cũng không lý giải được tại sao ngày hội nói dối lại lan sang nhiều nước khác ở châu Âu, vốn không sử dụng lịch Gregorian cho tới tận sau này.
Tại Scotland, ngày này gọi là gowks tháng tư (chàng ngốc tháng tư), nghĩa là tên gọi khác của loài chim cúc cu ngốc nghếch.
Người Anh cũng có câu chuyện dân gian về ngày nói dối tháng tư. Câu chuyện này kể về Gotham, một thành phố thần thoại gồm toàn người ngốc sinh sống. Theo truyền thuyết, vào TK XIII, nhà vua ban sắc lệnh: bất kỳ con đường nào nhà vua đi qua sẽ trở thành tài sản chung. Người dân Gotham không muốn bị mất con đường chính của mình, nên đã dựng lên một câu chuyện đánh lừa để ngăn không cho đức vua đi qua thành phố của họ. Khi phát hiện ra câu chuyện lừa dối, nhà vua đã gửi một người đưa tin đến yêu cầu họ giải thích hành động của mình. Nhưng khi người đưa tin đến Gotham, anh ta thấy cả thành phố toàn những người mất trí và làm những việc ngớ ngẩn như dìm cho cá chết đuối hoặc nhốt chim vào trong lồng không nóc (tuy nhiên tất cả những hành động này đều trong vở kịch của người dân Gotham). Nhà vua hoàn toàn tin vào câu chuyện của họ, tuyên bố bãi bỏ lệnh trừng phạt thành phố ngốc nghếch này. Kể từ đó, ngày nói dối tháng tư được tổ chức để kỷ niệm sự dối lừa.
Theo những nhà nhân loại học, ngày nói dối tháng tư có nguồn gốc từ các lễ hội nhằm chào đón tiết xuân phân hay bắt đầu mùa xuân. Mối liên quan giữa sự ngốc nghếch tháng tư và thời điểm mùa xuân bắt nguồn từ thực tế tại nước Pháp. Vào đầu mùa xuân trên các con sông và suối của nước Pháp có rất nhiều cá con ra đời và chúng rất dễ mắc câu. Chính vì vậy, người Pháp đã gọi lũ cá này là cá mùa xuân. Dần dần mọi người hình thành tập tục trêu đùa nhau vào ngày 1-4, mốc thời gian có nhiều cá ngốc nghếch trong năm. Cho đến ngày nay, người Pháp vẫn dùng thuật ngữ cá tháng tư để chỉ những nạn nhân không may mắn của các trò chơi khăm tinh quái và có thói quen tặng nhau những con cá bằng sôcôla vào ngày 1-4.
           Nhưng giả thuyết được cho là có sức thuyết phục nhất về ngày nói dối tháng tư đó là sự kiện thay đổi hệ thống lịch Giáo hoàng Gregory XIII.

Nguồn : Tạp chí VHNT số 322, tháng 4-2011

Tác giả : Hiền Chi

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *