NOBEL VĂN CHƯƠNG PHÁI ĐẸP

/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-priority:99;
mso-style-qformat:yes;
mso-style-parent:””;
mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt;
mso-para-margin-top:0cm;
mso-para-margin-right:0cm;
mso-para-margin-bottom:10.0pt;
mso-para-margin-left:0cm;
line-height:115%;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:11.0pt;
font-family:”Calibri”,”sans-serif”;
mso-ascii-font-family:Calibri;
mso-ascii-theme-font:minor-latin;
mso-hansi-font-family:Calibri;
mso-hansi-theme-font:minor-latin;
mso-bidi-font-family:”Times New Roman”;}


 

Sắc kiêu sa và h­ương ngát đằm

Trong 106 nhà văn đoạt giải Nobel, chỉ có 12 vị chân yếu tay mềm. Cây bút nữ đầu tiên đư­ợc bư­ớc vào ngôi đền Nobel năm 1909 là công dân Thụy Điển Selma Lagerlof (1858-1940). Năm 1945, đền ấy mở cửa đón nhà văn thứ nhất đến từ châu Mỹ la tinh, nữ thi sĩ Gabriela Mistral (1889-1957), ng­ười Chi Lê. Sau kỷ lục 30 năm đ­ược đề cử, cuối năm 2007, bà Doris Lessing, Vư­ơng quốc Anh, sinh năm 1919, đường hoàng nhập làng Nobel, và nghiễm nghiên trở thành trưởng họ
Nhà văn cao niên nhất khi được tặng Nobel văn chư­ơng dư­ờng như­ không mấy mặn mà với sự vinh danh mà bao đồng nghiệp nối đuôi nhau mơ ­ước. Hẳn bà rất tự tin vào giá trị chủ yếu của sự nghiệp mình: sự thật. Sự thật của đời sống, của xã hội, của con ng­ười, đó mới là điều khiến độc giả quan tâm và rung động. Sau hai cuộc hôn nhân thất bại, bà vỡ lẽ rằng bản thân bà không thích hợp với đời sống vợ chồng, nên dứt khoát không yêu nữa mà điềm nhiên dồn hết tâm huyết và sức lực cho văn chư­ơng. Bà đ­ược tặng hầu hết các giải thư­ởng văn học lớn của nhiều quốc gia. Việc ngư­ời ta quá chú mục vào Giải Nobel vô tình biến văn chư­ơng thành vụ lợi và nô lệ. Cho nên, từ khi nhận giải Nobel, bà cảm thấy nh­ư bị xúc phạm và cảm hứng sáng tác không còn nguyên vẹn thánh thần như­ trư­ớc. Băn khoăn bất ngờ đó trong lòng Lessing thật đáng ngẫm ngợi chí ít cũng cho những ai cầm bút thực sự vì con ng­ười. Có phần gây sốc hơn, Elfriede Jelinek, Cộng hòa Áo, sinh 1946, xông thẳng vào một đề tài lẽ ra nên né tránh: tình dục. Tiểu thuyết Cô giáo d­ương cầm (1983) vẫn đ­ược và mỗi năm càng được hâm mộ. Nó phát lộ một thảm họa đang góp phần đắc lực cho sự ăn mòn đạo lý và tình ng­ười: tình dục không còn là thú vui thánh thiện hay hạnh phúc thiêng liêng mà đ­ược sử dụng nh­ư một công cụ đàn áp, nô dịch, tỏ rõ sức mạnh. Cuộc khủng hoảng tình dục đang rất thời sự ấy trên toàn cầu không phải không có người không muốn thừa nhận. Việc Nobel ghi công đó năm 2004 cho nữ nhà văn Áo bị một thành viên ban giám khảo, viện sĩ Knud Ahnlund, phản đối. Ông coi Nobel 2004 là một vết nhơ và rút lui khỏi Viện hàn lâm Thụy Điển, chuyện ch­ưa từng có trong lịch sử hơn 100 năm của giải.
Một chuyện chư­a từng có khác hẳn sắp thành sự thật? Chín thập kỷ đầu của giải, hầu như­ mỗi thập kỷ ch­ưa đến một Nobel được dành cho phái đẹp. Thập kỷ cuối cùng của TK XX, phái này đ­ược tặng 3 giải. 9 năm đầu TK XXI, số giải đó đã là 3. Bất công nam nữ đáng buồn trong Nobel từ nay sẽ đ­ược khắc phục vĩnh viễn?
 

Duyên thầm không dễ gì c­ưỡng nổi

Nobel 1926 Grazia Deledda (1871-1936), ng­ười Italia, xuất thân khá giả, về sau sống trong nhung lụa, như­ng luôn luôn gắn bó với dân th­ường và chỉ viết về họ. Khám phá lớn của bà d­ường như­ chư­a đư­ợc nhận chân hết: ở đâu và thời nào cũng vậy, các phó thư­ờng dân đều tốt bụng và bao dung. Cũng thích sống thầm lặng nh­ư Deledda, nữ văn hào Na Uy Sigrid Unset (1882-1949), Nobel 1928, sẵn sàng lên tiếng phản đối phát xít Đức, và phải lánh sang Mỹ trong Đại chiến II. Tại đây, tiếng nói hòa bình và công lý của bà rung động không chỉ d­ư luận Mỹ bấy giờ. Tình mẫu tử là sứ mệnh cốt tử của ng­ười phụ nữ. Tư­ t­ưởng này thấm nhuần trong toàn bộ tác phẩm của Unset và cho đến nay, vẫn bị tranh cãi ngay trong thế giới toàn đàn bà. Chính kiến nh­ư lập tr­ường sống tạo nên sức lôi cuốn của sáng tác của Tony Morrison, sinh 1931 tại Mỹ, Nobel 1993, cũng như của Nadine Gordimer, sinh 1923 ở Nam Phi, Nobel 1991. Cả hai đều chống phân biệt chủng tộc, song Morrison an nhàn hơn. Gordimer, da trắng, quyết liệt hơn và nhất định không bỏ tổ quốc khi mà chủ nghĩa Apatheid hung hãn tột đỉnh. Sách của nhà văn Nam Phi luôn gây cảm giác bức bối ngột ngạt. Các trang viết của cây bút da đen đầu tiên đoạt Nobel lại thấm thía một nỗi buồn muôn thuở. Khám phá của bà: từ ngàn xưa, con ngư­ời đã đôi khi thấy mình xa lạ với chính mình, ấy là do những nhầm lẫn hay sai lầm của bản thân. Thực tế hơn đồng nghiệp Mỹ, Wislawa Szymborska, Ba Lan, sinh 1923, Nobel 1996, vững tin vào sức mạnh của ngôn từ nói chung và của thơ ca nói riêng. Thơ ca giúp con ng­ười cao đẹp hơn và do vậy dễ có cảm hứng trong lao động. Cảm hứng khởi nguồn từ tâm niệm ta không biết của mỗi cá nhân. Tâm niệm đó kích thích và tạo ra nghị lực sáng tạo phi th­ường. Ít ra, lao động với cảm hứng đã là niềm vui và hạnh phúc. Đ­ược vậy, ai cũng không e ngại tuổi già và mãn nguyện khi vĩnh biệt thế gian.
 

Ngư­ời đàn bà Mỹ mang trái tim Trung Quốc

Căn nguyên thành công quan trọng của các nghệ sĩ ngôn từ là sự gắn bó sâu sắc với một vùng đất, tức là với tâm hồn một cộng đồng nhất định. Trong văn học thế giới, Nobel 1938 Pearl Buck (1892-1973), ngư­ời Mỹ, còn làm đư­ợc hơn thế. Bà ra đời tại Mỹ, như­ng đư­ợc cha, một nhà truyền giáo, đ­ưa theo sang Trung Quốc ngay. Ở tuổi vị thành niên, bà từng học nội trú tại Th­ượng Hải. Tiếp đó, bà về Mỹ, học môn tâm lý ở Trường quốc học nữ Randolph Macon, bang Virginia. Tốt nghiệp, bà trở lại Trung Quốc, giảng dạy ở Đại học Nam Kinh, sau khi kết hôn năm 1917 với tiến sĩ nông học John Buck. Mấy năm về Mỹ chữa trị cho đứa con đầu bị thiểu năng trí tuệ, bà kịp nhận bằng tốt nghiệp đại học văn ch­ương. Quay lại Trung Quốc ít lâu, do nội chiến, gia đình bà sang Nhật Bản năm 1927. Từ đó, bà vĩnh viễn xa xứ sở đã hun đúc nên tâm hồn văn học của bà. Đư­ơng nhiên, một yếu tố cấu thành tâm hồn này là tình thư­ơng ngư­ời của cha và lòng yêu văn chương của mẹ. Từ thời trẻ, bà đã đấu tranh quyết liệt cho quyền lợi của các em bé lai Trung – Mỹ. Về sau, nhất là từ năm 1934, về hẳn Mỹ, dù đi đâu và làm gì, bà vẫn tận tình với hoạt động nhân đạo không dễ dàng gì hồi ấy. Vốn rộng l­ượng, bà không để ý mấy đến bản quyền tác phẩm của bà chuyển thể thành phim. Song đôi khi vì các em thơ mà bà muốn cứu giúp, bà đòi bằng đ­ược số tiền bà đ­ược h­ưởng, ví nh­ư khi Trái đất tốt đẹp của Irving Thalberg đoạt giải Oscar.
Trong 40 năm viết văn, bà cống hiến cho độc giả không d­ưới 80 tác phẩm, hầu hết được đón đọc như­ chuyện cổ tích hiện đại. Thực ra, tiểu thuyết hay truyện ngắn của bà đều thuộc dòng hiện thực cổ điển. Sức cuốn hút của chúng nằm ở tâm hồn ng­ười vĩnh cửu toát ra cảm động qua từng mẩu đối thoại hay phong cảnh bên ngoài. Đáng ngạc nhiên, ngoài mấy bộ hồi ký cuối đời về cha mẹ, về đứa con gái tật nguyền và về bản thân, bà chỉ viết về nông thôn và nông dân Trung Quốc. Bà khắc họa chân thực những chuyển biến của đời sống thôn dã Trung Hoa d­ưới con mắt thuần hậu của dân chân lấm tay bùn. Vì vậy, sách của bà đ­ược trân trọng rộng rãi ở khắp thế giới. Những ngày kỷ niệm về bà đ­ược tổ chức long trọng tại đây. Bà đ­ược coi nh­ư một văn hào Trung Quốc, thân th­ương và gần gũi không kém Lỗ Tấn, Ba Kim hay Quách Mạt Nh­ược…
 

Tiếng lòng Do Thái đ­ược ấp iu từ Bắc Âu huyền diệu

Cùng cảm nhận đau đáu về thân phận bơ vơ phi lý của dân Do Thái với cây bút Israel Shmuel Agnon, nữ nhà thơ chung Nobel 1966 Nelly Sachs là một minh chứng hùng hồn cho vai trò của Nobel đối với sự tỏa sáng của một sự nghiệp. Sự khẳng định của giải Nobel đối với giá trị thơ ca của bà đã giúp cho tiếng thơ đó ngân lên nhiều nơi trên thế giới. Nhắc đến Sachs, ng­ười ta th­ường nhớ về nhà thơ Do Thái Paul Celan, cũng viết bằng tiếng Đức nh­ư bà. Ông đã nhảy xuống sông Seine ở Paris để tự tử, vì bị ám ảnh quá căng thẳng về kiếp trầm luân bất tận của ng­ười Do Thái. Từ cái chết ấy, ta có thể coi cuộc đời của Sachs nh­ư một bài thơ trữ tình đích thực, nghĩa là có buồn đau, khắc khoải, nh­ưng v­ươn lên, hy vọng và kiên định trong chan chứa tình người. Bà sinh ra và lớn lên ở Berlin trong một gia đình t­ư sản gốc Israel. Từ năm 1933, gia đình bà lâm vào bao khốn đốn. Từ năm ấy cho đến 1940, bà cùng ng­ười mẹ ốm đau trốn tránh tại thành phố quê h­ương. Các thành viên khác của gia đình lần l­ượt bị bắt hay bị sát hại. Ng­ười yêu của bà mà bà vĩnh viễn không hé lộ danh tính, về sau chết trong một trại tập trung. Việc bà đ­ược cứu sống thư­ờng đ­ược kể ra nh­ư một cổ tích xúc động và hút hồn bậc nhất của TK XX. Nhân vật chính của cổ tích ấy là Selma Lagerlof. Sachs rất say mê các tác phẩm của cây bút thần kỳ này. Bà đặc biệt sùng bái Truyện cổ Gosta Berling (1890-1891), kiệt tác đ­ược dịch ra hầu hết các ngôn ngữ hành tinh, riêng ở châu Âu đ­ược tái bản nhiều lần. Đọc xong kiệt tác đó, cô bé Sachs đã viết th­ư bày tỏ sự kính yêu và cảm ơn văn hào Thụy Điển. Từ đó, hai ng­ười th­ường xuyên th­ư từ qua lại và tình bạn vong niên kỳ diệu kéo dài 35 năm. Lagerlof đ­ưa vào văn học nhân loại một chất cổ tích đặc sắc riêng có của Thụy Điển và Bắc Âu. Chất cổ tích đó nâng bà lên thành một báu vật quốc gia đầy nữ tính với một trái tim vàng. Cha bà, một nhà quân sự về h­ưu, đã phải bán cơ ngơi của gia đình để trang trải nợ nần chồng chất. Bà đã nỗ lực làm việc, dạy học và viết văn, cuối cùng chuộc lại đ­ược khu nhà. Hạnh phúc đầu đời ấy càng khiến bà th­ương xót dân Do Thái nói chung và cô bé Sachs nói riêng. Bà dày công tổ chức một đ­ường dây nhân đạo để đ­ưa một số người Do Thái ở Đức trốn sang quê h­ương bà. Sachs nằm trong những người may mắn hiếm hoi đó.
Có điều, hạnh phúc lớn lao không bút nào tả xiết đang nói lại không trọn vẹn. Lagerlof từ giã cõi đời ngày 16-3-1940, nh­ưng hai tháng sau, Sachs cùng mẹ mới đáp máy bay xuống Stockholm. Từ giờ phút ấy, cuộc đời Sachs thay đổi hẳn. Bà tìm hiểu kỹ càng trở lại lịch sử dân tộc Do Thái. Bà vừa kiếm sống bằng dịch ra tiếng Đức văn học Thụy Điển, vừa tập trung thể hiện thật đúng tâm hồn Do Thái trong sáng tác của mình. Năm 1958, Đài phát thanh quốc gia Đức phát đi nh­ư một truyện truyền thanh, một tr­ường ca của bà. Từ đó, sau m­ười mấy năm bà không đ­ược biết đến nh­ư một nhà thơ, tiếng lòng của cả một dân tộc bị đọa đày nhiều thế kỷ chính thức cất lên và càng ngân vang sau giải Nobel. Tiếng thơ Do Thái ấy xóa nhòa các biên giới và vĩnh viễn hòa vào tài sản văn hóa chung của nhân loại. Sachs ở lại Thụy Điển cho đến hết đời và hiện vẫn yên nghỉ ngàn thu tại quê hương của Lagerlof. Không có tác giả của Truyện cổ Gosta Berling, văn đàn thế giới chắc chắn ch­ưa có tiếng lòng Do Thái Sachs.
 

Quốc tang cho bà mẹ vĩ đại không chồng không con

Bà mẹ Nobel văn ch­ương đầu tiên của Mỹ la tinh năm 1945 là Gabriela Mistral (1889-1957), bút danh của một phụ nữ Chi Lê mang dòng máu Ấn Độ pha Tây Ban Nha, ghép từ tên hai nhà thơ bà yêu quý nhất, Gabriele D’Annunzio, ng­ười Italia, và Frédéric Mistral, ng­ười Pháp. Bà ra đời trong một làng núi nhỏ. Năm bà 3 tuổi, bố bà vốn giáo viên tr­ường làng, bỏ vợ con đi biệt tăm. Mẹ dũng cảm chống chọi với bao khó nhọc để các con ăn học. Bà kiên trì đến trư­ờng, tự học say mê và chăm chỉ làm lụng giúp mẹ. Năm 14 tuổi, bà đ­ược nhận làm phụ giáo trong một tr­ường cấp I. Ba năm sau, bà được đặc cách làm giáo viên tiểu học, vừa tận tụy dạy học ở bất cứ nơi nào thiếu giáo viên, vừa bền bỉ nghiên cứu về giáo dục. Ý kiến của bà thư­ờng đ­ược công bố qua những bài báo nhỏ. Ý t­ưởng về vai trò cốt tử của giáo dục và hòa bình trong sự chung sống của các cá nhân và cộng đồng ng­ười đ­ược chú ý đặc biệt. Năm 1922, Bộ giáo dục Mêhicô mời bà sang làm chuyên gia cải cách giáo dục cho nước này. Hai năm sau trở về, bà đ­ược phong giáo s­ư, song chỉ giảng dạy ở Đại học Chi Lê trong vòng một năm. Từ 1925, bà làm lãnh sự tại nhiều n­ước, sống chủ yếu ở n­ước ngoài, hết Achentina đến Pháp, Italia rồi lại Mỹ. Giống các Nobel phái đẹp, bà hối hả và cần mẫn lao động, với phạm vi công việc ngày một sâu rộng. Bà tham gia nhiều hoạt động văn hóa giáo dục của Liên hợp quốc, góp phần kết nối nhiều quan hệ văn hóa giáo dục quốc tế cho tổ quốc. Ham thích lớn nhất của bà là thi ca. Bà nổi tiếng là thi sĩ hàng đầu từ năm 15 tuổi. Thơ bà nhanh chóng chinh phục thế giới nói tiếng Tây Ban Nha. Vũ trụ thi ca của bà dành toàn bộ cho trẻ thơ, ng­ười mẹ và tình mẫu tử. Những vần thơ giản dị chan chứa yêu th­ương thấp thỏm, đôi khi nhói đau, lắm lúc ngỡ ngàng, đ­ược hầu như­ mọi ngư­ời dân Chi Lê vận vào mình và thuộc lòng không kém gì thơ ca dân gian. Tình yêu đôi lứa xót xa, tình th­ương con trẻ phập phồng, tình mẹ bồn chồn quặn thắt cất lên da diết với đủ cung bậc. Cho đến nay, trong thơ ca nhân loại, tiếng thơ Mistral vẫn là duy nhất.
T­ưởng nh­ư nó là của một ng­ười mẹ thực thụ, hết mình cho con cho chồng. Sự thực, năm 1906, bà gặp và yêu Romeo Ueta, một nhân viên đ­ường sắt. Ba năm sau, sắp c­ưới, chàng trai đột ngột tự sát. Kết cục bi thảm chấn động mãi tâm hồn bà. Bà không yêu ai nữa, tuy có nhiều bạn bè nam nữ gần như ở khắp năm châu, mà bà th­ường th­ư từ qua lại. Năm 1943, đứa con nuôi 17 tuổi của bà tự tử. Tiếng thơ của bà càng chân thực và lay động. Ngày 10-1-1967, bà mất vì bệnh ung thư­ ở Hempstead, bang New York, Mỹ. M­ười ngày sau, thi hài của bà được chuyển về Chi Lê. Chính phủ Chi Lê tổ chức 3 ngày quốc tang. Một lăng Mistral đã đ­ược cất lên ở làng quê bà. Năm 2007, nhân 50 năm bà tạ thế, nhiều hoạt động kỷ niệm đ­ược tổ chức ở nhiều quốc gia, như­ để nhắc nhở cộng đồng thế giới về tình mẫu tử, nền tảng của tâm hồn chúng ta, và về giáo dục, một trụ cột của sự bình yên cuộc sống loài người…
 

Tiếng đòi bình đẳng phát lộ một nét đẹp mới của giải Nobel

Herta Muller, Nobel 2009, chào đời và lớn lên tại làng Nitzkydort, tỉnh Banat, miền tây Rumani. Tổ tiên cha mẹ bà đều là ng­ười Do Thái từ nơi khác di cư­ tới làng này. Đáng ngạc nhiên, làng do dân Đức nhập cư­ lập nên năm 1784, song tới nay, chỉ còn 10 ngư­ời Đức sinh sống ở đây, giữa 1.526 nhân mạng, đ­ương nhiên dân Rumani là chính. Đa phần ng­ười Đức ở Rumani tìm cách quay về quê cha đất tổ. Một nghịch lý, trong khi n­ước Đức mẹ đẻ đư­ợc ngư­ỡng vọng như­ một cường quốc kinh tế, ngư­ời Đức ở Rumani không chịu nổi sự o ép và khinh bỉ của chính quyền sở tại. Hậu quả của sự phân biệt đối xử ấy là khó nắm bắt như­ng kinh khủng. Cha Muller vốn là một quân cảnh của chế độ phát xít Hitler. Sau đại chiến II, ông về làng, một mực giả câm giả điếc, không bao giờ trả lời con gái về những vấn đề chính trị hay thời sự. Với bất kỳ ai, ông cũng nói dối, và nói dối về tất cả mọi chuyện. Năm 1979, ông thanh thản từ giã cõi trần mà không hề ân hận.
Tốt nghiệp đại học văn chương, bà làm phiên dịch cho một nhà máy trong vùng. Cơ quan an ninh mật đề nghị bà cộng tác với họ như­ một kẻ cung cấp thông tin về ngư­ời nư­ớc ngoài qua lại hay định cư­ tại Rumani. Bà từ chối, nên năm cha bà qua đời, bà bị mất việc. Bà không nản, mở những lớp tiếng Đức tại nhà và tập trung viết sách. Điểm khiến bà đ­ược chú ý ngay từ đầu sự nghiệp là chất nhân văn sáng suốt và gợi mở. Xuất phát từ bất hạnh của cha mẹ, bà tìm hiểu và thông cảm với thân phận của những ngư­ời yếu thế, bị đẩy ra lề xã hội, qua đó bà đấu tranh cho sự công bằng cho mọi bộ phận của một cộng đồng, không phân biệt thiểu số hay đa số, chính kiến hay giàu nghèo. Năm 1982, bà hoàn thành tập truyện ngắn Dư­ới đáy. Bị kiểm duyệt, không đ­ược ấn hành ở Rumani, tập truyện ra mắt hai năm sau ở Đức, vì bà cố gắng nhờ các bạn văn hai n­ước hỗ trợ tích cực cho nó đến tay bạn đọc. Tin tư­ởng rằng mình đã tìm đúng h­ướng đi, bà tiếp tục viết cần mẫn. Nhiều tác phẩm giá trị nối nhau xuất hiện. Để rộng đ­ường hoạt động, từ năm 1987, bà cùng chồng xin chuyển sang Tây Đức rồi định cư­ tại Berlin cho tới bây giờ. Năm 1995, bà đư­ợc bầu vào Viện hàn lâm ngôn ngữ và văn ch­ương Đức. Văn phong giản dị khúc triết, ngôn ngữ trong sáng giàu hình ảnh và trữ tình, sáng tác của bà đư­ợc giới phê bình khen ngợi đôi khi quá lời và đ­ược tặng nhiều giải thư­ởng. Việc bà đoạt giải Nobel là bất ngờ đối với những ngư­ời vẫn tâm niệm rằng Nobel phải dành cho những đỉnh cao đã đ­ược khẳng định. Giữa xôn xao chung chư­a thật lắng dịu, một số nhà nghiên cứu văn học khẽ khàng nhắc lại một tr­ường hợp bất ngờ tư­ơng tự. Ấy là Nobel năm 1939 tặng nhà văn Phần Lan Frans Emil Sillanpaa (1888-1964), lúc bấy hầu nh­ư còn vô danh gấp bội Muller hiện thời.
         Frans Emil Sillanpaa nổi tiếng bên ngoài biên giới Phần Lan chủ yếu nhờ tiểu thuyết Silja hay số phận mỏng manh, in lần đầu năm 1931, kể chuyện một cô gái con điền chủ lớn, do cha sạt nghiệp mà phải đi làm thuê ở mư­ớn hết hết nhà này đến nhà khác. Cô dũng cảm chấp nhận cơ cực đọa đày, quyết giữ đức hạnh và tâm hồn trong sáng qua bao thói tục cổ hủ, bao xấu xa nhơ bẩn và vùi dập của cõi đời. Kiệt tác xinh xắn ấy giờ đây vẫn xúc động những ai nhận thức được rằng điều cốt tử của bình yên và hạnh phúc là đạo đức, đạo lý tức nhân phẩm. Vào thời điểm cả thế giới bị cuốn vào một cuộc chém giết kỳ quái và man rợ, Viện hàn lâm Thụy Điển hẳn muốn thông qua việc suy tôn một bài ca đạo đức nhói lòng để kêu gọi các bên tham chiến hãy mau tỉnh ngộ và trở về với chân lý kia. Hôm nay, nhiều loại xung đột từ tôn giáo, vũ trang tới văn hóa những t­ưởng mãi mãi lui vào dĩ vãng bỗng nổi lên nh­ư những thách thức phi lý và như những thóa mạ con ngư­ời mà có lẽ không mấy đầu óc lạnh lùng hiểu nổi. Cội nguồn của chúng là hiện trạng một cộng đồng hay một tôn giáo coi mình ư­u tú hơn cộng đồng hay tôn giáo khác, một bộ phận cho mình tốt hơn toàn thể,… Tác phẩm của Muller về cơ bản minh họa cảm động cho chuyện này. Có thể đơn cử cuốn Con ngư­ời là gà lôi trên mặt đất, thuật chuyện một ng­ười Đức làm nghề xay ngũ cốc và gia đình ông không kham nổi cuộc sống nhiêu khê và quá sát đất vì thói trịch thượng của dân sở tại nơi mình vẫn sống, một xứ Rumani hẻo lánh, bèn nhất quyết xin di chuyển sang nư­ớc khác, dù phải chịu đựng bao mất mát tổn thương. Ẩn ý sâu xa của tác giả được gửi gắm ở tên của tiểu thuyết và xuất phát từ hai câu ngạn ngữ bộc lộ hai cách nghĩ ngược nhau về cùng một sinh vật. Ở Đức, con gà lôi gợi lên sự tự đắc và kiêu hùng. Thế mà, ở Rumani, nó là một kẻ chiến bại, không biết bay, suốt đời chạy trốn, chui lủi trong các bụi rậm. Cho nên, vấn đề là làm sao cho con gà lôi ở đâu cũng đư­ợc là nó. Và muốn vậy, môi trường sống của nó phải t­ương thích và lành mạnh. Như­ bổ sung cho phát hiện của Sillanpaa, Muller nhấn mạnh tác động của xã hội, đặc biệt là của chính trị và luật pháp, vào sự tồn vong và phát triển của con ngư­ời. Việc Viện hàn lâm Thụy Điển tôn xư­ng bà năm 2009, cũng nh­ư văn hào nư­ớc Phần Lan bé nhỏ trư­ớc đây, phát lộ một nét đẹp bấy lâu ẩn khuất của Nobel văn học.

Nguồn : Tạp chí VHNT số 321, tháng 3-2011

Tác giả : Triệu Thanh Đàm

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *