BA NGHỆ SĨ TẠO NÊN MỘT BIỂU TƯỢNG NHÂN VĂN TUYỆT ĐỈNH

/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-priority:99;
mso-style-qformat:yes;
mso-style-parent:””;
mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt;
mso-para-margin-top:0cm;
mso-para-margin-right:0cm;
mso-para-margin-bottom:10.0pt;
mso-para-margin-left:0cm;
line-height:115%;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:11.0pt;
font-family:”Calibri”,”sans-serif”;
mso-ascii-font-family:Calibri;
mso-ascii-theme-font:minor-latin;
mso-hansi-font-family:Calibri;
mso-hansi-theme-font:minor-latin;
mso-bidi-font-family:”Times New Roman”;}


Năm 2010 là một biểu tượng nhân văn đặc biệt, với kỷ niệm thân thương đến nao lòng, công lao đáng trân trọng bậc nhất và nhân cách xúc dộng vĩnh viễn của ba bậc kỳ tài nhân loại: nhạc sĩ Frédéric Chopin (1810-1849), nhân 200 năm sinh; văn hào Nga Anton Tchékhov (1860-1904), 150 năm chào đời, và cây đại thụ văn chương thế giới Lev Tolstoi (1882-1910), 100 năm tạ thế. Mỗi người mỗi vẻ trong môi trường sống, đời riêng, sự nghiệp, cả ba để lại cho trần gian những giá trị nhân văn cốt lõi qua những ưu tư thường trực, trăn trở gan ruột và yêu thương cháy lòng vì nhân phẩm và hạnh phúc cho loài người.
 

Frédéric Chopin, tinh túy âm nhạc ngàn đời và bản năng thi ca huyền ảo của một dân tộc

Cha là con một nông dân Pháp, sang định cư ở Ba Lan năm 1787, lúc 16 tuổi. Thời gian đầu, cha làm gia sư trong một gia đình quý tộc. Tiếp theo, do tự trau dồi kiến thức, cha được bổ nhiệm làm giáo viên tiếng Pháp trong các trường công. Năm 1806, cha kết hôn với mẹ, một phụ nữ Ba Lan dòng dõi quý tộc. Mẹ được học hành đến nơi đến chốn, hát hay đàn giỏi. Cha lần hồi trở thành một nhà trí thức uy danh đáng nể, giao du với các học giả và những nhân vật nghệ thuật tầm cỡ nhất thời bấy giờ. Nhận biết Chopin có năng khiếu âm nhạc, cha mẹ sớm đầu tư cẩn thận cho việc học nhạc tại gia của con, song song với việc học văn hóa ở trường. Hai người sắm một chiếc piano, mẹ chơi thường xuyên cho các con nghe những bản nhạc hay trên chiếc đàn ấy. Cha chọn mời cho con một thầy dạy piano vốn là một nghệ sĩ biểu diễn piano thực tài. Bên cạnh việc truyền thụ cho Chopin kỹ thuật chơi đàn, người thầy này dể cho cậu tự do tự tìm hiểu âm nhạc và rèn luyện phong cách trình diễn theo ý thích. Ông thức dậy trong lòng Chopin cách nhận chân âm nhạc đích thực, ví dụ qua việc ông không a dua theo đám đông, nhắm mắt sùng bái những nhạc sĩ thời thượng, mà một mực tôn thờ những giá trị đẫ được khẳng định, như những nhạc sĩ thời trước lẫy lừng. Từ khi Chopin vào trung học, cha dạy cậu tiếng Pháp, tiếng Đức ở nhà, đồng thời mời một nhạc sĩ tài danh dạy cậu sáng tác. Thày nhạc mới hướng cậu vào phong cách bay bổng, thực chất là một dòng nhạc tao nhã và cao thượng. Tâm huyết của thày là cú hích khiến Chopin khám phá ra âm nhạc dân gian. Thế là cậu tranh thủ mọi cơ hội thâm nhập vào các làng quê xóm thợ, cùng ca múa nhảy múa với người dân sở tại, ghi chép lại rất nhiều bài dân ca, một nguồn cảm hứng bất tận cho cậu sau này.
Chopin bắt đầu sáng tác và trình diễn nhiều dịp tại Varsava. Cha bố trí cho cậu tới thăm Vienne và Berlin, hai trung tâm âm nhạc thời ấy. Lần thứ hai sang Vienne cuối năm 1830, sau khi tốt nghiệp nhạc viện Varsava, nhạc sĩ nhận được tin về cuộc nổi dậy của nhân dân Ba Lan chống quân Nga xâm lược. Cuộc nổi dậy bị đàn áp thảm khốc. Chopin từ đó không thể quay về tổ quốc thực tế không còn độc lập, vì từ năm 1772 cho tới khoảng 1918, Ba Lan liên tiếp bị xâu xé bởi các nước láng giềng. Qua bốn lần chia chác giữa quân ngoại xâm, nước Nga Sa hoàng dĩ nhiên thường chiếm phần hơn, và liên tục nỗ lực Nga hóa đất nước bất hạnh bậc nhất trong lịch sử nhân loại. Ông chọn Cộng hòa Pháp làm chốn dung thân. Ngay từ khi tới Paris tháng 9-1871, ông đã tiếp xúc rộng rãi với các câu lạc bộ và hội đoàn âm nhạc và văn chương chủa chủ nghĩa lãng mạn. Nhạy cảm và tự chủ, nhất là tự biết mình, ông khéo léo khước từ những hậu dãi của nghệ sĩ dương cầm danh tiếng thời ấy Kalkbrenner, người muốn đào tạo ông thành một tay chơi piano siêu đẳng. Ngược lại, nhà quý tộc Radziwill mà ông cung kính và kết thân mau chóng đưa ông vào môi trường thượng lưu Pháp, từ đó, ông được mời giảng dạy âm nhạc và dương cầm, xen kẽ vô số buổi biểu diễn piano, thù lao không hề nhỏ. Ông được cả Paris ngưỡng vọng và sủng ái. Lối diễn tấu piano nhẹ nhõm mà tinh tế của ông trái ngược với lối chơi hừng hực của Frank Liszt, cây dương cầm số một bấy giờ. Thế nhưng Liszt là người đầu tiên thán phục Chopin và bộc lộ với ông một tình bạn hào phóng. Schumann, mà ông quen biết nhân một chuyến du lịch sang Dusseldorf năm 1834, chúc mừng ông theo kiểu riêng, qua nhiều bài phê bình ngợi khen có lý có tình. Tiêu đề một bài như thế hóa thành bất tử: “Xin quý vị ngả mũ cúi chào Chopin. Đây là một thiên tài !”.
 

Trong các nhạc sĩ biểu diễn đương thời, Chopin được hâm mộ phi thường, nhờ sự tinh nhạy và nhất quán trong việc nắm bắt những đổi thay của cảm thụ âm nhạc của công chúng, cũng như trong việc tự giải phóng khỏi sự lệ thuộc vào các phương thức kinh viện lớn về diễn tấu sonate và giao hưởng. Mấu chốt của nghệ thuật trình tấu của ông là phải làm sao bộc lộ hết linh hồn bản nhạc. Muốn vậy, nhẹ nhàng thanh thoát phải được coi là quan trọng nhất, đôi tay phải hoàn hoàn toàn được tự do và đạt tới tinh tế tột cùng. Cần diễn tấu sao cho các giá trị nghệ thuật lộ ra tự nhiên và trọn vẹn, không bị vướng víu với các cơ cấu hình thức. Một quan niệm như vậy là một cuộc cách mạng, hay sự đổi mới thường xuyên, trong nghệ thuật trình bày nhạc cổ điển. May mắn cho thế giới nhạc sĩ biểu diễn toàn cầu, Chopin minh họa cho lý thuyết vừa nêu của ông bằng những sáng tác bậc thày của chính ông. Tác phẩm âm nhạc của ông, với nhiều đỉnh cao, ví như các bản Nghiên cứu, chùm số 10, Bản nhạc Ba Lan anh hùng, số 54, Bản ballade số 4; Baracolle, chùm số 60; các bản valse cuối cùng…, trở thành tài sản chung của nhân loại, trường học bắt buộc dù tự nguyện của phần lớn nghệ sĩ piano thế giới từ hơn một thế kỷ rưởi. Cho tới hôm nay, hình bóng nhạc sĩ biểu diễn dương cầm gạo cội Chopin vẫn sừng sững trong thế giớ âm nhạc hành tinh và các bản nhạc của ông, một trong những hệ tác phẩm được trình tấu nhiều nhất thế giới, vãn là cánh cửa hẹp mà mọi tay chơi piano phải đi qua để vào vũ trụ dương cầm mê hoặc. Chưa biểu diễn thành công nhạc của Chopin chưa thể thành nghệ sĩ piano thứ thiệt. Kỹ thuật diễn tấu dù điêu luyện đến đâu, nhưng nếu thiếu sự đồng cảm cao độ với tâm hồn Chopin được mã hóa trong các bản đàn không quá khó của ông, thì vẫn chưa yên tâm là nghệ sĩ có thể phục vụ công chúng âm nhạc bằng cây dương cầm. Với nhạc sĩ biểu diễn, việc đọc cho được điệu tâm hồn của Chopin phải đi trước và quyết định việc học hỏi nghệ thuật chơi đàn của ông.

Tâm hồn muôn điệu của Chopin kết đọng từ tình yêu đời yêu người và nhất là yêu tổ quốc vô hạn. Dòng máu dân cày của người cha chắc chắn thôi thúc ông đến với nhân dân lao động và qua muôn vàn điệu dân ca dân vũ, lĩnh hội được bao nhiêu thâm trầm của những người tay lấm chân bùn. Ông gắn bó với con người đến nỗi, hầu lúc nào cũng muốn có người ở bên, nhất là khi trầm tư sáng tạo. Như đã biết, từ năm 1831, sau khi quân đội Nga hoàng tái chiếm Varsava và thẳng tay đàn áp quần chúng Ba Lan khởi nghĩa, Chopin không trở về với quê hương và gia đình thân yêu được nữa. Mãi năm 1835, ông mới gặp lại cha mẹ lần cuối cùng ở TP Séc Karlsbad, tên cũ của Karlovy Vary ngày nay. Không bao lâu sau, ông lại gặp nỗi đau tình nhức nhối nhất. Số là ông si mê cô gái Ba Lan Maria Wodzinska mà ông chơi thân từ hồi cô còn nhỏ, nhưng ngập ngừng mãi, ông mới ngỏ lời lấy cô làm vợ. Không ngờ, ông bị từ chối, lý do không nói ra, song thật đơn giản: ông bị bệnh lao và không có cơ chữa khỏi. Cuối năm 1836, ông làm quên với văn hào Pháp George Sand (1804-1876), một trong những nhân vật sùng bái ông vô điều kiện. Bà chủ động lôi kéo ông đến với mình, động cơ sâu xa là chăm sóc ông để ông đỡ đau khổ. Cuộc tình kéo dài mười năm, nguyên nhân tan vỡ hiện vẫn là chuyện bàn cãi. Hình như trước bất hòa của hai mẹ con George Sand, ông bênh con gái bà. Dù vậy, ông vẫn luôn luôn được tắm trong tình cảm thân thương của bạn bè, chủ yếu là của giới nghệ sĩ hàng đầu, từ Liszt tới Pauline Viardot, qua Balzac và Delacroix. Như một đặc ân dành cho Aixlen và Vương quốc Anh, ông thực hiện một chuyến lưu diễn tại đấy trong năm 1848. Sức khỏe ông giảm sút nghiêm trọng. Bạn bè bí mật cứu giúp, nhưng ông không qua khỏi và đã tắt thở bên chị gái và mấy ngưòi Ba Lan lưu vong. Thi hài ông được mai táng ở nghĩa trang Père Lachaise, Paris, còn trái tim, theo nguyện vọng của ông, được gửi về Varsava, giờ đây vẫn được lưu giữ tại Nhà thờ Sainte Croix của thành phố này. Cả đất nước Ba Lan đau thương cất lời qua tiếng đàn của ông. Ông là nhạc sĩ đầu tiên phát lộ cho toàn thế giới bản năng thi ca tiềm ẩn trong tâm hồn mọi dân tộc. Suy cho cùng, bản năng hướng thiện tinh tế và thánh thiện nhất ấy, một khi được huy động tối đa, sẽ tạo nên sức mạnh dời non lấp bể.
 

Hai tâm hồn Nga đồng điệu trong những sắc thái riêng biệt không hẳn bất ngờ

Hai tâm hồn đó là Anton Tchékhov và Lev Tolstoi. Ông nội Tchékhov là một nông nô, về sau được giải phóng. Cha làm nghề buôn bán, cá tính mạnh và sùng đạo đến mụ mị. Quá khứ nặng nề của gia đình hẳn khiến ông suy tư nhiều và dẫn ông đến với văn chương. Cha bị phá sản, ông hiểu trách nhiệm phụ giúp cha mẹ về tài chính của mình. Việc ông có thể làm là viết văn, một nguyện ước đóng góp cho đời của ông. Thế nên vừa học đại học y khoa, ông vừa viết truyện hài đăng trên Ve sầu, một tuần báo châm biếm. Đòi hỏi khe khắt của tuần báo về độ dài và cấu trúc chặt chẽ của truyện buộc ông phải làm việc kỹ lưỡng và hết mình. Thành công đến với ông khá sớm, ông chuyển dần sang các mảng truyện thế sự. Nhiều ấn phẩm báo chí đương thời liên tiếp công bố nhiều truyện ngắn độc đáo của ông, phần lớn được giới phê bình khen ngợi. Sự trùng hợp kỳ thú, hầu như song song với sáng tác ồ ạt tuôn ra ở Pháp của Guy de Maupassant (1850-1893), những quả trứng vàng của Tchékhov liên tục xuất hiện và tỏa sáng trên văn đàn Nga, kiến tạo nên một vũ trụ nhân sinh đa sắc màu và giầu nhân bản. Bao hàm chủ yếu thân phận và cuộc đời của những con người khốn khổ và đáng thương đủ kiểu, vũ trụ này là độc nhất vô nhị, và mãi mãi gần gũi với bạn đọc bình thường. Thật đáng kinh ngạc, những chuyện những tưởng vu vơ, chả đâu vào đâu, phơi bày những sự thật không thể không chạnh lòng, những vấn đề nóng bỏng nhất và đâu đớn nhất của cõi người, những nghịch lý không thể lý giải và ám ảnh một cách quái gở. Tiêu biểu về nghịch lý nhân gian là Phòng số 6, một kiệt tác kỳ lạ, vẫn rất thời sự và cho thấy tầm vóc Dostoievski của tác giả Người trong bao, Những người nông dân, Thảo nguyên hay Một câu đùa
Những chuyện đời được Anton Tchékhov kể lại một cách nhỏ nhẹ và buồn bã vô hình trung khiến chúng ta thấy sự bất ổn của cuộc sống không chỉ ở xã hội Nga thời ấy. Suốt dời, ông bộc lộ trong thực tế lòng thương người qua nhiều họat động cảm động. Năm 1890, bất chấp sức khỏe rất kém do bệnh lao, ông vẫn lặn lội hàng ngàn cây số tới đảo Sakhaline, lưu lại một năm trong nhà tù khổ sai trên đảo, để khảo sát những đày đọa mà những người tù phải chịu. Những tư liệu thu thập được, ông đưa vào tập chính luận Một chuyến đi tới đảo Sakhaline (1895), chấn động dữ dội dư luận. Trong trận đói tàn phá khủng khiếp miền trung Nga những năm 1892-93, ông đi nhiều nơi, khám chữa bệnh miễn phí cho người dân bất hạnh. Ông thường xuyên xây dựng những trường học tình thương cho trẻ em nghèo… Đáng tiếc, bệnh tật lấy đi của ông nhiều thì giờ vàng ngọc, qua nhiều cuộc di chuyển trên đất Nga và ra nước ngoài, nhát là Đức và Pháp, hoặc để tìm khí hậu dễ chịu, hoặc để chữa trị. Tình trạng không vui đó cũng khiến ông lần chần một thời gian dài, mãi năm 1901 mới kết hôn với nữ diễn viên tài năng xinh đẹp Olga Leonardovna Knipper (1870-1959). Ba năm sau, trong một nỗ lực chữa bệnh ở Badenweiler, nước Đức, biết chắc mình không qua khỏi, ông bình tĩnh đón nhận cái chết, thậm chí còn như bông đùa. Hẳn ông mãn nguyện với những đóng góp của mình cho việc đổi mới thể loại truyện ngắn, đặc biệt là với cuộc cách mạng trong lĩnh vực kịch. Được bíêt, thời trẻ ông đã gặt hái khá nhiều thành tựu trong kịch một màn và hài kịch ngắn. Nhiều vở loại này, Cầu hôn, Con gấu, Bài ca tuyệt mệnh…, hôm nay vẫn được trình diễn ở nhiều nơi trên thế giới, chẳng hạn dưới chân Tháp Eiffel thời gian kỷ niệm 150 năm ông ra đời.
Tuy vậy, với kịch dài, Tchékhov trầy trật nhiều lắm. Bằng chứng cho chuyện này là vở Platonov, viết năm ông 18 tuổi, và sinh thời ông, chưa bao giờ được diễn. Bản thảo nằm ngủ trong một két sắt ở một ngân hàng, đến năm 1914 mới thức dậy. Đã gạch bỏ một nửa, vở kịch vẫn dài tới 250 trang và nếu diễn, cần ít nhất sáu giờ. Đáng chú ý, Platonov đề tặng một nữ diễn viên. Còn bao nhiêu vở “không may” như thế? Câu hỏi chưa có lời giải. Vở đầu tiên được ghi nhận là Chim hải âu. Năm 1895, nhà hát Alexandrinski ở Saint-Péterbourg công diễn vở kịch. Khán giả hờ hững và mỗi lúc một ngán ngẩm. Vở diễn không có hồn. Chính Tchékhov cũng lặng lẽ rời khán phòng ở màn hai, tự hứa không bao giờ viết kịch nữa. Song năm sau, hai nhà sáng lập Nhà hát Nghệ thuật Mascơva, Stanislavski và Nemirovitch-Dantchenko, mời ông tới đọc và trình bày tư tưởng vở kịch trước các diễn viên và lãnh đạo Nhà hát. Qua trao đổi nhiều lần, Stanislavski và tập thể nghệ sĩ nhận chân được cái mới của vở kịch và quyết tâm dàn dựng thật đạt. Vở diễn được công chúng nồng nhiệt hoan nghênh. Cái mới đã thắng. Hình ảnh Chim hải âu đã thành biểu trưng vĩnh viễn của Nhà hát Nghệ thuật. Tchékhov vỡ lẽ rằng các nghệ sĩ Nhà hát Alexandrinski ở Saint-Péterbourg đã không hiểu các nhân vật của Chim hải âu, nên thất bại. Ông tự tin và tiếp tục cống hiến cho khán giả, trước hết là ở Nhà hát Nghệ thuật, những kịch phẩm lạ mà quen, thành công không kém, như Cậu Vania, Ba chị em, Vườn anh đào. Một loại kịch chưa từng có đã bước lên sân khấu, “kịch không xung đột, không hành động, không kẻ ác người thiện rạch ròi”, song “vẫn căng thẳng” và nếu tập trung chú ý, ta vẫn thấy “chuyện kịch diễn tiến như đời thật”. Mâu thuẫn ở đây là giữa tâm trạng muôn màu của các nhân vật, giữa các tâm trạng khác nhau của một nhân vật, giữa những “kế hoạch tâm hồn” của nhân vật và hoàn cảnh không thuận bên ngoài… Kịch này chỉ có những nhân vật cố gắng sống theo tài năng hay nhược điểm mầ thiên nhiên trao cho họ, dù không cố ý những tài năng hay nhược điểm đó vẫn tác động tới nhau, cuối cùng, thường rất muộn, những nhân vật ấy nhận thấy rằng họ đã không làm được như họ mong mỏi.
Cái hấp dẫn của kịch Tchékhov là “cuộc chiến tâm linh”, dường như yêu cầu ở khán giả một đời sống nội tâm phong phú và tinh nhạy. Sau những bậc thầy của kịch cổ điển, kịch của những xung đột lộ rõ bên ngoài, Tchékhov phát hiện kịch của xung đột lặng thầm bên trong. Kịch dễ được thích thú, nhưng không sao mô phỏng hay bắt chước được. Cùng với truyện ngắn, kịch của Anton Tchékhov đã biến ông thành một trong những vinh quang Nga chói ngời nhất, ngang tầm Pouchkine, Dostoievski hay Tolstoi. “Không ai đạt tới thành công của Tchékhov trong việc trình bày sự phá sản của bản chất con người trong văn minh hiện tại và đặc biệt là thất bại của người có học, khi y bị buộc phải đối diện với cái tầm thường nhơ bẩn của cuộc sống thường ngày” (P.Kropotkin). Một không khí khác lạ tràn ngập trong tác phẩm của Tchékhov. Ấy là tâm trạng của một người vui sống man man buồn. Lần đầu tiên trong văn học thế giới, con người được nhắc nhở về trách nhiệm cá nhân trước số phận của mình, bên cạnh trách nhiệm của cơ chế và xã hội. Sau chính Tchékhov, Marxim Gorki từng bao quát chính xác hồn cốt của một sự nghiệp văn chương hiếm gặp: “Trong tác phẩm của Tchékhov, diễu qua một đám nô lệ đông đảo, nô lệ cho tình yêu, cho ngu ngốc, cho lười biếng hay hám lợi của mình, nô lệ cho một nỗi sợ hãi tăm tối đối với cuộc sống, những kẻ nô lệ chừng như bối rối, cả đời chỉ lảm nhảm những mơ ước cho tương lai, bởi vì họ cảm thấy họ không có chỗ dành cho mình trong hiện tại. Thỉnh thoảng, trong đám đông xám xịt ấy vang lên một tiếng súng: đó là Ivanov hay Treplev, người đã hiểu cần phải làm gì: chết. Một số kẻ nô lệ ấy thêu dệt những ước vọng bay bổng về cõi đời tươi đẹp trong hai trăm năm nữa, nhưng không một người tự đặt cho mình câu hỏi: vậy ai sẽ làm cho cuộc sống tươi đẹp lên, nếu chúng ta chỉ biết mơ mòng? Bên cạnh đám đông u ám và ảo não bao gồm toàn những sinh linh bất lực đó, cùng đi là một người đàn ông cao lớn, thông minh, chú mục. Ông nhìn những cư dân ủ ê của đát nước mình, và lòng nhói đau vì tuyệt vọng, với một giọng chê trách dịu dàng nhưng gan ruột, ông nói một cách chân thành và trân trọng, với một nụ cười buồn bã: “Thưa qúy vị, quý vị sống tồi tệ quá rồi!”.
 

Bi kịch Lev Tolstoi – Bi kịch đáng suy ngẫm của ước mơ về lẽ công bằng cơ bản

Lev Tolstoi dược biết đến ngày càng rộng rãi, như một trong những cây văn xuôi cự phách nhất của nhân loại. Tầm vóc ba tiểu thuyết chủ chốt của ông, Chién tranh và hòa bình (1864-1869), Anna Karenina (1873-1877) và Phục sinh (1899), lớn lên theo thời gian, nghĩa là theo sự “tăng trưởng lành mạnh” của xã hội loài người. Chúng đề cập hết tầm đến những vấn đề thời sự và muôn thuở của không chỉ nước Nga. Không ngẫu nhiên, Chién tranh và hòa bình từng được suy tôn là bộ tiểu thuyết vĩ đại nhất của mọi thời đại. Bộ bách khoa toàn thư Nga thế kỷ XIX này rung động bạn đọc muôn phương từ những sự thật phổ biến, chẳng hạn thực tiễn sống đẹp của những người bình thường, dù họ là quý tộc hay bình dân, mới thực là rường cột xã hội, dù chiến đấu để sống được như vậy không đơn giản và tùy hứng; tầng lớp tinh hoa của xã hội không dễ được tôn quý và trọng dụng, dù bộ phận ấy điều chỉnh và thúc đẩy ít nhất cũng văn hóa và văn minh; quyết định thắng thua trong chiến tranh nói riêng và quyết định vận mệnh một thể chế nói chung nằm trong tay quần chúng lao khổ… Được gợi ý từ một chuyện tự tử vì ngoại tình có thật, Anna Karenina day dứt người đọc về sự bất an của những tâm hồn muốn sống thực sự là người, tức là sự bất an của đại bộ phận dân cư ở bất kỳ đâu, sự bất an vẫn phổ biến và giày vò như một nghịch lý bí ẩn. Với Phục sinh, Tolstoi cảnh tỉnh về một sự thật đau lòng: chủ nghĩa vị kỷ và thực dụng hủy hoại nhiều giá trị cơ bản của cuộc sống, song ngay khi nó vị hạn chế hay đẩy lùi, nếu xã hội tthiếu lành mạnh và pháp luật không nghiêm minh hay bất lực, những giá trị kia vẫn không được vãn hồi hay bảo vệ. Cái nhìn trần thế sáng suốt cực độ của nhà văn gợi nhớ tấm lòng hầu luôn luôn bùi ngùi của tác giả Vườn anh đào. Tấm lòng đó hay “chủ nghĩa nhân văn dường như khắt khe thái quá” thể hiện qua, ví dụ, truyện ngắn Cây phúc bồn tử. Ở truyện này, Anton Tchékhov thủ thỉ nhắc nhở về lẽ công bằng cơ bản, lẽ công bằng mà hẳn ai cũng muốn tôn trọng và thực hiện, song thiện ý ấy xem chừng vẫn là chuyện “nhí nhố”. Cây phúc bồn tử kể rằng một viên chức quèn phấn đấu mãi rồi cũng nên giàu. Y hả hê mãn nguyện. Song mỗi khi y ăn món khoái khẩu quả phúc bồn tử, em ruột của y, một bác sĩ, lại ghê tởm với vẻ đắc ý của kẻ chỉ biết tới mình. Người em bỏ đi và không bao giờ quay lại thành phố ấy nữa. Phải, anh ông làm sao đồng cảm được với em, làm sao còn nhớ tới bao kiếp người đói khổ, bệnh tật, nghiện ngập, “sống mòn” xung quanh y, những kiếp chịu thiệt thòi cho những kẻ “thành đạt” như y vênh vang và ngạo mạn.
Hiện nay như một phát hiện bất ngờ, không ít học giả thấy cuộc đời của Lev Tolstoi minh chứng sinh động lạ lùng cho đòi hỏi rất cao ở con người như nói trên của bậc đàn em về tuổi đời, nhưng chưa hẳn đàn em về sự nghiệp. Nói theo ngôn ngữ thời thượng bây giờ, cuộc đời của Tolstoi chỉ những bê bối và bê bối, ông là nhân vật được chú ý nhất một thời gian dài từ nhiều chuyện thót tim ngạt thở. Tâm điểm của những chuyện động trời này là việc nhà văn muốn mọi người được bình đẳng, trong đó, người nghèo phải được ưu ái đặc biệt. Góp phần thực hiện sự bình đẳng ấy là ý nghĩa cuộc sống mà ông tìm kiếm suốt đời, nhưng không tìm thấy. Ông quan tâm đến người nghèo tới mức khám phá ra rằng sự hiền minh của họ là nền tảng của cơ cấu xẫ hội. Sự hiền minh thật đơn giản: “Cần sống cho Chúa, chứ không phải cho mình” (lời một nông dân thưa với một nhân vật quý tộc không tìm được lẽ sống trong Anna Katerinia). Ông chủ trương bãi bỏ quyền sở hữu, mà theo ông, là khởi nguồn của cái xấu và cái ác. Thế nhưng, khi ông hiến đất đai của mình cho nông nô, họ không nhận mà lại sợ bị ông chơi xỏ. Ông ca ngợi sự nghèo khổ, nhưng không muốn để gia đình mình thiếu thốn thứ gì. Ông muốn người ta chừng mực trong hôn nhân, thậm chí chê bai thú nhục dục, nhưng chính ông “sản xuất” tới mười ba người con cho đời. Ông muốn là một thầy tu khổ hạnh, xa lánh cõi trần gió bụi, song người hâm mỗi ngày một đông đảo, từ khắp thế giới ùn ùn đổ về khu Iasnaia-Polina, nơi ông sinh ra và sống gần trọn thế kỷ. Ông định sáng lập một tôn giáo riêng, song lại đóng giả một nông dân hành hương đến một nhà thờ Thiên chúa giáo, và dù nhận ra ông, các chức sắc nơi ấy vân coi ông như một gã cùng đinh đáng khinh bỉ. Và ông ăn vận quý tộc trở lại và đáp tầu hỏa về nhà. Ông muốn bị xét xử, kết tội như Dostoievski, trở thành một người tử vì đạo, nhưng Sa hoàng chối từ nguyện vọng ấy. Do chỉ trích một vài điều chưa hợp lý của Cơ đốc giáo (trong Phục sinh), ông bị rút phép thông công. Thế nhưng, qua vố số cuộc mít tinh, biểu tình, diễn văn, điện tín, hoa tặng…, cả nước Nga mênh mông tưng bừng sùng bái và tri ân ông như đại biểu ưu tú nhất của những khát vọng mãnh liệt nhất của tuổi trẻ Nga bấy giờ.
         Ông thấy văn nghệ chỉ là một trò lừa mị, cho nên, ông coi Beethoven là một “tay quyến rũ tình dục”, bản Giao hưởng số chín của nhạc sĩ “chia rẽ con người”, coi Shakspeare là “bất cứ cái gì, trừ một nghệ sĩ”, xét trên phẩm giá một “họa sĩ dựng lại các tính cách, y là con số không”, coi thơ Pouchkine (thường in trên giấy mỏng đẹp) “có tác dụng duy nhất là làm giấy cuộn thuốc lá”… Thế mà, các nghệ sĩ hàng đầu đó vẫn không ngừng lay động lương tâm và thức tỉnh lương tri hết thế hệ này đến thế hệ khác của loài người. Sửng sốt hơn nữa, về cuối đời, Lev Tolstoi phê phán mảng tác phẩm làm nên tên tuổi kỳ vỹ của ông. Đó là các bộ tiểu thuyết và các bộ sách triết học (mà ông từng vô cùng kiêu hãnh nhưng ngay sinh thời ông, đã chìm vào quên lãng). Sự thực, với việc khám phá được những bí mật nóng bỏng nhất của cõi người, tiểu thuyết của ông đứng trên mọi kiểu mốt, trẻ mãi không già. Sự ngưỡng vọng đối với nó là bất tận. Mâu thuẫn giữa thực tế xã hội và lý tưởng cũng như cuộc sống thường nhật của ông không ngừng lớn lên và xoáy đau lòng ông. Từ đó, chín dần trong ông ý định chạy trốn nơi cư ngụ quá dễ chịu, ngôi nhà quá tiện nghi, gia đình đông đúc, mà mỗi đứa con nhắc ông về tội lỗi một đêm, chạy trốn đến một nơi xa khuất, để sống thanh bạch, lương thiện và vô vi theo lương tâm của mình. Đêm khuya 28 tháng mười 1910, ông cùng bác sĩ riêng bỏ nhà ra đi, lưu lại ít hôm ở nơi cô em gái tu sĩ, rôi đi tiếp, song bị nhiễm lạnh và phải dừng lại ở nhà ga Astapovo hẻo lánh. Mấy ngày sau, mồng 7 tháng mười một, ông qua đời. Bi hài kịch khó tin ở một nhân vật vừa là ngòi bút vàng hiếm hoi, vừa là nhà tư tưởng tuồng như lập dị ít nhất cũng nhắc nhở các nghệ sĩ cần đi đến tận cùng tình yêu, suy tư và tâm huyết của mình. Dường như cực đoan là phẩm chất bẩm sinh của các nghệ sĩ lớn. Và Henri Troyat, nhà văn Pháp gốc Nga tổng kết thật chí lý cuộc đời và sự nghiệp của con người luôn luôn trăn trở và bị dằn vặt: “Tolstoi là vĩ đại, không phải bởi học thuyết mà ông để lại, mà bởi những giằng xé đau đớn mà ông phải chịu đựng để đưa học thuyết ấy vào thực tiễn, không phải bởi những lời sấm truyền của ông về thế giới ngày mai, mà bởi những khắc họa của ông về xã hội đương thời, không phải bởi những kỳ vọng dữ dội của ông hướng lên đấng tối cao trên trời, mà bởi sự thấu hiểu của ông đối với mặt đất”.

Nguồn : Tạp chí VHNT số 319, tháng 1-2011

Tác giả : Triệu Thanh Đàm

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *