Phiên bản mới về sử thi ramayana lên màn hình


         Mới đây, đạo diễn nổi tiếng người Mỹ Nina Paley đã đưa sử thi Ramayana lên màn hình với thời lượng 82 phút và sử dụng kỹ thuật hoạt hình. Bằng cách đọc Ramayana qua hình ảnh có tính chất nữ quyền, bộ phim thu hút sự chú ý của các khán giả trong, ngoài nước và các phê bình gia.

Trong một tài liệu khoa học mang tên Ba trăm năm Ramayana: năm ví dụ và ba suy nghĩ về bản dịch, A.K. Ramanujan viết: “Số lượng Ramayana và phạm vi ảnh hưởng của chúng ở Nam Á và Đông Nam Á hơn hai nghìn năm trăm năm qua hoặc có thể hơn thế nữa thật đáng kinh ngạc. Chỉ một danh sách các ngôn ngữ trong đó câu chuyện Rama được tìm thấy cũng tạo nên một sự kinh ngạc: Annamese, Balinese, Bengali, Cambodian, Chinese, Gujarati, Javanese, Kannada, Kashmiri, Khotanese, Laotian, Malaysian, Marathi, Oriya, Prakrit, Sanskrit, Santali, Sinhalese, Tamil, Telugu, Thai, Tibetan… Chỉ riêng tiếng Sanskrit thôi cũng bao gồm hai mươi lăm hoặc nhiều hơn các dị bản thuộc về các thể loại bản địa phong phú”. Thậm chí, học giả uyên bác về văn học Ấn Độ này cũng không dám chắc có bao nhiêu dị bản của Ramayana thực sự tồn tại. Có ba trăm hay ba nghìn dị bản, ông hỏi trong bài báo.

Một phiên bản hoạt hình đầy sức sống của bộ sử thi này, Sita hát những bài ca buồn, là sự bổ sung gần đây nhất vào kho tàng rộng lớn của Ramayana. Bộ phim kết hợp trải nghiệm cá nhân của đạo diễn người Mỹ, Nina Paley – người đã trải qua sự tan vỡ trong cuộc hôn nhân của cô với sự tan vỡ của Rama và Sita. Thậm chí, dòng đề tựa của bộ phim, tác giả viết: “Tôi chỉ là một người bình thường, người cũng không thể khiến cho cuộc hôn nhân của cô ấy thành công. Và cái cách mà nó thất bại cũng đáng tiếc tương tự như mối quan hệ của Rama và Rita thất bại. Tuy nhiên không thể giải thích được một cách tương tự. Và câu hỏi của tôi là: “Tại sao? Tại sao Rama lại chối bỏ Sita? Tại sao chồng tôi lại chối bỏ tôi? Chúng tôi không biết tại sao, và ba nghìn năm trước đây cũng không biết tại sao?”

Bộ phim 82 phút trên đây, chủ yếu vẫn dựa trên nền tảng từ sử thi Ramayana của Valmiki như là tiền đề, đã được thể hiện sáng tạo từ điểm nhìn của Sita. Sự thiếu tôn kính một cách châm biếm của nó thực sự đã thu hút những lời chỉ trích nghiêm trọng, nhưng không thể chối bỏ rằng bộ phim đã đưa ra một cách nhìn khác đối với những người không quen thuộc với các dị bản đầy tính nữ của Ramayana để hiểu được sử thi này. Bộ phim bắt đầu với một loạt các vị thần Hindu, bao gồm Lakshmi và Vishnu (biểu tượng chính là Sita và Rama theo thứ tự), nhảy múa theo điệu nhạc techno funk cùng với phần giới thiệu phim. Cách khắc họa các vị thần có phần không bình thường đó thiết lập giọng điệu cho phần còn lại của bộ phim. Vishnu nằm trên chiếc giường rắn của anh ta trong khi anh ta được nữ thần nhiều tay Lakshmi mát xa chân (cuối bộ phim, vai trò được đảo ngược lại khi Vishnu mát xa chân cho Lakshmi).

Bộ phim sử dụng kỹ thuật hoạt hình để xây dựng cách kể chuyện của Ramayana trong lúc có hai câu chuyện riêng biệt được kể với cùng một chủ đề tương tự – sự tan vỡ không thể lý giải được của các mối quan hệ. Câu chuyện ngắn đầu tiên là mối quan hệ có vẻ thất bại của Nina Paley với chồng cô được ghép nối với một dị bản ngắn của Ramayana từ cái nhìn của Sita (điểm nhìn của Sita). Có một vài thiếu sót trong kỹ thuật kể chuyện, với cốt truyện dàn trải tại nhiều thời điểm. Vài người cũng có thể nhận thấy các lời thoại thông thường không cần thiết được ba hình nhân kịch bóng Đông Nam Á, những người cố gắng kết nối cùng nhau Ramayana áp dụng những quan niệm liên hệ giới và duy lý hiện đại thành một câu chuyện thần tiên. Kết quả là một sự giới thiệu Ramayana bất kính nhưng tương đối thú vị. Cũng có một sự hiểu biết rõ ràng về các nhân vật Sita và Ravana, trong khi thái độ của Rama đối với người vợ tận tụy của mình được thể hiện khắc nghiệt không thể giải thích được.

Việc hát nhép các bài hát Jazz của Sita, nguyên gốc hát bởi ca sĩ nhạc Jazz Mĩ hồi đầu TK XX Annette Hanshaw, đã được Nina Paley sử dụng để nhấn mạnh cảm xúc của Sita; chúng cũng tạo nên cao trào của bộ phim. Một ví dụ là Sita được Rama chấp nhận sau khi cô trải qua sự thử thách với lửa và trở lại Ayodhya cùng Rama. Bởi vì thần dân của Rama vẫn tiếp tục bôi nhọ sự chạy trốn của Sita và Rama trở nên xa cách Sita hơn, Sita hát: “Chàng luôn mắng mỏ thiếp bất cứ khi nào có ai đó ở gần, chàng ơi/ Hẳn là vui lắm khi xử tệ với thiếp, nên chăng/ Chàng không thể thấy chàng có ý nghĩa với thiếp ra sao ư? Chàng ơi, thiếp yêu chàng, nghĩ về thế giới của chàng, nhưng thiếp sợ rằng chàng không quan tâm tới tiếp/Chàng chẳng bao giờ thể hiện điều đó, không để thiếp biết điều đó, mọi người nói thiếp là một con ngốc bị kìm kẹp cả ngày. Tại sao chàng lại hành xử như thế?”

Sự diễn giả Ramayana gần đây nhất thật thú vị bởi vì trong hầu hết các dị bản của bộ sử thi, khía cạnh câu chuyện của Sita được che đậy và hành vi vị tha của người phụ nữ ấy thông qua mối quan hệ với Rama được tán dương như là hình ảnh thu nhỏ đạo đức nữ giới. Phiên bản của Nina Paley, điều ưu tiên hàng đầu trong việc biểu hiện các cảm xúc và tình cảm của Sita thì chưa từng được những người đi trước đề cập đến theo bất kỳ cách nào.

Trong một bài báo mang tên Quý bà hát những bài ca buồn: khi phụ nữ kể lại sử thi Ramayana trên tạp chí Manushi, Nabaneeta Dev Sen cho hay rất nhiều các phiên bản của Ramayana được viết bởi phụ nữ, bao gồm bản Ramayana Telugu được Molla viết và bản Chandrabati viết bằng tiếng Bali ở TK XVI. Tự sự của Molla thông qua con mắt truyền thống của nhà thơ sử thi nam giới, như một người ở đẳng cấp sudra (thấp nhất trong bốn đẳng cấp ở Ấn Độ) và là người phụ nữ, bà phá vỡ truyền thống văn chương bằng cách viết một sử thi Ramayana cổ điển một cách hoàn hảo, nhiệm vụ vốn được xem như là lãnh địa riêng biệt của các nhà thơ cung đình nam giới Brahmin. Mặt khác, Chandrabati lại nhìn Ramayana thông qua cặp mắt và phê phán Rama từ quan điểm của người phụ nữ. Theo Nabaneeta Dev Sen, hai người này là hai người phụ nữ đầu tiên kể lại sử thi Ramayana bằng ngôn ngữ vùng miền của họ.

Cách đọc Ramayana mang tính hình ảnh, cá nhân đầy tính nữ của Nina Paley có sẵn để tải về tại địa chỉ www.sitasingstheblues.com trong tháng 2-2009 và từng trình chiếu tại nhiều liên hoan phim. Nó đang giành nhiều sự ngưỡng mộ trên thế giới ảo (mạng). Bộ phim được miễn phí dưới sự cho phép của giấy phép tương tự chia sẻ – quyền chung sáng tạo, cho phép bên thứ ba được chia sẻ nội dung sáng tạo vì mục đích phi lợi nhuận một cách tự do – miễn là tác giả của nội dung được xem là người tạo ra tác phẩm.

Từ tháng hai, khi người ta bắt đầu nói về bộ phim, sự phản đối trên mạng tăng dần, được tập hợp lại một cách tích cực. Có nhóm gọi là Hindu Janajagruti Samiti (www.hindujagruti.org) đang dẫn đầu những cuộc biểu tình phản đối trên thế giới ảo. Họ yêu cầu phải cấm đoán hoàn toàn đối với bộ phim và bắt đầu những hành động pháp luật chống lại “tất cả những người liên quan tới việc sản xuất cũng như tiếp thị hành động xúc phạm đến toàn bộ cộng đồng Hindu trên toàn thế giới”. Nhóm đã liệt kê 15 điểm mà nó cho là bị xúc phạm. Nhiều điểm trong số này có liên quan tới việc thể hiện hoạt hình một số khía cạnh nhất định của câu chuyện, nhưng rõ ràng là nhiều vấn đề nghiêm túc hơn tồn tại với sự trình bày từ điểm nhìn của Sita.

Nhiều hiểu biết chung của bộ sử thi chịu ảnh hưởng bởi phiên bản truyền hình của Ramanand Sagar. Với 78 tuần trong hai năm 1987-1988, Ramayana của Sagar thống lĩnh truyền hình, bởi sự thực là thời gian đó chỉ có duy nhất một kênh truyền hình quốc gia. Các ước tính vừa phải về số lượng người xem bộ phim dao động trong khoảng từ 60 tới 80 triệu người. Phiên bản này, được cá nhân Sagar viết kịch bản, đã gặp phải một sự phê bình nghiêm túc vì sự miêu tả Sita của bộ phim.
Trong một bài báo ở Seminar, tháng 2-1988, hai nhà nữ quyền Kamla Bhasin và Ritu Menon viết: “Các thần thoại bất diệt như Ramayana được phái sinh và phổ biến thông qua các phương tiện do chính quyến kiểm soát ở mức độ giải trí đại chúng, và các giá trị tiêu cực họ chuyên chở liên quan đến phụ nữ nhận thấy nhiều hơn sự phản ánh thỏa đáng trong sách giáo khoa và văn học thiếu nhi ở mức độ giáo dục. Với Sita như là lý tưởng của chúng ta, liệu việc thiêu sống người góa phụ có thể là xa xôi ư? Chính việc tư tưởng về tính ưu việt của nam giới bao trùm và không coi trọng phụ nữ đã cho phép tục thiêu sống được tồn tại và ca ngợi; chấp nhận sự bạo hành câm lặng chống lại phụ nữ mà mức độ trên thực tế bao trùm từ mỗi gia đến đến toàn bộ đất nước”.

Nhà lịch sử Romila Thapar viết trong ấn bản Seminar tháng 1-1989 rằng bộ phim truyền hình nhiều tập Ramayana đã phản ánh những lo ngại của “tầng lớp trung lưu và những người tha thiết về tình trạng tương tự”; ảnh hưởng rộng rãi của bộ phim sẽ dẫn tới một sự ngoài lề của các phiên bản khác. Trong bài phê bình, bà nói: “Sử thi Ramayana không thuộc về bất cứ một khoảnh khắc nào trong lịch sử vì nó có một lịch sử riêng, cái ghi dấu trong nhiều phiên bản được tạo nên quanh chủ đề tại nhiều thời điểm và nơi chốn khác nhau”.

Romila Thapar, một học giả đáng kính về lịch sử văn học cổ Ấn Độ, nói trong cuốn sách Early India (Ấn Độ buổi ban đầu) của bà rằng “…xung đột giữa Rama và Ravana có lẽ phản ánh một phiên bản phóng đại của những xung đột địa phương, xuất hiện giữa các vương quốc của đồng bằng sông Hằng đang mở rộng và các xã hội ít di chuyển hơn của khu vực Vindhyan”. Sự giải thích này được đưa ra bởi nữ học giả có lẽ giải thích lịch sử và thần thoại kết hợp như thế nào trong trường hợp này.

Ramayana của Sagar cũng giới thiệu, theo Ramachandra Guha trong cuốn Ấn Độ sau Gandhi của ông, “…những thay đổi tinh tế trong tôn giáo bị phân quyền và nông thôn hóa này (Hin du giáo), được chia thành nhiều bộ phận, mỗi bộ phần tôn thờ những những vị thần khác nhau, thiếu một quyển sách thiêng, một vị thần đơn nhất và độc đáo, hoặc một thủ đô đơn nhất của đức tin”. Sự thay đổi tinh tế là một sự đổi chiều hướng tới đạo Hin du có tính giáo đoàn, điều mà Guha cho rằng “…đóng góp một cách vô cùng to lớn cho phong trào của VHP (Vishwa Hindu Parishad) tới tự do nơi sinh của Rama. Cho đến nay, một trong nhiều vị thần được thờ phụng bởi những người theo đạo Hindu – Rama – đang ngày càng được chú ý. Tác phong lịch sự của bộ phim truyền hình trên TV, như là cái quan trọng nhất và quyến rũ nhất trong đó”.

Phiên bản gần đây nhất của Ramayana là bản của Ashok K. Banker, người đang chấp bút phiên bản sáu tập của bộ sử thi. Được viết với phong cách linh lợi và sinh động, dị bản Ramayana của Banker đọc giống như một cuốn truyện li kỳ nhịp độ nhanh. Trong khi giữ lại Ramayana của Valmiki như là tiền đề, Banker viết lại một cách tự do câu chuyện dành cho khán giả hiện đại. Có một vài vấn đề với tác phẩm của ông như việc ông thích thay đổi niên đại.

Trong Sita hát những bài ca buồn, có một vài sai sót thực sự (ví dụ, những người trần thuật nói rằng người Mông Cổ cai trị Ấn Độ vào TK XIV trong khi Babur không giành thắng lợi trong trận đánh Panipat đầu tiên cho đến năm 1526) và cốt truyện quanh co, nhưng điều đó thú vị bởi nó là một phiên bản mới của một sử thi đã được kể lại hàng ngàn lần. Viết lời giới thiệu cho bản văn xuôi dễ đọc Ramayana của Kamban xuất bản năm 1972, R.K. Narayan nói: “Nó nghe có vẻ cao siêu, nhưng tôi được chuẩn bị để nói rằng hầu hết mỗi cá nhân trong số năm trăm triệu người (Narayan viết cái này vào năm 1971) đang sống ở Ấn Độ đều ý thức được câu chuyện (Ramayana) ở mức độ nào đó”.

Câu chuyện đã thâm nhập vào ý thức của người dân sinh sống khắp châu Á một cách dễ dàng, nổi bật như là một trong những thiên sử thi vĩ đại nhất của thế giới. Trước đó, các nhà văn đã từng viết các phiên bản Ramayana trong truyền thống văn chương thống trị của thời đại họ; ví dụ, Ramayana của Kamban gồm có 10.500 khổ thơ với những lời chú thích hiện đại xuyên suốt sáu phần, với mỗi phần gồm một nghìn trang.

Với sự phát triển của phương tiện thông tin đại chúng và sự chú ý của công chúng trong thời gian ngắn hơn, Andy Warthol, nghệ sĩ người Mỹ, dự đoán từ năm 1968 rằng “tương lai, tất cả mọi người sẽ nổi tiếng thế giới trong vòng mười lăm phút”. Phiên bản của Nina Paley phải được ghi nhận, như là một phiên bản Mỹ hiện đại của một sử thi – mặc dù nó có thể là dị bản thứ 301 hay 3001.

Romila Thapar viết năm 1989: “Sự chiếm hữu một câu chuyện bằng cách có vô số các phiên bản thông qua cái mà cảm hứng xã hội và những mối bận tâm về mặt tư tưởng của mỗi nhóm là rõ ràng. Câu chuyện trong những phiên bản này bao gồm những dị bản quan trọng với những thay đổi những quan niệm về nhân vật, sự kiện và ý nghĩa.” Bài báo của Ramanujan thảo luận một vài trong số nhiều phiên bản này: Iramavataram của Kamban, một sự miêu tả văn học Tamil kết hợp với các chất liệu miền Nam Ấn Độ; các cách kể của người Jaina, cung cấp một cái nhìn không hề có tính chất Hindu về các sự kiện quen thuộc; một câu chuyện dân gian Kannada đã đề xuất rằng Sita là con gái của Ravana; Ramakirti trình diễn ở Thái Lan chẳng có điểm gì chung với bất kỳ phiên bản Ấn Độ nào.

Bởi vì các xã hội đã khám phá ra Ramayana của riêng họ, bộ phim của Nina Paley với tất cả những thiếu sót và nghiên cứu có hạn, cũng vẫn là kết quả sự liên hệ cá nhân của cô với sự phù phiếm của mối quan hệ. Chỉ là khi một bộ sử thi được kể và kể lại, đặc biệt một sử thi đặc sắc như Ramayana, chính sự trái đạo đức văn chương của nó đã được thiết lập. Thậm chí Mohammed Iqbal, nhà triết học – nhà thơ người có nhiều công sức trong việc cho ra đời nền tảng trí thức cho Pakistan, đã không tránh được những ảnh hưởng của sử thi Ramayana và là một người ngưỡng mộ Rama. Một trong những bài thơ của ông được đặt tên là Imaam e Hind và một bài thơ hai câu của ông như sau: “Người Ấn Độ tự hào về sự tồn tại của Rama/ Những tâm hồn sáng suốt coi ngài như là người lãnh đạo của vùng đất”.

 

Nguồn: http://flonnet.com/stories/20090522261009200.


Nguồn : Tạp chí VHNT số 302, tháng 8-2009

Tác giả : Vikhar Ahmed Sayeed (Hà Đan dịch)

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *