MẤY SUY NGHĨ VỀ BA VỞ DIỄN GẦN ĐÂY

 

1. Phò mã Thân Cnh Phúc, mt v tung hay
Mấy chục năm lại đây ca kịch dân tộc: tuồng, chèo, cải lương dựng những vở quy mô, lộng lẫy để dự hội diễn, phấn đấu đạt huy chương vàng, bạc…, xong, khi trở về, vở thường được xếp vào kho, sức sống của vở không dài. Lý do: nội dung cũng có ý nghĩa xã hội, nhưng trang trí cồng kềnh, phức tạp, chỉ thuận lợi diễn ở rạp, còn đi lưu động thì sân khấu nhỏ, hẹp không cho phép. Nhưng vở tuồng Phò mã Thân Cảnh Phúc, tác giả Xuân Yến, đạo diễn NSND Hoàng Khiềm, họa sĩ Tất Ngọc, với những trang trí phông vải, vẽ cảnh thiên nhiên đẹp, gợi cảm không cùng chung số phận các vở diễn trên.
Nội dung vở ngợi ca tinh thần đoàn kết các dân tộc, vượt qua muôn ngàn gian khó chống xâm lăng của dân tộc ta. Thân Cảnh Phúc là chúa động Giáp, một vùng biên cương rộng lớn, kết hôn với công chúa Thiên Thành, nhà Lý, để giữ mối gắn bó lâu bền. Nhưng Triệu Đạt, tên gián điệp phương Bắc bày mưu thâm hiểm phá hoại cuộc hôn nhân, bôi nhọ danh dự công chúa, mua chuộc Cảnh Phúc, hòng biến chàng thành tay chân nhà Tống, xâm lược nước ta. Thân Cảnh Phúc do NSƯT Xuân Quý đóng, với dáng người đẹp, cao ráo, khuôn mặt linh lợi, ánh mắt sáng thể hiện được buồn, vui, giận dữ và cả bối rối, do dự, cử chỉ trau chuốt, múa bộ mềm mại, uyển chuyển, có hồn, xử lý đài từ chuẩn mực. Nhất là những lúc đột biến tình cảm, anh diễn xuất thần, lúc gấp gáp, gay gắt, lúc ngưng lặng, khoan thai diễn tả một chúa động sáng suốt, nghiêm nghị, kiên quyết, thông minh trong mọi tình huống. Như cảnh sau khi bị Triệu Đạt ton hót, reo vào lòng nghi kỵ công chúa vợ mình, các kỳ mục, già làng phản đối cuộc hôn nhân, Cảnh Phúc đã hát câu xướng thật xúc động, miêu tả tâm trạng dày vò, rối bời, do dự và lưỡng lự băn khoăn:
Trong lòng ta đang như cánh rng bc cháy
Trong đầu ta như dông bão quay cuồng
Khi nghe tin vợ con bị bắt, anh đứng chết lặng hồi lâu, sau đứng một chân, xiến dần dần, dần dần ở giữa sân khấu, sau mới hát câu thán:
Núi đổ rừng nghiêng trời đất sập
Hn căm chng cht thác trào dâng
Cách diễn ấy làm cho khán giả xốn xang, thổn thức nỗi thương xót. Một cảnh bi hùng. Cảnh Phúc đã vượt lên hết thảy, chiến đấu và chiến thắng.
NSƯT Bích Tần vai Giáp Nương, dáng người cao, khuôn mặt ưa nhìn, ánh mắt dịu dàng, sắc sảo, hát hay, diễn tả một Giáp Nương si mê chúa động, bị thất tình, bị bọn gian xúi giục hiềm khích, đã lao xuống hồ nước thiêng tự vẫn. Nhưng khi được cứu sống, nhận ra sai trái, trắng đen, nàng đã cùng dân bản quyết chống bọn xâm lược. Giáp Nương một mình dò lần vào trại giặc để cứu mẹ con công chúa. Khi bị Triệu Đạt đâm, hấp hối, Bích Tần hát điệu khách sử, cào xé tâm can tự đáy lòng tha thiết yêu thương:
Em chng trách chàng không cưới em làm v
Chỉ trách trời sao chẳng nỡ xe duyên
và vào câu hát nam thiết tha, vang vọng, da diết làm rung động trái tim khán giả:
Chàng hãy chôn em bên dãy Phượng Sơn
Đ hn em thành chim quyen quý
NS Kiều Oanh vai công chúa với dáng người cao, thon thả, khuôn mặt đôn hậu, ánh mắt thông minh, sáng, linh lợi, giọng hát có duyên đã diễn tả một công chúa đoan trang, hiền thục, sắc sảo, và cũng rất kiên quyết, mãnh liệt khi bị chồng nghi kỵ ghẻ lạnh, bị dân bản xua đuổi, hắt hủi. Đứng trước kẻ thù, công chúa rất kiên trinh, vững vàng bảo vệ chồng và dân bản. Khi Giáp Nương bế con của công chúa định trốn, bị Triệu Đạt đâm chết, Kiều Oanh diễn rất xuất sắc, với giọng hát nam tha thiết, tiếc thương và biểu đạt cả đền ơn đáp nghĩa:
Quên mình cu m con ta,
Ơn này muôn kiếp sao mà dám quên
NSƯT Văn Thủy đóng vai Lý Thường Kiệt, diễn tả nét đôn hậu, hiền từ nhưng oai phong quắc thước, biết nhìn xa trông rộng, làm trụ cột cho muôn dân. Thật xúc động khi anh diễn tả tâm hồn cao thượng, lòng yêu nước nồng nàn, với giọng cao, vang ngân, ngâm câu thơ Nam quốc sơn hà Nam đế cư cùng một dàn đồng ca tráng lệ, uy nghi toát lên quân dân một lòng giữ nước.
NSƯT Hán Tình đóng vai Triệu Đạt, bộc lộ một tên gián điệp cáo già, nham hiểm, một tên gian thương mưu mẹo khôn lường. Khuôn mặt hắc ám giả nhân giả nghĩa, cười cười cợt cợt, nhưng cực kỳ gian hùng, chém hết, giết hết. NS Trung Văn vai Lê Thống diễn đạt tên công tử ăn chơi sa đọa, ươn hèn, hại người.
Đạo diễn Hoàng Khiềm có công dựng vở diễn tráng lệ, đẹp, trau chuốt, hoành tráng, khai thác tâm lý các nhân vật và xử lý khéo léo đến bất ngờ. Anh dựng nhiều cảnh diễn tập thể đẹp, trang nghiêm, hấp dẫn, gây xúc động. Như cảnh Giáp Nương hấp hối, Thân Cảnh Phúc và công chúa chết lặng, nín thở nâng Giáp Nương, ngồi bê xiến quay vòng giữa sân khấu hồi lâu, thật ngoạn mục, làm rung động lòng người. Hay cảnh bốn ông kỳ mục, già bản do các NS Đức Mạnh, Hồng Sáu, Quang Cường, Đình Nam diễn tả rất hay tâm trạng trái ngược, mâu thuẫn trong cảnh tra vấn chủ động về thân phận công chúa, và việc hứa hôn với Lê Thống thật hấp dẫn, khán giả như muốn nuốt từng câu xướng, câu nam của các nghệ sĩ. Đặc biệt Hoàng Khiềm dùng nhiều lớp múa, của Văn Quang mang nhiều ý nghĩa, tôn chủ đề của vở, bộc lộ tính hồn nhiên yêu đời; của các chàng trai mang đàn tính múa khỏe, các cô gái mang cây tre, sào trúc với nhịp nhảy vui tươi, nhí nhảnh, đẹp mắt. Chỉ tiếc vở diễn còn một số chỗ xử lý thừa, hơi lạm dụng, làm cho vở diễn kéo dài, như cảnh ba cô gái đố vui tên si tình, sở khanh Lê Thống, hay Tứu hỏi các kỳ mục, già bản phong tục lấy vợ lấy chồng. Tốc độ vở diễn còn chậm. Trong kịch bản, sự kiện Giáp Nương bị tên Lú, tên Kè rủ đi chỗ khác để nói chuyện xấu, sau đó là tin báo Giáp Nương lao xuống hồ thiêng tự vẫn, rồi sau báo tin nàng được cứu sống, nàng nhận ra lỗi lầm. Những sự kiện này không diễn ra trong vở. Kẻ xấu xui khiến gì, và Giáp Nương nhận ra tội lỗi, lỗi lầm gì? Lý của tuồng không chắc, khiên cưỡng.
Dù thế, chúng ta vui mừng chào đón Nhà hát Tuồng Việt Nam đã dựng thành công một vở diễn mới, hay và đẹp.
2. Tai biến, mt v kch sáng to
Một nghịch lý là kịch bản chưa hay, nhưng đạo diễn, diễn viên dày công sáng tạo vẫn làm cho tác phẩm thêm hấp dẫn. Đó là trường hợp Nhà hát Kịch Việt Nam công diễn vở mới Tai biến, tác giả Xuân Đức, đạo diễn NSƯT Anh Tú, họa sĩ Doãn Bằng, chỉ đạo chương trình giám đốc Nguyễn Thế Vinh. Với phương pháp kịch tâm lý, nhà hát đã tấn công vào những vấn đề gai góc của cuộc sống, đi thẳng vào vấn đề thời sự nóng bỏng hôm nay. Vở diễn nói được những băn khoăn trăn trở về lợi ích phe nhóm, làm hủy hoại kinh tế, băng hoại đạo đức, lối sống, sự thoái hóa của bộ phận cán bộ đảng viên và nhân dân. Tai biến trong kịch là do ba người đàn ông có quyền cao chức trọng độc ác bất chấp pháp luật sử dụng mánh khóe để lừa lọc lẫn nhau. Điều đau xót là ba người đàn ông ấy đã từng cùng chung tiểu đội thời đánh Mỹ oanh liệt, cùng được đi học Liên Xô, và cùng phấn đấu cống hiến cho tổ quốc. Người thành thiếu tướng công an, người thứ trưởng, người tổng giám đốc một công ty lớn. Ấy vậy trước tiền tài danh vọng, cám dỗ quyền lực và lợi ích của phe nhóm, họ đã đánh mất bản thân, để rồi nhận hậu họa.
Đạo diễn NSƯT Anh Tú đã sáng tạo vở chắc tay, quy tụ nhiều không gian bằng phương pháp cách điệu, làm nổi bật chủ đề tư tưởng. Nhiều cảnh sáng tạo độc đáo như cảnh Hoàng Đạo bỗng bừng tỉnh về quá trình tội lỗi của mình, và nhận ra sự lừa lọc của Vũ Lân, bạn chí cốt; Hoàng Đạo ngồi giữa ngai, hai bên tay chặt cứng không cựa quậy, đầu óc hoảng loạn. Hoặc xử lý nhiều cảnh kết của sự kiện kịch hợp lý, hấp dẫn.
Nghệ thuật diễn xuất của diễn viên thực sự thăng hoa, sáng tạo sâu sắc tính cách, làm vở kịch có sức cuốn hút. NS Vĩnh Xương vốn từng diễn tốt vai vua Trần Minh Tông nhu nhược trong Chu Văn An, diễn tốt vai Pyrehuc trong Andromake, kịch Pháp, nay vào vai giám đốc Hoàng Đạo xuất sắc, vượt trội, gần như xuất thần. Như cảnh Hàn Nguyệt, giám đốc công ty Phương Mai, vừa là người tình, tỉnh táo, tính toán nhưng khi đòi ăn chia phần đất lớn hơn, Vĩnh Xương đứng ra tiền đài sân khấu một tay giơ lên, nét mặt tỉnh bơ, giọng nói chắc nịch “lần này cô không có phần đâu nhé”, làm cho cô ả từ nũng nịu thành bị chưng hửng. Cảnh vợ lên thăm, anh diễn ba cung bậc tình cảm khác nhau, vừa căm uất tình bạn lừa đảo của Vũ Lân, vừa thương xót vợ, vừa ân hận cho mình. Anh xử lý với giọng gằn từng lời “vì tình bạn chí cốt ấy… mà một dây chuyền công nghệ sản xuất nhập khẩu đội lên 150 tỷ đồng, sau một năm trở thành đống sắt vụn. Tổng công ty của tôi nợ ngân hàng gần chục triệu đô”. Vợ hỏi “Sao lại đến nông nỗi ấy hả anh? Sao anh không đến bác Trần Tiến, người bạn chân thành?”. Anh diễn như quay cuồng trong mớ bòng bong không thể thoát ra khỏi vòng quay nghiệt ngã, vì tay đã nhúng chàm và sự cầm đầu quyền lực của kẻ giấu mặt Hai Chính. Biết sự thật, vợ đập mô hình nhà xuống sân khấu, gục ngã. Anh chạy lại ôm vợ, xót thương. Vợ nói: “Em sẽ đến bác Trần Tiến”. Anh hấp tấp chạy ngược cầu thang, hối hả: “Cô đến tôi sẽ giết cô”. Sau khi đuổi vợ về rồi, anh ngồi vào ghế bành bị khép kín hai tay không xoay sở được, đầu óc quay cuồng… Vừa lúc tiếng ồn ào của dân kéo đến, anh bàng hoàng, chạy nép xuống hành lang, vừa hấp tấp vừa lo lắng, đôi tay luống cuống chỉ lên trời “tôi đi… đi họp ở trên Bộ”, rồi chạy thoát thân ra cửa sau. Hay cảnh bị công an đánh án anh chạy đến nhà Vũ Lân, vã mồ hôi, bực tức “chả lẽ từ trước tới nay mọi thứ đều do tôi tự làm, mọi quyền lợi chỉ có mình tôi hưởng chắc”. Vũ Lân cười như cú kêu “đấy là tinh thần nghĩa hiệp của một ngự lâm pháo thủ”. Vĩnh Xương hai tay chống nạnh hồi lâu, xử lý đài từ, nghiến răng, nghênh ngang vừa như nhìn ra thất bại không nơi bấu víu: “Tôi không cam tâm”. Điện thoại báo tin công an niêm phong quỹ, Vĩnh Xương nét mặt như bành ra, trắng bệch như mất hồn đôi môi ngậm chặt, đôi tay như không còn cảm giác, thể hiện sự luống cuống, hốt hoảng, đường cùng.
NSND Lan Hương diễn đạt vai người vợ xấu số. Chồng ngoại tình, không con, nhưng chị khéo nín nhịn. Khi biết sự thật tiêu cực như mớ bòng bong của chồng, chị vừa căm giận, ngỡ ngàng về mối bạn bè lừa lọc, vừa thương chồng và tin vào người bạn chân tình Trần Tiến. NS Việt Thắng vai thiếu tướng công an Trần Tiến, đoạn diễn hay nhất là tình cha con, thương con hết lòng, nhưng không muốn con viết phóng sự điều tra về những người bạn của mình. Anh bàng hoàng, lo lắng cho bạn bè, hai tay vịn vào tường bước đi lần lần, chậm chạp và đau đớn kêu tên từng người: “Sao lại thế này”. NS Thúy Phương diễn nổi trội vai Hàn Nguyệt, bộc lộ được tính cách thớ lợ, già dơ và mưu mô trong việc tranh giành quyền lợi. Thứ trưởng Vũ Lân do NS Hồng Quang đóng. Anh sáng tạo điệu cười như cú kêu đêm sương trong những tình huống gay cấn, làm tăng thêm cá tính của nhân vật. NS Minh Tùng diễn đạt vai Kỳ Nhân nhún nhẩy, xun xoe, khôi hài nhưng con người dong dỏng trong bộ quần áo đen chứa đầy bí ẩn.
Họa sĩ Doãn Bằng khéo sử dụng bục xoay giữa sân khấu, để thay đổi không gian của vở; xử lý những mảng đen trùm xuống các cột trắng và phông đen bao trùm làm cho cảm giác hắc ám khi nhân vật tiêu cực hành động. Màu đỏ, cột trắng hiện ra cùng ánh sáng bừng lên khi ước vọng về tương lai. Về âm nhạc, vở khéo sử dụng bài hát Con cò, gợi thân cò lặn lội, tần tảo, gian truân… trái nghịch với cảnh bè đảng mưu mô, lọc lừa làm hại cho đất nước. Về biên kịch, đây là vở kịch đạt chất lượng bình thường. Nhân vật thiếu tướng Trần Tiến, tác giả để đại diện cho công lý, nhưng còn mờ nhạt, không có hành động tác động đến bạn bè nào được diễn ra trên sân khấu, mà chỉ bằng cú điện thoại nhắc nhở. Cái chết của ông, khán giả hiểu vì đau, uất bạn chí cốt tiêu cực, mà tai biến xuất huyết não. Yếu tố tâm linh đã được Secxpia sử dụng đắt trong Hamlet, khi hồn báo mộng cho con vì cái chết của cha. Nhưng ở đây Mẫn (NS Quỳnh Hoa) con gái anh cả kết nghĩa của ba người bạn đã trở thành đồng cô sau khi bị tay chân của Vũ Lân hãm hại, cho nên màn giao đãi thiên linh linh địa linh linh mở màn không cần thiết, vì kết kịch đã nói rõ cả rồi. Sự kiện Trần Lâm đến đón Mẫn đi xem phim, rồi gặp Kỳ Nhân bắng nhắng, nhún nhảy, là sự kiện có cũng được, không cũng được. Nhân vật Hai Chính có quyền lực được nhắc đến đã chi phối hành động của Lân, nó mở nút toàn bộ vở kịch, là cán bộ cấp trên của thứ trưởng, hay là nhân vật có nhiều tiền, tiền là uy lực lớn mua chuộc được hết thảy?
3. Yêu là thoát ti, mt v ci lương hp dn
Nhà hát cải lương Hà Nội vừa cho ra mắt vở Yêu là thoát tội thử nghiệm đưa nghệ thuật điện ảnh vào sân khấu cải lương. Vở diễn chững chạc, hoành tráng, hấp dẫn, nội dung có tính dã sử nói về bi kịch của gia tộc danh nhân họ Nguyễn, miêu tả nữ học sĩ Thị Lan là một phụ nữ có trí tuệ thông minh, đẹp, có tình yêu chân thành và tôn kính người chồng là bậc khai quốc công thần. Sự liêm khiết, chính trực của ông là chiếc gai trong mắt những triều thần tiêu cực. Lòng ghen tuông của hoàng hậu được đẩy lên cao độ, gặp sự ganh ghét của lũ quan lại bất nhân, đã nhân cơ hội vua yêu trí tuệ trác việt của Thị Lan, đầu độc vua, và vu cho Thị Lan giết vua. Một bi kịch thảm khốc đã xảy ra với ba đời dòng họ Thái úy Nguyễn.
Việc đưa điện ảnh vào sân khấu là bình thường, đã được sử dụng từ lâu. Ở ta, vở đầu tiên sử dụng ngôn ngữ điện ảnh là Đại đi trưởng ca tôi do NSND Đình Quang đạo diễn. Năm 1982, vở đi biểu diễn ở Liên Xô đã thành công mỹ mãn. Việc đưa ngôn ngữ điện ảnh vào sân khấu cải lương là việc làm quá muộn. Nhưng ở vở này, lần đầu tiên đạo diễn Quang Hùng đã khéo sử dụng nghệ thuật điện ảnh một cách rất ngọt vào sân khấu cải lương, làm cầu nối liền mạch giữa các màn. Cảnh chùa Phật Tích, đền Đô, chùa Trầm và lăng Quế Bắc Ninh được quay màu rất đẹp, gợi cảm, hợp với nội dung vở diễn. Cây cổ thụ, đồi núi, rừng xanh bất tận làm mát mắt. Nhưng trong sáu cảnh đưa vào vở thì bốn cảnh còn mang tính minh họa… Nếu có nhiều cảnh súc tích tham gia vào sự kiện của vở thì giá trị sẽ cao hơn.
Về nghệ thuật biểu diễn, đạo diễn Quang Hùng đã dựng vở công phu, trau chuốt, khai thác sâu tâm lý nhân vật, và xử lý một cách phù hợp. Nhiều cảnh kết của sự kiện mang ý nghĩa mở ra cảnh sau. Vở mang đậm tính cải lương. Như cảnh Thị Lan tắm, vua quá yêu say nàng nên xông vào, Thị Lan kêu to: “Nếu nhà vua tiến gần lại thêm thì thiếp sẽ tự vẫn”… Hai người đuổi nhau qua bức tường giấy. Cuối cùng, vua ôm được Thị Lan, ý nói tình yêu của vua là mãnh liệt, còn nàng thì sợ vua, sợ bị khi quân. Hoặc cảnh Thái úy Nguyễn sau khi tiễn biệt Thị Lan lần thứ hai, nghiệm thấy vua đã hóa hổ. Ông đứng trên mỏm núi cao, sau lưng là rừng xanh thẳm, đau buồn, uất hận: “Sao ta không thể chết được như học trò, nhảy từ núi cao xuống vực thẳm…”, và ca một câu vọng cổ làm xao động con tim khán giả. Vở diễn có dàn diễn viên chuẩn mực, đồng đều, biểu diễn nhuần nhuyễn, hát hay. NSƯT Thanh Hương trước đây đã từng diễn tốt vai Thị Dung trong Luận anh hùng, nay vào vai Thị Lan với những cung bậc tình cảm phức tạp: một nữ học sĩ đoan trang, hiểu biết sâu sắc lẽ đời, lễ giáo, giàu lòng yêu, kính trọng chồng, và là một kho trí tuệ uyên thâm. Nhưng khi gần vua, nàng mới thấu hiểu tấm lòng của vị vua quyền uy trên muôn dân, nhưng lại khát khao một cuộc sống bình dị, không có phe cánh lừa lọc nhau, có tri âm tri kỷ. Và Thị Lan đem lòng kính trọng vua. Nhưng trong tình yêu mãnh liệt, đơn phương của vua, trái tim nàng chỉ dành cho người chồng thương quý. Cảnh diễn hay nhất là: bị học trò là thái tử nhục mạ, ngông cuồng, xấc xược, xé, quăng vứt sách thánh hiền, bị hoàng hậu sỉ mắng, vua vừa đến, nàng ăn năn, ân hận và kinh ngạc nhìn Vua nhặt từng cuốn sách. NSƯT Hồng Tuyến với dáng người cao, phong thái nho nhã, vào vai Thái úy Nguyễn hiền từ, sắc sảo, trung quân. Đôi mắt u buồn nhìn sâu thăm thẳm vào nơi xa xăm, yêu thương nồng nàn người vợ trẻ trí tuệ, thanh cao vì nàng hiểu thấu lòng chồng. Khi người vợ trốn về với ông, ông hiểu ngọn ngành tình vợ chồng bị vua xâm phạm. Ông giận hờn, uất hận, thấy bộ mặt thật của triều đình như lưỡi dao giơ lên khi cá nằm trên thớt. NS Thy Nhung diễn tả vai Hoàng hậu nanh ác, chuyên quyền với đôi mắt sắc trên khuôn mặt thanh tú, bộ áo vàng lộng lẫy, óng ả, phơi bộ ngực phập phồng, quyến rũ mà tính cách rất ác hiểm. Hoàng hậu dám giết cả vua và quần thần cùng phe cánh chỉ vì lòng ghen tuông ghê gớm của một mụ đàn bà quyền uy, ác độc. NS Hoàng Viện vai vua, hát hay, thể hiện tình cảm sâu sắc của một ông vua thông minh, dũng mãnh, biết yêu, cảm nhận vẻ đẹp trí tuệ mẫn tiệp của Thị Lan, nhưng không thoát khỏi hiểm kế của hoàng hậu và lũ quần thần nịnh bợ, gian dối. Vua khao khát một tri âm tri kỷ, và đau lòng vì biết chỉ có thể chiếm được thân xác nàng, còn con tim của nàng vẫn dành cho người chồng thương quý. Vua cầm lược chải tóc cho Thị Lan mà lòng bối rối.
Trang trí của Hoàng Nam, bằng vài phông mềm vẽ cảnh đẹp, trang nhã làm tôn chủ đề tư tưởng của vở, làm cho vở lộng lẫy nguy nga. Nghệ thuật biên kịch của Lê Chí Trung giúp vở đạt chất lượng khá, nhưng nếu cắt bớt những đoạn thừa như cảnh vui của các cung nữ, cảnh tinh nghịch của vua trước khi vua vào khu tắm của Thị Lan,… thì vở không kéo quá dài. Nghệ thuật chuyển thể của NSƯT Trung Kiên mang đậm tính văn học, trau chuốt, khúc triết, rất đậm chất cải lương.

Nguồn : Tạp chí VHNT số 350, tháng 8-2013

Tác giả : Phạm Văn Phúc

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *