BƯỚC KHỞI ĐẦU CỦA VẠN PHÚC

/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-priority:99;
mso-style-qformat:yes;
mso-style-parent:””;
mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt;
mso-para-margin-top:0cm;
mso-para-margin-right:0cm;
mso-para-margin-bottom:10.0pt;
mso-para-margin-left:0cm;
line-height:115%;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:11.0pt;
font-family:”Calibri”,”sans-serif”;
mso-ascii-font-family:Calibri;
mso-ascii-theme-font:minor-latin;
mso-hansi-font-family:Calibri;
mso-hansi-theme-font:minor-latin;}


Thời vua Lý Thái Tổ dời đô, Đại La là vùng đất bằng phẳng, rộng lớn nhưng thấp trũng. Trên đó, Vạn Phúc có địa thế dài rộng lắm ao, hồ, đầm lớn, sình lầy cùng rừng rậm, trải suốt từ đông sang tây lại khá gần thành lũy Thăng Long.
Vùng đất này chạy suốt từ Ngọc Hà, Cống Vị, Liễu Giai ra tới Thủ Lệ rồi đến Kim Mã Thượng… Hướng thoát nước tự nhiên chủ yếu theo dọc con mương trải dài ít dốc, chảy qua làng Vạn Phúc, Cống Vị, Vạn Bảo về Kim Mã Thượng để đổ ra sông Tô Lịch. Tuy rộng, dài, lớn nhưng vùng đất này xưa còn hoang hóa, vắng dân.
Theo lưu truyền, hoàng tử Hoàng Chân, con trai thứ 4 của vua Lý Thánh Tông (1054-1072), có quê gốc ở đất vạn chài sông Đuống thuộc làng Lệ Mật – Gia Lâm, được giao nhiệm vụ chỉ huy thủy quân, chiến thắng quân Tống lần thứ nhất năm Ất Mão (1075). Vua Lý Nhân Tông đã có ý định nhường ngôi cho ngài, nhưng ngài khiêm tốn khước từ. Vào năm 1077, ngài tiếp tục được giao chỉ huy đoàn quân cảm tử đánh tan quân Tống lần thứ hai năm Đinh Tỵ và đã hy sinh lẫm liệt.
Để lưu truyền mãi mãi tấm gương của vị tướng trẻ, vua Lý đã sắc phong ngài là Linh Lang đại vương thượng đẳng phúc thần, cho phép 269 làng, trại trong cả nước đồng loạt xây đền, miếu thờ, tôn vinh ngài là thành hoàng của các làng trại.
Trong các đình làng ấy, đến nay còn có đình Tổng thuộc làng Vạn Phúc xưa, còn gọi là đình Vạn Phúc được bảo tồn kiến trúc thời Lý tương đối nguyên vẹn. Năm 2010, kỷ niệm 933 năm ngày lễ xuân tịch (ngày Đức thánh hóa 9-2 âm), lễ rước Đức thánh Linh Lang đại vương (do quận Ba Đình tổ chức) vào ngày 6-3-2010 (tức ngày 21-1 âm lịch năm Canh Dần) giúp đông đảo người dân thêm tự hào về truyền thống hào hùng xưa.
Để tạo sức sống mới cho Vạn Phúc, vương triều Lý đã ghi công ngài và cho phép di dân làng vạn chài ở Lệ Mật về sinh sống ở vùng đất hoang, ngập nước, rậm rạp cây Vạn Phúc. Vua Lý hy vọng dân vạn chài dũng cảm, kiên cường vượt khó, biết khai hoang, cải tạo môi trường đất trũng để cải biến cuộc sống hoang dã nơi đây thành vùng đất trù phú. Từ đó, danh vua đặt cho vùng đất trở thành danh Vạn Phúc đầy triển vọng tương lai.
Việc tôn vinh thần tướng Hoàng Chân là Linh lang đại vương thượng đẳng phúc thần được duy trì từ triều Lý, Trần, Lê, Nguyễn. Các vua Thành Thái 1889, Duy Tân 1909, Khải Định 1924, Bảo Đại 1935 đều sắc phong suy tôn danh hiệu cao quý này.
        Vương triều Lý tuy cầm quyền chỉ kéo dài hơn 200 năm, nhưng làm nên quá khứ huy hoàng, xây dựng cung điện ở Hoàng thành, nâng cấp cải tạo tường thành cũ Đại La trở nên thành quách bề thế, vững chãi của Thăng Long cùng vô vàn đền, miếu, chùa chiền… Trải qua ngàn năm thăng trầm của Thăng Long – Hà Nội, tiếc thay nhiều kiến trúc triều Lý đã bị phá hủy, tiêu tan. Chỉ còn lại một số công trình tiêu biểu như: Chùa Diên Hựu (chùa Một Cột) năm 1049, Văn Miếu năm 1070, Quốc Tử Giám (trường đại học đầu tiên của nước Đại Việt) năm 1078, đền Miếu Trắng (thờ Thánh mẫu Liễu Hạnh) xây dựng từ đầu TK XI, đình Vạn Phúc (nay tọa lạc ngõ 194 Đội Cấn) và đền Voi Phục (khoảng 1077). Cả 3 công trình này cùng tồn tại trên vùng đất có địa danh xưa Vạn Phúc.

Nguồn : Tạp chí VHNT số 317, tháng 11-2010

Tác giả : Trương Quang Ngọc

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *