Giáo dục văn hóa thẩm mỹ trong quân đội


 

1. Sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước những năm qua đã mang lại những kết quả to lớn trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đảm bảo sự phát triển đồng bộ cả về kinh tế, văn hóa, xã hội, tạo điều kiện quyết định cho sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, đã nảy sinh những hạn chế nhất định do mặt trái cơ chế thị trường mang lại, đó là sự xuất hiện các hiện tượng tiêu cực, lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền, thói ích kỷ, buông thả, phai mờ lý tưởng… đang từng ngày, từng giờ làm xói mòn, băng hoại những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc. Do đó, vấn đề giáo dục văn hóa thẩm mỹ (VHTM) càng trở nên cấp thiết. Nhận thức được ý nghĩa và sự tác động to lớn của việc giáo dục VHTM trong xây dựng con người Việt Nam, Đảng ta luôn quan tâm đến công tác giáo dục VHTM nhằm tạo lập một đời sống tinh thần lành mạnh, phong phú, có sự phát triển hài hòa cả về trí tuệ, đạo đức, tình cảm, hình thành những giá trị mới trong xã hội và phát triển toàn diện con người Việt Nam hôm nay cả về trí, đức, thể, mỹ. Đảng khẳng định: “Tạo điều kiện để nhân dân ngày càng nâng cao trình độ thẩm mỹ và thưởng thức nghệ thuật, trở thành những chủ thể sáng tạo văn hóa, đồng thời là người hưởng thụ ngày càng nhiều các thành quả văn hóa”(1). Như vậy, giáo dục VHTM “trước hết là giáo dục các nhu cầu lành mạnh về cái đẹp”(2), tạo cho người được giáo dục những tri thức thẩm mỹ cần thiết, qua đó nảy sinh tình cảm, thị hiếu, lý tưởng thẩm mỹ lành mạnh, trong sáng cho con người. Mục tiêu giáo dục VHTM trước hết là vì con người, vì các giá trị của con người, làm phong phú thế giới tinh thần, xây dựng con người phát triển toàn diện.

Hiện nay, VHTM có mặt và thẩm thấu trong toàn bộ đời sống của xã hội. Trong môi trường quân đội, giáo dục VHTM hiện diện như một đòi hỏi tất yếu, như một biểu hiện cần có của ngưới lính. Nói đến giá trị VHTM trong quân đội là nói đến những phẩm chất thẩm mỹ gắn bó mật thiết với người lính – thành tố quan trọng cấu thành nên môi trường VHTM mang đặc thù riêng của quân đội. Thực tế cho thấy, trong môi trường quân đội giáo dục VHTM là phương tiện giáo dục quan trọng và hiệu quả nhất nhằm tác động tới tư tưởng, tình cảm, tới sự phát triển toàn diện về nhân cách của bộ đội. Bởi VHTM là hạt nhân của đời sống tinh thần, chứa đựng những đặc tính, phẩm chất, nhu cầu và khả năng cảm nhận VHTM, giúp cho bộ đội xây dựng cho mình niềm tin, lý tưởng, những nguyên tắc đạo đức, giúp gạt bỏ những tàn dư của tư tưởng lạc hậu, tiếp thu tư tưởng mới tiên tiến, khoa học. Giáo dục VHTM trong quân đội có vai trò đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống tinh thần, đến tâm tư tình cảm, bồi dưỡng cho cán bộ, chiến sĩ có trình độ tri thức cơ bản về thẩm mỹ, về văn hóa nghệ thuật, từ đó giúp họ biết cảm thụ, đánh giá, sáng tạo VHTM theo những yêu cầu của đời sống quân đội, góp phần làm đẹp hơn lên cuộc sống, chiến đấu, lao động, học tập của mình.

Bản chất của giáo dục VHTM trong quân đội, ngoài sự cung cấp tri thức VHTM, nó còn tham gia vào các hoạt động đánh giá và sáng tạo, hình thành tính năng động, luôn hướng tới cái mới, cái nhân văn, tiến bộ hơn. Giáo dục VHTM trong quân đội là giáo dục tổng hợp, cái đúng, cái tốt phải gắn với cái đẹp, do đó cần phải giáo dục VHTM cho bộ đội trên một số yếu tố: giáo dục cảm xúc thẩm mỹ trong sáng, đẹp đẽ; giáo dục thị hiếu thẩm mỹ lành mạnh, đúng đắn; giáo dục lý tưởng và quan điểm thẩm mỹ cao đẹp và khoa học; giáo dục năng lực, trình độ hưởng thụ, đánh giá thẩm mỹ và bồi dưỡng khả năng vươn lên sáng tạo ra những giá trị văn hóa mới.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục VHTM trong quân đội chính là giáo dục cái đẹp của dân tộc, sự nhận thức, tư tưởng chính trị, tình yêu với quê hương, đất nước và những giá trị khác của văn hóa dân tộc. Từ đó, giúp cho bộ đội có ý thức hơn trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa quân sự Việt Nam truyền thống qua mấy ngàn năm lịch sử, của một quân đội có những người lính mang tên bộ đội cụ Hồ. Giáo dục VHTM trong quân đội hiện nay cần phải chú trọng đến nhu cầu của người lính, và nhìn nhận nó ở một tầm khái quát cao hơn, phải đa dạng hóa về phương diện, hình thức tiến hành, liên hệ chặt chẽ với thực tiễn đời sống của đất nước, của quân đội với nhiệm vụ công tác đảng, công tác chính trị trong quân đội và với những nhiệm vụ cụ thể khác. Tuy nhiên, giáo dục VHTM trong quân đội không thể tách rời tính tư tưởng và tính đảng, phải luôn đứng vững trên lập trường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Khi nói đến giáo dục VHTM, nhiều người thường chỉ nghĩ tới đối tượng đang học tại các học viện, nhà trường trong quân đội, nhưng VHTM là nhu cầu của mọi tầng lớp xã hội, trong đó có người lính, cho nên giáo dục VHNT trong quân đội cần phải đa dạng hóa về phương diện hình thức tiến hành, mang đến cho con bộ đội sự tiếp nhận, hưởng thụ mang tính thẩm mỹ về phương diện tư tưởng, tinh thần, sự thanh cao – cao thượng và cả nghị lực vươn lên trong cuộc sống.

2. Mt s phương pháp và hình thc giáo dc VHTM trong quân đi hin nay

Giáo dục VHTM mang tính đặc thù, nhiều người đã nhầm lẫn giữa giáo dục VHTM với giáo dục chính trị, đạo đức hay kỷ luật quân đội, thậm chí có nơi lại giáo dục VHTM theo kiểu hành chính, mệnh lệnh bắt buộc. Phương pháp giáo dục VHTM cần phải sử dụng tổng hợp các hình thức giáo dục nhằm tác động vào bộ đội một cách đồng bộ, giúp họ chuyển hóa từ được giáo dục sang tự giáo dục về VHTM. Cụ thể trong quân đội có một số hình thức giáo dục VHTM sau:

Th nht, giáo dục VHTM trong lao đng và bng lao đng. Đây là hình thức giúp bộ đội yêu lao động, yêu công việc của mình hơn. Sự thử thách trong lao động là thử thách tổng hợp, ở đó có thể thấy rõ năng khiếu, thị hiếu, nhu cầu thẩm mỹ của bộ đội khi tiến hành hoàn thiện công việc. Bởi môi trường lao động chính là nơi rèn luyện các giác quan thụ cảm và các hoạt động sáng tạo, giúp họ đạt tới những nhu cầu thẩm mỹ chân chính. Thông qua giáo dục VHTM thông qua lao động giúp bộ đội hình thành năng lực thẩm mỹ, rèn luyện các giác quan cảm thụ và các hoạt động sáng tạo.

Th hai, giáo dục VHTM thông qua gương người tt, vic tt, góp phn xây dng nhng đin hình tiên tiên mi. Đây là phương pháp có sức tác động sâu sắc, cổ vũ bộ đội tự nguyện vươn lên noi theo những tấm gương đẹp đẽ, trong sáng, được hình thành từ phong trào quần chúng, từ mối quan hệ mang tính thẩm mỹ giữa cấp trên, cấp dưới, quan hệ đồng chí đồng đội. Những tấm gương người tốt, việc tốt sẽ là động lực cổ vũ xây dựng nhiều những điển hình tiên tiến mới và thúc đẩy các tiềm năng trong họ để trở thành những con người có tài có đức phục vụ quân đội và đất nước.

Th ba, giáo dục VHTM bng văn hóa ngh thut. Nghệ thuật là phương pháp giáo dục quan trọng và hiệu quả nhất, bởi nghệ thuật có khả năng tác động rất lớn tới tư tưởng, tình cảm và sự phát triển toàn diện của bộ đội. Với sức mạnh riêng của mình, nghệ thuật sẽ tác động vào mỹ cảm, tạo nên những rung động trong hoạt động tinh thần, xây dựng tư tưởng đúng, tình cảm đẹp, làm cơ sở cho việc hình thành những thị hiếu tốt, lý tưởng trong sáng, lành mạnh của bộ đội.

3. Nhng tác đng to ln ca giáo dc VHTM trong quân đi

VHTM làm cho bộ đội phát triển cả về trí, đức, thể, mỹ, cả trí tuệ lẫn tâm hồn, tình cảm, cả khả năng nhận thức đánh giá và sáng tạo cái đẹp. Làm cho người lính yêu đời, yêu cuộc sống, vươn lên trong học tập, rèn luyện, lao động và chiến đấu, cống hiến hết mình cho sự nghiệp xây dựng quân đội và phát triển đất nước. Tác động của giáo dục VHTM đến đời sống tinh thần của cán bộ chiến sĩ trên một số nội dung sau:

Mt là, giáo dục VHTM góp phn giáo dc đo đc người quân nhân cách mng. Đạo đức không sinh ra từ đạo đức, mà nảy sinh do nhu cầu của đời sống xã hội, là kết quả của việc giáo dục VHTM. Khi người lính có tình cảm, đạo đức cao cả, sống có trật tự kỷ cương, nền nếp, có tác phong quân nhân, ứng xử đúng đắn với đồng chí, đồng đội và với nhân dân, thì cái tốt sẽ là cơ sở cho cái đẹp. Vì thế giáo dục VHTM trước hết là giáo dục đạo đức cách mạng, tạo ra những nhu cầu lành mạnh về cái đẹp gắn bó với lao động, làm nảy sinh nhu cầu thẩm mỹ. Đạo đức là cái xuất phát, đồng thời là cái đích để bộ đội phát triển nhân cách, hình thành những thị hiếu trong sáng và có khả năng sáng tạo trong mọi lĩnh vực. Đúng như Hồ Chí Minh đã nói: “Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù có tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”(3).

Hai là, giáo dục VHTM nhm chng li cái xu, cái ác, cái phi văn hóa. Quan tâm đến giáo dục VHTM trong quân đội chính là “tổ chức ra những điều kiện để thông qua đó con người từ chỗ còn là một thực thể bản năng trở thành một nhân cách đã được văn hóa hóa”(4). GD VHTM chính là đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa, góp phần xây dựng lý tưởng cách mạng, xây dựng lối sống kỷ cương, có niềm tin sâu sắc, lập trường, tư tưởng vững vàng trước mọi thử thách, có đủ dũng khí và khả năng bảo vệ hệ tư tưởng vô sản, bảo vệ Đảng và chế độ XHCN; bảo vệ các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, có sức đề kháng với văn hóa xấu độc và diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch với các hình thức ngày càng thâm độc, tinh vi hơn.

Ba là, giáo dc VHTM góp phn vào vic bi dưỡng lý tưởng thm m cho b đi. Lý tưởng thẩm mỹ là yếu tố cấu thành nhân cách, là mục đích cao đẹp, động cơ thúc đẩy và điều chỉnh một cách mãnh liệt hoạt động của người lính hướng tới cái chân, thiện, mỹ. Giáo dục VHTM nhằm tạo lập cho người lính phát triển toàn diện, hài hòa, làm nảy sinh nhu cầu cảm thụ và sáng tạo cái đẹp trong toàn bộ các hoạt động quân sự. Qua đó, VHTM tác động đến toàn bộ thế giới tinh thần, tình cảm của người lính, góp phần hình thành và phát triển nhân cách, lý tưởng, niềm tin và lẽ sống. Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay khi một bộ phận chiến sĩ trẻ ít quan tâm đến việc trau dồi lý tưởng cộng sản và nhân cách người quân nhân cách mạng, thì yêu cầu giáo dục VHTM càng trở lên quan trọng và cấp bách. Bởi lý tưởng đúng sẽ là kim chỉ nam để người chiến sĩ hôm nay đạt tới những mục tiêu cao đẹp, “kết lại thành hình ảnh mẫu mực, cảm quan về sự hoàn thiện, hoàn mỹ của xã hội, con người”(5).

Bn là, giáo dc VHTM góp phn phát trin kh năng sáng to cho b đi. Mọi hoạt động sáng tạo của bộ đội nếu được tiến hành trong một môi trường thích hợp sẽ nâng cao được hiệu quả, chất lượng và bộc lộ tối đa nhân tố sáng tạo. Giáo dục VHTM trong quân đội góp phần xây dựng người chiến sĩ có lòng “yêu nước, cần cù, anh hùng, sáng tạo, lạc quan, thương người, vì nghĩa”(6), tạo ra lớp người có năng lực toàn diện, có phẩm chất cách mạng đáp ứng yêu cầu của quân đội trong tình mới. Do đó, giáo dục VHTM trong quân đội “phải chú trọng đủ các mặt: đạo đức cách mạng, giác ngộ XHCN, văn hóa, kỹ thuật, lao động và sản xuất”(7). Như vậy, giáo dục VHTM trong quân đội phải hướng vào việc xây dựng những khả năng sáng tạo tiềm tàng trong mỗi người lính, để biến thế giới tự nó thành thế giới cho ta và có phản ứng nhanh với cái cái mới, cái tốt, cái đẹp, loại bỏ cái cũ, cái lạc hậu, cái phản tiến bộ.

Năm là, giáo dc VHTM góp phn xây dng môi trường văn hóa trong quân đi trong sch, lành mnh. Giáo dục VHTM là nhân tố góp phần tạo lập một môi trường văn hóa của quân đội lành mạnh, là bức tường lửa chống lại những hiện tượng tiêu cực, văn hóa xấu độc đang rình rập, thẩm lậu vào môi trường VHTM của quân đội, chống lại những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, chống lại những nguy cơ tiêu dùng nghệ thuật một cách xô bồ, lệch lạc, không lành mạnh, sùng ngoại, coi thường giá trị dân tộc; sống thực dụng, vị kỷ cá nhân, coi trọng lợi ích vật chất, coi nhẹ giá trị tinh thần của một bộ phận cán bộ, chiến sĩ…

Do đó, giáo dục VHTM sẽ giúp cho bộ đội có những cảm xúc thẩm mỹ trong sáng, kích thích tích cực về mặt xã hội, điều tiết hành vi và tác động đến sự hình thành những lý tưởng chính trị, xã hội, đạo đức, thẩm mỹ, đến tất cả các mặt hoạt động, là điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát triển nhân cách, tâm hồn và bản lĩnh người chiến sĩ hôm nay.

Sáu là, giáo dc VHTM tác đng đến sinh hot, đi sng và rèn luyn k lut ca b đi. Giáo dục VHTM giúp cho bộ đội trưởng thành về mọi mặt, nhận thức được thiên nhiên, xã hội và nhận thức chính mình, tạo ra lối sống có kỷ luật, có nề nếp, tác phong trong mọi hoạt động, đồng thời, xây dựng và hình thành một nếp sống mang đặc thù của quân đội. Đó là, tính tự giác trong chấp hành kỷ luật, trong lao động, học tập và trong rèn luyện tác phong quân nhân, là cơ sở để mỗi cán bộ, chiến sĩ phát huy tính chủ động, sáng tạo và hình thành những chuẩn mực mới trong giao tiếp, trong ứng xử.

By là, giáo dc VHTM là điu kin đ b đi phát trin nhân cách. Nhân cách quân nhân đã trở thành một nguồn lực, một nhân tố quan trọng trong sức mạnh chiến đấu của quân đội. Giáo dục VHTM sẽ tác động mạnh mẽ đến bộ đội trên tất cả các mặt, thông qua cái đẹp, cái cao cả trong hiện thực và trong nghệ thuật, làm thức tỉnh trong mỗi cá nhân những cảm xúc phong phú, nhân văn, tự ý thức về bản thân, nhận thức về cuộc sống, khẳng định năng lực, phẩm chất và tự điều chỉnh hành vi của mình trong thực hiện nhiệm vụ.

Như vậy, giáo dục VHTM trong quân đội có vai trò rất lớn, tạo ra một chuỗi các tác động đến bộ đội, nhằm định hướng, hình thành một lý tưởng sống đúng đắn, tiến bộ, bồi dưỡng cho họ lòng khát khao với lý tưởng của Đảng, ngăn ngừa bệnh vô cảm về mặt thẩm mỹ, đem lại niềm vui, lòng tự hào về quê hương, đất nước, về truyền thống đấu tranh giữ nước của cha ông và sự nghiệp cách mạng vẻ vang mà toàn Đảng, toàn quân và toàn dân đang giao phó cho mỗi người lính. Trong điều kiện thực tế hiện nay, cần tăng cường công tác giáo dục VHTM cho bộ đội nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức cách mạng, xây dựng nếp sống chính quy, lối sống chuẩn mực, giám đấu tranh loại bỏ những thói quen, lối sống tiêu cực, buông thả, vô trách nhiệm và đáp ứng những nhu cầu văn hóa, tinh thần ngày càng cao của cán bộ, chiến sĩ, tạo ra động lực thúc đẩy những tập thể, cá nhân tích cực, xây dựng môi trường văn hóa của đơn vị thêm trong sạch, lành mạnh, góp phần phát triển nhân cách người quân nhân cách mạng trong thời kỳ mới.

­­­_______________

1. Đảng CSVN, Văn kiện đi hi đi biu toàn quc ln th IX, Nxb Chính trị Quc gia, Hà Nội, tr.38.

2. Đỗ Huy, Mỹ hc Mác – Lênin, Nxb Chính trị Quc Gia, Hà Nội, 2006, tr.444.

3. Đảng CSVN, Văn kiện Đng thi kỳ đi mi (Đại hội VI, VII, VIII, IX) về văn hóa, xã hi, khoa hc- kĩ thut, giáo dc, đào to, Nxb Chính trị Quc gia, Hà Nội, 2005, tr.73.

4. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị Quc gia, Hà Nội, 1996, tr.252-253.

5. Lê Quang Trang, Nguyễn Trọng Hoàn, Những vn đ văn hóa Vit Nam hin đi, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2001, tr.319.

6. Đỗ Văn Khang, Đỗ Huy, M hc Mác – Lênin, Nxb Đi hc và Trung hc chuyên nghip, Hà Nội, 1985, tr.226.

7. Trần Văn Giàu, Giá trị tinh thn truyn thng ca dân tc Vit Nam, Nxb Khoa học Xã hi, Hà Nội, 1980, tr.94.

Nguồn : Tạp chí VHNT số 349, tháng 7-2013

Tác giả : Phạm Văn Xây

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *