Hiệu quả của đàn accordéon trong tác phẩm chuyển soạn từ ca khúc

Chuyển soạn từ một tác phẩm thanh nhạc sang cho nhạc cụ biểu diễn là hoạt động âm nhạc phổ biến trên thế giới. Ở Việt Nam, cuối TK XX, xuất hiện phong trào chuyển soạn cho nhạc cụ độc tấu hoặc cho nhiều nhóm nhạc hòa tấu. Tác phẩm chuyển soạn từ ca khúc đóng góp một phần đáng kể cho kho tàng tác phẩm viết cho nhạc cụ nói chung và đàn accordéon nói riêng. Trong môi trường khí nhạc, với những thủ pháp khác nhau của các nhà chuyển soạn, ca khúc cũng được mang một diện mạo mới khi diễn tấu trên đàn accordéon.

Chúng ta dễ dàng nhận thấy các thủ pháp cơ bản được vận dụng trong thực tiễn khi chuyển soạn ca khúc cho accordéon qua một số tác phẩm như: La Paloma (De Pradier) đã được chuyển soạn bởi H.Maylath và H.Millara, Tico tico (Zequinha de Abreu) chuyển soạn bởi Boris Belyakov, Hành quân xa (Đỗ Nhuận) được chuyển soạn bởi Hoàng Tuấn, Anh vẫn hành quân (Huy Du) do Xuân Tứ chuyển soạn… Mỗi tác giả lựa chọn một phương thức chuyển soạn ca khúc khác nhau, thể hiện được cá tính của bản thân, mang đến màu sắc độc đáo cho tác phẩm. Cùng một ca khúc sẽ có nhiều phương thức chuyển soạn, phù hợp với mục đích sử dụng tác phẩm. Chẳng hạn, một ca khúc khi chuyển soạn cho trình độ trung cấp, đại học… tác giả sẽ có những bản chuyển soạn sử dụng những thủ pháp kỹ thuật phù hợp, tương ứng với trình độ đó.      

1. Tác phẩm nước ngoài

Ca khúc La Paloma (De Pradier)

Ca khúc này đã được chuyển soạn cho accordéon bởi H.Maylath và H.Millara. Cả hai bản chuyển soạn đều mang phong cách riêng, được bổ sung thêm phần intro, tiến hành bè khác nhau trên nền hòa thanh, giữ nguyên giai điệu. Phần kết, H.Maylath có thêm coda, còn H.Millard sử dụng một hợp âm chủ sau khi kết thúc giai điệu.

Tác phẩm do H.Maylath chuyển soạn

Phần mở đầu

 

Phần kết

 

Tác phẩm do H.Millard chuyển soạn

Phần mở đầu

 

Phần kết

 

Ca khúc Tico tico (Zequinha de Abreu)

Đây là ca khúc đã được chuyển soạn cho nhiều nhạc cụ: piano, saxophone, flute và cho dàn nhạc diễn tấu với nhiều phong cách khác nhau, trong đó có accordéon. Tác phẩm được chuyển soạn bởi Boris Belyakov, giữ nguyên giai điệu ca khúc và đưa vào những nhân tố mới.

Thứ nhất, thêm nốt tạo chồng âm làm nền cho giai điệu ở nhịp 5 và 6, bè quãng 3 được thêm vào bên dưới bè giai điệu nhịp 18 và 19. Khi giai điệu ngân, cấu trúc âm hình tiết tấu của chủ đề được mô phỏng dưới dạng chồng âm tạo nên bè phức điệu độc lập như một cầu nối cho giai điệu nhịp 22.

Thêm nốt tạo chồng âm

 

Thêm nốt tạo bè quãng 3

 

Giai điệu ngân, cấu trúc âm hình tiết tấu mô phỏng chủ đề

 

Thứ hai, thêm hợp âm tay trái, sử dụng 2 âm hình tiết tấu: Ú éé  và ØØÚ  làm chủ đạo.

Đoạn I, phần đệm sử dụng cấu trúc âm hình tiết tấu: Ú éé.

Âm hình đệm tay trái ở đoạn I

 

Đoạn II, phần đệm là sự kết hợp của hai cấu trúc âm hình: Ú éé và ØØÚ tạo sự tương phản nối tiếp nhau trong các câu nhạc      

Âm hình đệm tay trái ở đoạn II

 

Sự kết hợp này như một dấu hiệu chuẩn bị, báo trước âm hình sẽ được dùng làm nhân tố chính cho sự phát triển âm nhạc của đoạn III.

Âm hình đệm tay trái ở đoạn III

 

Đoạn này giai điệu chuyển từ điệu thức thứ sang điệu thức trưởng, cấu trúc âm hình và tính chất âm nhạc giai điệu thay đổi đòi hỏi âm hình của phần đệm cũng thay đổi theo, âm hình tiết tấu: ØØÚlàm chủ đạo thay thế âm hình:Ú éé.

Thứ ba, ngoài cấu trúc nguyên bản của bài còn có thêm phần mở đầu intro và phần kết coda.

2. Tác phẩm Việt Nam

Ca khúc Hành quân xa (Đỗ Nhuận)

Ca khúc được Hoàng Tuấn chuyển soạn theo hình thức biến tấu, gồm 6 biến khúc. Tác giả khai thác một số kỹ thuật đặc trưng của cây đàn trên mỗi biến khúc. Ở phần trình bày, chủ đề giai điệu chính của ca khúc giữ nguyên được chuyển soạn cho cả hai tay cùng solo 2 nhịp đầu. Nhịp tiếp theo giai điệu do tay trái đảm nhiệm, tay phải giữ vai trò làm nền đệm cho tay trái bằng các chồng âm theo cấu trúc âm hình nhịp đi, nhịp hành khúc.

Biến tấu 1

Bè đệm tay phải được thêm vào cùng âm hình tiết tấu với giai điệu chính.

 

Hoặc giai điệu chính đan xen giữa tay trái và tay phải ở nhịp 16.

 

Biến tấu 2

Thủ pháp cấu trúc âm hình nốt móc kép, giai điệu chính được tác giả khéo léo ẩn trong các nốt đầu của chùm 4 nốt móc kép, vừa khai thác kỹ thuật diễn tấu của cây đàn vừa rèn luyện kỹ năng của người diễn tấu.

 

Biến tấu 3

Thủ pháp thêm bè phức điệu kết hợp cả hai tay tạo hiệu quả âm thanh dày dặn và chắc khỏe.

 

Biến tấu 4

Cấu trúc âm hình chùm 3 đơn, biến tấu trên nền giai điệu chính là nốt đầu của chùm 3.

 

Biến tấu 5  

Giai điệu chính ở điệu thức Bb trưởng, bè tay phải thêm vào cùng âm hình với giai điệu dưới dạng chồng âm, tay trái diễn tấu âm hình kép.

 

Biến tấu 6

Kỹ thuật hòm gió đóng và mở liên tục trên từng vị trí chùm nốt 3 đơn tạo tính kịch của âm nhạc.

 Ca khúc Anh vẫn hành quân (Huy Du)

Bản Fantasia in Sol mineur trên chủ đề Anh vẫn hành quân là một tác phẩm thành công trong lĩnh vực chuyển soạn từ ca khúc cho đàn accordéon của nhạc sĩ Xuân Tứ. Tác phẩm viết ở hình thức biến tấu, bố cục gồm: mở đầu, chủ đề chính, 9 biến tấu và phần kết. Mỗi biến tấu của tác phẩm đều chứa đựng nội dung, hình tượng âm nhạc mang tính triết lý cao. Thủ pháp biến đổi cấu trúc âm hình tiết tấu khác nhau, được sử dụng trên mỗi biến tấu. Qua đó nhà chuyển soạn muốn diễn tả nội dung, hình tượng, tính chất âm nhạc nhất định, khai thác kỹ thuật đặc trưng của cây đàn, người diễn tấu… Điều đó được thể hiện ở kỹ thuật xử lý hòm gió rung, giật, nhấn… và kỹ thuật ngón bấm ở cả hai tay. Tất cả những yếu tố này đã làm nên sức sống mới cho tác phẩm trong môi trường khí nhạc.

Phần mở đầu sử dụng kỹ thuật hòm gió, đóng mở liên tục trên từng vị trí nốt bằng các mảng chồng âm bên trái theo âm hình nhịp đi, mô phỏng hình tượng trùng trùng những bước chân đang tiến bước, bè tay phải sử dụng âm hình chùm 3 đơn vang lên ở nhịp thứ tư như tiếng kèn hiệu lệnh thúc dục hành quân.

Phần mở đầu trong tác phẩm Anh vẫn hành quân

 

Chủ đề chính là giai điệu của ca khúc được giữ nguyên trên nền đệm hợp âm xếp sẵn của tay trái, sử dụng màu sắc hòa thanh cổ điển châu Âu, cấu trúc âm hình nhịp đi nhịp hành khúc, diễn tả ý chí kiên cường, cương quyết của người chiến sĩ làm nhiệm vụ hành quân ra trận. Tay phải tác giả viết thêm bè cùng âm hình tiết tấu với giai điệu. Kỹ thuật ngón bấm nhiều bè và xử lý hòm gió là những kỹ thuật đặc trưng của accordéon được tác giả áp dụng đạt hiệu quả cao, đồng thời giúp người chơi đàn luyện tập những kỹ thuật này.

Chủ đề Anh vẫn hành quân

 

Biến tấu 1  

Tác giả sử dụng thủ pháp biến đổi cấu trúc âm hình, giai điệu chính của chủ đề được tác giả khéo léo đặt ẩn trong nốt đầu của chùm bốn móc kép, với các đường nét kỹ thuật ngón bấm di chuyển liên tục ở tốc độ nhanh và giữ nốt làm nổi bật bè chính. Khai thác tối đa kỹ thuật thực hành ngón bấm của người diễn tấu và tính năng của cây đàn.

 

Nhịp 17

 

Biến tấu 4  

Kỹ thuật giữ nốt kết hợp bè đệm hợp âm staccato bên tay phải được tác giả khai thác triệt để. Đây là một trong những kỹ thuật khó, mang đặc trưng của accordéon. Thông qua kỹ thuật này, người diễn tấu được rèn luyện, nâng cao kỹ thuật cá nhân trong các thế bấm hợp âm.

         

Biến tấu 5  

 

Tác giả khai thác kỹ thuật ngón bấm bè quãng 3, tính chất âm nhạc du dương, hơi tự do, dàn trải, lúc nhanh lúc chậm không theo đúng tốc độ. Kết của biến tấu là cadenza thể hiện kỹ thuật diễn tấu cá nhân.

 


Biến tấu 7

Tác giả áp dụng kỹ thuật ngón bấm nhiều bè, hợp âm và quãng ba bên tay phải, tay trái phát triển và biến tấu chủ đề chính với cấu trúc âm hình nốt móc đơn.

 

Biến tấu 8

Kỹ thuật rung hòm gió được tác giả khai thác hiệu quả, đồng thời phát huy khả năng thực hành kỹ thuật của người diễn tấu. Đây là một trong những kỹ thuật khó và chỉ có ở đàn accordéon. Kỹ thuật này đòi hỏi sự bền bỉ, mềm dẻo của tay trái, duy trì đóng mở hòm gió liên tục trong suốt quá trình diễn tấu câu nhạc.

 

Biến tấu 9

 

Tác giả sử dụng thủ pháp cấu trúc âm hình chùm 3 móc kép, giai điệu chủ đề ẩn trong các nốt đầu của chùm 3 kép, độ khó kỹ thuật tăng lên, tốc độ nhanh. Cuối biến tấu, kỹ thuật giữ nốt được tác giả sử dụng làm nổi bật bè giai điệu chính.

 

Qua phân tích, chúng tôi thấy có một số điểm chung:

Thứ nhất, chuyển soạn dựa trên hình thức của ca khúc: hai đoạn đơn hoặc ba đoạn đơn, bổ sung phần mở đầu và phần kết, giữ nguyên giai điệu của ca khúc, viết thêm bè cho tay phải và phần đệm bằng hợp âm cho tay trái.

Thứ hai, chuyển soạn theo hình thức biến tấu: biến đổi cấu trúc các âm hình tiết tấu dựa trên cao độ giai điệu của ca khúc. Các tác phẩm này giữ  nguyên  giai điệu của ca khúc trong phần trình bày, giới thiệu chủ đề; khai thác được toàn diện tính năng, kỹ thuật của cây đàn cũng như nội dung hình tượng, tính chất âm nhạc với các biến khúc khác nhau. 

 

Nguồn : Tạp chí VHNT số 377, tháng 11-2015

Tác giả : MAI THANH BÌNH

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *