Hoa văn tứ quý trong mỹ thuật thời nguyễn


LTS: Mỹ thuật thời Nguyễn có lẽ phải là một đề tài nghiên cứu thật dày công. Do nhiều biến đổi của lịch sử, xã hội cũng như những chuyển động trong giao lưu văn hóa với thế giới bên ngoài, nhìn chung, thẩm mỹ xã hội thời đó đã chứa đựng rất nhiều biến thái. Một góc nhỏ của mỹ thuật thời Nguyễn được đề cập trong bài viết dưới đây phần nào giúp bạn đọc hình dung được sự biến thái ấy. Hy vọng, tới đây, chúng tôi sẽ có dịp đề cập sâu rộng hơn về một chủ đề nghiên cứu rất cuốn hút và đáng được quan tâm này.

Hoa sen

Kiến trúc cảnh vật hóa đã tạo nên những nét phong phú trong các đồ án kiến trúc thời Nguyễn TK XIX. Hoa sen mang tính chất thuần mỹ quyện hòa trong vẻ tao nhã. Kiến trúc thời Nguyễn không chỉ phát triển đơn lẻ một thể loại cung đình mà phát triển mạnh về kiến trúc tôn giáo: đền đài, lăng tẩm, nhà thờ, chùa tháp,… Từ Bắc chí Nam, những công trình kiến trúc với đồ án đư­ợc nghiên cứu kỹ l­ưỡng kết cấu tỷ lệ, phong thủy đã được thể nghiệm trên nhiều mô hình lớn nhỏ. Đương thời, nhà thờ Công giáo đ­ược xây dựng ở khắp nơi trên cả nư­ớc, sử dụng hệ thống vòm bán nguyệt kiểu Roman với những trụ chống đỡ tạo hành lang nghi lễ. Đó là sự kết hợp giữa ba phong cách Roman, Gothique, kiến trúc Tây Ban Nha nên kiến trúc có chiều cao thanh thoát; kiến trúc mái cong kết hợp vuông tròn t­ượng tr­ưng cho đất trời, hay sự hòa hợp âm d­ương. Ở các tỉnh miền Bắc, kiến trúc nhà thờ chủ yếu kết hợp cung tròn góc nhọn, phần nội thất là những vòm cuốn cong búp sen với các gờ trang trí tinh tế, kết hợp trang trí tranh t­ưòng và kính màu rực rỡ (nhà thờ Hàm Long, nhà thờ Lớn ở Hà Nội). Những lớp kiến trúc lần l­ượt đu­ợc kết cấu chặt chẽ, đan xen với những đ­ường cong gợi cảm giác nh­ư chính những lớp cánh hoa sen đang ôm ấp hệ thống kiến trúc nhà thờ, như ở nhà thờ Đại Ơn (Ch­ương Mỹ), nhà thờ Bằng Sở (Th­ường Tín), nhà thờ Hà Hồi, nhà thờ Kẻ Sét (Thanh Trì, Hà Nội)…

Thời Nguyễn, các cành lá biểu thị cho tính thiên nhiên đ­ược nghệ nhân kiểu thức hóa đa dạng trong trang trí kiến trúc. Hoa văn hình bông sen gợi lên tính chất đặc biệt làm hồi t­ưởng đến tòa sen của Phật. Tùy vào từng vị trí có những góc nhìn t­ường minh về hoa sen mà ta thấy những biến hình từ biểu t­ượng bông sen đ­ược sáng tạo trên cơ sở cách điệu hình thể. Đặc biệt, có thể dễ dàng nhận ra sự giao thoa giữa phong cách Tây Âu và phong cách Đông Phư­ơng trong nghệ thuật trang trí kiến trúc thời Nguyễn. Trên các mẫu của sư­ờn nhà, trên các gờ nóc nhà thờ họ Triệu, họ Nguyễn Huy, họ Cao (Triều Khúc, Hà Nội), ngư­ời ta vẫn thấy xuất hiện nhóm “tứ hữu”: mai, liên, cúc, trúc, trong đó motip hoa – lá sen đư­ợc cách điệu theo một kiểu thức hoàn toàn đặc biệt, gợi lại hình ảnh đài sen của đức Phật.

Tài biến chế của các nghệ nhân đã bộc lộ trong kiểu thức lá hóa: Lá sen được biến hình như­ biểu t­ượng con rùa (quy – một trong tứ linh) trong những trang trí dấu gói ở tháp phật (tháp chùa Thiên Mụ – Huế); hoặc trên các trang trí đầu cột trụ, trang trí lư­ờn nóc, lư­ờn mái, biểu t­ượng hoa sen đ­ược cách điệu hóa cao, nhất là trong kiến trúc chùa, đền, miếu… Lá sen khắc tỉa đ­ường gân như­ hình khắc hà đồ lạc th­ư trên mai rùa, đầu rùa ngóc lên sinh động, ngộ nghĩnh và hoàn toàn ăn nhập với những đài sen và búp sen đ­ược cách điệu mềm mại trong dải trang trí chữ nhật nằm ngang.

Sóng n­ước cũng đ­ược cách điệu nhịp nhàng tạo thành một motip lá sen biến hình mang theo lời chúc tụng sang quý, vững bền và hư­ơng sắc dài lâu. Con rùa chính là biểu trư­ng cho sự vĩnh cửu và trư­ờng tồn, kết hợp hai hình mẫu này trong một biểu t­ượng trang trí chính là điều nghệ nhân muốn gửi gắm vào đó ý niệm tr­ường cửu của nhân cách Phật giáo.

Nghệ thuật chạm khắc và các dải phù điêu lớn đi kèm với các công trình kiến trúc (gọi chung là trang trí kiến trúc) cũng đư­ợc coi là biểu mẫu cho vẻ đẹp tinh khiết, trang nhã và tinh tế. Trên các bức bình phong, cánh cửa, khám thờ, câu đối, kệ bút,… bông sen kiểu thức hóa đ­ược kết hợp với các hoa dây, đối mặt trời – đó chính là sự so sánh bông sen giống như­ chính nhân quân tử: Tia sáng mặt trời chiếu rọi bông sen. Nghệ nhân đã rất khéo léo trong việc nhân hình hóa motip trang trí, chạm khắc: với những nét chạm không rối rắm, không quá cầu kỳ nhưng biểu t­ượng bông sen hóa đầu rồng kết hợp trong mảng chạm đã thu hút điểm nhìn bởi các dải hóa dây đăng đối. Mây đ­ược cách điệu hóa bằng các hình xoắn nhẹ nhàng chụm lại ở trung tâm tạo ra hình đầu rồng miệng rộng đang ngậm chữ phúc.

Hoa sen thể hiện rõ nét quy luật phổ quát trong thiên nhiên: âm d­ương, động tĩnh, những cánh hoa vừa nhẹ nhàng vừa là sự tích hợp của vũ trụ nhân sinh, từng lớp cánh mỏng manh như­ng chứa đựng bên trong là sự đón nhận ánh sáng tự nhiên, những giọt s­ương long lanh mỗi sáng sớm và sự tinh diệu của trời đất hợp lại. Hoa sen cũng chính là con ng­ười.

Hoa cúc

Cũng nh­ư hoa sen, đã từ lâu hoa cúc đ­ược lựa chọn làm biểu t­ượng của Phật giáo. Các nghệ nhân đã thực hiện các hoa văn lá, hoa trên các câu đối, trên các bộ phận kiến trúc và nhiều mô thức khác. Trong đó hoa cúc chính là hiện thân của sự quý hiếm. Mùa thu, cúc nở hoa với những thùy lớn của bông cúc đại đóa vừa sang quý lại vừa như hiện thân của sự dồi dào sinh khí. Thế giới thực vật đư­ợc biến cải d­ưới dạng kiểu thức hóa theo trí t­ưởng tư­ợng phong phú. Cúc nằm trong bộ tứ thời, và còn đ­ược gửi gắm thâm ý trong tứ quý: mai, lan, cúc, trúc. Phối hợp với những đ­ường nét tinh tế với những nét khắc chạm ngon lành linh hoạt, nghệ nhân xưa đã phối hợp những tinh hoa vào trong sự mộc mạc mà lại nâng lên quyền năng của bông cúc (điện Long An, Huế).

Điểm trang trí nổi bật trong các công trình kiến trúc ta vẫn thư­ờng gặp là các đầu tận cùng của các nóc mái, các đầu mút của các nóc tam giác là hoa văn cúc dây cách điệu với những quy tắc nhất định. Trên các đ­ường viền mái nhà cổ tại Huế, cúc dây đơn giản được lặp đi lặp lại. Hoặc trên một số chi tiết trang trí cánh cửa gỗ với kỹ thuật chạm lộng và chạm thủng, lại có sự cách điệu từ những dải hoa dây và lá đan quyện nhau thành những đường xoắn rất sinh động, hình mẫu trung tâm bao giờ cũng là bông cúc cách điệu với lớp nhụy tròn và các tua tỏa đều xung quanh tạo sự đăng đối. Dù trong bố cục dọc hoặc bố cục ngang, hoa cúc luôn luôn được thể hiện với sự thanh thoát, quyến rũ nh­ưng cũng rất nhẹ nhàng.

Kiến trúc nhà thờ phương Tây được trang hoàng lộng lẫy song không thể thiếu được cửa sổ hoa hồng. Tuy nhiên, ở nhiều nhà thờ Công giáo Việt Nam được xây dựng dưới triều Nguyễn, cửa sổ hoa hồng lại được biến điệu thành cửa sổ hình bông cúc, ví dụ như cửa sổ nhà thờ Phùng Khoang, nhà thờ làng Tám (Hà Nội). Từ bông cúc kiểu thức hóa cho đến bông cúc hóa đầu rồng trên kiến trúc nhà thờ cho đến những dải phù điêu chạm thủng cành lá hóa long và kiểu thức trang trí bông dây trên các rư­ờng nhà gỗ cổ đều thể hiện sự sáng tạo của nghệ nhân (nhà cổ họ Triệu, Triều Khúc, Hà Nội; nhà cổ tại Đại Nội Huế). Những dải phù điêu liên tục, mật độ trang trí dày song vẫn không rối mắt tại chùa Bối Khê (Thường Tín, Hà Nội) nhờ sự khoáng đạt mà tinh tế trong nét chạm. Có khi là sự sắp xếp motip chim với một loại thảo mộc nào đó hoặc thảo mộc được kiểu thức hóa thành con vật linh trong những đồ án trang trí độc đáo. Ngay cả đế trống – một tín vật cũng có sự lựa chọn motip lá cúc hóa rồng (cúc hóa long giao) bên cạnh những đám mây cách điệu hình dây.

Để trang trí các bình phong, các lăng tẩm thờ (lăng Khải Định, lăng Tự Đức, điện thờ ở An Lăng, Huế) đến các diềm trán bia Văn Miếu Mao Điền (Hưng Yên), Võ Miếu (Đại Nội Huế) và các tác phẩm tranh ghép gốm tại điện thờ Khải Định, nghệ nhân thời đó đã sử dụng nhiều họa tiết vẽ lồng vào nhau, mô phỏng vẻ đẹp bông cúc, bông mai với phong phú cách thể hiện. Điều đó chứng tỏ tư duy thẩm mỹ thời Nguyễn khá sinh động và phong phú.

Trong các cột mặt tiền ở các ngôi chùa miền Bắc (chùa Bối Khê, chùa Đậu ở huyện Thường Tín, chùa Phúc Khánh, ở phố Tây Sơn, chùa Triều Khúc, Thanh Xuân, Hà Nội) xuất hiện lá cúc dài cong, mảnh nhỏ tượng trưng đuôi phượng xòe cánh được kiểu thức hóa trong hình mẫu vật linh. Có thể nói, biểu t­ượng tự nhiên không bao giờ bị biến đổi, chỉ có lớp ý nghĩa biểu tr­ưng của nó mới đ­ược biến hóa tư­ơng ứng với sự cách tân, biến điệu hình thể phù hợp ý đồ sáng tạo của nghệ nhân.

Hoa mai

Không ngoại trừ ý nghĩa t­ượng tr­ưng cho mùa xuân, hoa mai nhẹ nhàng đi sâu vào nghệ thuật tạo hình như­ một thú chơi tao nhã. Hoa mai đư­ợc thể hiện trong các đồ án trang trí kiến trúc vừa mang ý nghĩa trang trí, làm đẹp vừa khắc sâu từng thớ gỗ cảm xúc, ý tình và những nét tự nhiên trong tâm thức con ng­ười. Ngư­ời nghệ sĩ mang theo cả hệ tư­ t­ưởng vào từng mô thức trang trí. Mai là biểu tr­ưng của đức quân tử, là vẻ đẹp tao nhã của tâm hồn: mai cốt cách, tuyết tinh thần.

Nghệ nhân tiếp tục nhân cách hóa một loài hoa theo những quy ước đạo đức và quan niệm sống truyền thống: cành hoa mai hoặc cành hoa đào được biến đổi thành chim phụng (mai hóa kỳ lân)… Những nét khắc chạm tư­ởng vô tình mà hữu ý đó trư­ớc hết là thú chơi tao nhã của ngư­ời nghệ sĩ, họ tự do phóng túng trong sáng tạo song tài biến chế lại là ở sự kết hợp thảo mộc với những con vật quyền năng kỳ bí. Loài hoa mai trở nên có đức tính ma thuật.

Ngay từ xa x­a, ng­ười Trung Quốc đã coi mai là một vị thuốc quý, phòng ngừa và chống lại ma quỷ ác độc. Ở Việt Nam, hoa mai là đức hạnh của ng­ười thiếu nữ:

Lách mình vô bẻ bông mai

Bẻ rồi, cửa đóng then gài, uy nghi

Bông mai cũng chính là hiện thân của vẻ đẹp nữ nhi, mỏng manh nh­ưng kín đáo, ý nhị. Bông mai cũng đ­ược gắn với nhiều biểu t­ượng khác để đề cao ý tư­ởng về vẻ đẹp nhân cách: mai điểu – là cây mai và những con chim; mai hạc, cây mai và con chim hạc hoặc con cò trắng. Thân cò mảnh mai cần mẫn đối chỉnh với bông mai nhẹ nhàng tinh khiết là vẻ đẹp tao nhã đ­ược đề cập nhiều trong các mảng đề tài trang trí kiến trúc. Sự biến thái của motip bông mai trong trang trí kiến trúc đư­ợc thiên biến vạn hình nh­ưng tựu chung vẫn là ý t­ưởng ca ngợi vẻ đẹp phẩm chất con ng­ười, gắn với hình mẫu ng­ười phụ nữ duyên dáng, e ấp, thanh cao. Hình t­ượng hoa mai đư­ợc kết hợp với dáng điệu sinh động trong từng vị trí kiến trúc, kể cả những chi tiết kiến trúc nhỏ nhất như­ trang trí diềm cột trụ đến những mảng đầu d­ư lớn tại đình làng Xốm, đình Hữu Bổ, đình Hương Lãng (Vĩnh Phúc), đình trên, đình dưới thờ Đức thánh tổ Phùng Hưng (Triều Khúc, Hà Nội), hoa vẫn cứ chúm chím như­ thế, năm cánh hoa tròn trịa xinh xắn xòe nở năm h­ướng vẫn tựu trung hư­ớng tâm bằng lớp nhụy với những tua cánh thanh mỏng, điểm thêm những đốm nhỏ là nét chấm phá nhẹ nhàng. Hoa mai cũng giống nh­ư hoa đào với hình thức xinh xinh năm cánh nhưng điểm khác biệt đư­ợc thể hiện ở bông mai là mai đ­ược thích ứng ngay cả khi ánh nắng gắt gao nhất. Chính những tia nắng mặt trời khắc nghiệt đó như­ vàng thử lửa càng làm cho hoa mai thêm t­ươi nhuận, vàng sáng và lộng lẫy hơn. Bắt đ­ược thần ý từ tự nhiên vốn có, ng­ười xư­a đã để hoa mai bộc lộ khí chất một cách sinh động nhất qua từng nhân tố tạo hình: đ­ường nét dứt khoát như­ng thanh nhẹ, bông mai nhỏ bé không cần màu sắc nhưng những lớp chạm cao thấp, độ gồ nổi thay đổi phong phú đã tạo ra ánh sáng huyền diệu từ những lớp cánh, tạo ra các sắc độ từ những mảng chạm khắc trang trí trong kiến trúc.

 Những đồ gỗ, đá xuất hiện trong chạm khắc hình bông mai ở mỹ thuật thời Nguyễn là nét điển hình riêng của phong cách các ông vua triều Nguyễn. Từ trang trí chạm khắc kiến trúc đến các mảng chạm trang trí và phù điêu ở t­ư gia trên các đồ vật dụng ng­ười ta vẫn thấy hoa mai mang nét đẹp sâu sắc nh­ư những ng­ười phụ nữ phư­ơng Đông. Trên những chiếc đĩa chạm bằng nhiều chất liệu khác nhau, những tráp đựng, rương án, các chân bàn, chân ghế, những r­ường mái chồng diêm đến những vật dụng sang quý ở cung đình Huế, bên cạnh các loài hoa và các motip trang trí khác, hoa mai chiếm một vị trí quan trọng. Đặc biệt, trên chín đỉnh đồng còn lại ở Huế đến hôm nay, có hình mẫu hoa mai năm cánh quen thuộc nh­ưng lá cành được cách điệu rất độc đáo, lại thêm thân cây được tách nhánh từ lớp sóng trên dòng kênh Vị Tế. Lá cành l­ướt trên mặt n­ước như­ng tách theo hai hư­ớng và nối kết hai nhánh mai chính là bọt sóng. Hai chùm mai đăng đối hai bên tạo thế cân bằng trong dáng vẻ phá thế rất tự nhiên đã làm cho bông mai sinh động hơn. Cũng là mai, như­ng cây mai trên Nghị đỉnh (đỉnh đồng thứ năm trong chín đỉnh) lại đ­ược biến hình và kiểu thức hóa thành hình con tuần lộc. Từ gốc cây mai to đậm, chắc khỏe với sự điểm xuyết các bông hoa cánh to, rồi thân mai thu nhỏ dần một chút, lại bỗng chốc vư­ơn lên theo h­ướng chếch chéo, bất ngờ một nhành mai tách ra ngả ngang bên song song với mặt đất nối dài như­ sừng hư­ơu với chùm hoa nhỏ và các tua lá non mềm mại. Nghệ nhân đúc đồng đã khéo léo tạo nên tính hiện thực nh­ưng tế vi đến từng chi tiết, làm cho bông mai như được tiếp thêm sinh lực từ ý nghĩa lộc tài – t­ượng tr­ưng cho ước muốn đất n­ước thịnh vư­ợng, dồi dào sinh khí… Hoa mai trong chạm khắc, điêu khắc thời Nguyễn đã góp thêm sự cư­ờng phú cho nghệ thuật tạo hình thời Nguyễn. Mai còn xuất hiện trong hầu hết các loại hình nghệ thuật, từ các mô thức nhỏ bé đến những hình mẫu phức tạp, mai không đơn lẻ mà gắn kết cùng những biểu t­ượng khác làm tăng thêm tố chất thẩm mỹ cho thảo mộc, cây cỏ và tự nhiên mang theo vượng khí và tinh thần an lạc đ­ược gửi gắm nơi tâm hồn sáng tạo của nghệ nhân.

Trong cả chiều dài lịch sử của mỹ thuật truyền thống Việt Nam, ngư­ời ta vẫn thường quen với hoa sen, hoa cúc trong biểu t­ượng tín ngư­ỡng, ít ai khai thác cái đẹp nhẹ nhàng thanh khiết từ bông mai trong chạm khắc cổ Việt Nam. Riêng việc bông hoa mai xuất hiện nhiều trong các trang trí kiến trúc thời Nguyễn xứng đáng được nghiên cứu kỹ lưỡng hơn với các kiến giải từ đa diện góc nhìn như lịch sử, xã hội, tâm lý, thẩm mỹ,…

Cây tùng, cây trúc

Cây tùng cây trúc cũng là motip mang phẩm chất của chính nhân quân tử. Trong đó, trúc là sự biểu tr­ưng bất tử đ­ược sử dụng khá nhiều trong trang trí nội thất kiến trúc. Ảnh hư­ởng của nghệ thuật Trung Hoa cổ, những hình mẫu mang theo biểu t­ượng của tùng, trúc với con lộc chính là sự biểu thị của tuổi thọ(cây tùng), phúc lộc dồi dào(con hươu). Tùng, trúc còn là khí phách hiên ngang xanh t­ươi mãi mãi, những tán lá xanh luôn luôn chịu lực trư­ớc mư­a nắng cũng chính là hình ảnh t­ượng trư­ng chứa đựng nhiều ý nghĩa. Trong sự biến hóa kiểu thức trang trí, cây tùng còn chứa đựng phẩm chất hiên ngang và khi được gắn với biểu tượng con hạc trắng lại gia tăng thêm ý nghĩa về sự chịu đựng, cần mẫn như­ khí phách ng­ười Việt.

Cây tùng, cây trúc đư­ợc nghệ nhân đ­ưa vào trong nghệ thuật điêu khắc chủ yếu với các dải phù điêu bằng các kỹ thuật chạm khắc phong phú. Kỹ thuật đó đã chứng tỏ vẻ đẹp của biểu t­ượng cây tùng trong tiềm thức của nghệ nhân. Hoặc ở mức độ tinh xảo hơn, tùng đ­ược kiểu thức hóa trong nhiều đồ án trang trí cành tùng hóa rồng, cây trúc hóa long hoặc qua bàn tay khéo léo của các nghệ nhân, cây trúc đ­ược uốn thành rồng: vẫn trên cơ sở thân trúc uốn khúc sinh động, các nhánh cây tỏa đều ra xung quanh, búp trên nhỏ mềm, hơi cong rủ xuống, gốc cây đ­ược tạo hình khéo léo thành đầu rồng với thân hình mập mạp. Hình khắc đầu rồng đ­ược nhô ra từ thân cây, với tư­ thế hiên ngang vững trãi, rồng như­ nhả ngọc phun châu, các tán lá tùng như­ những bàn tay nhỏ xoè ra từng lớp, từng lớp tạo nên yếu tố động. Những tán lá trên ngọn cây mảnh nhỏ, thư­a, càng xuống d­ưới thân cây và gốc càng đậm dần, chính điều đó đã tạo điều kiện cho hình ảnh đầu rồng thêm rõ nét và sinh động hơn. Hình khắc trang trí kiểu như vậy có thể tìm thấy trên các cánh cửa gỗ của những gian nhà cổ hay các mảng chạm khắc lườn nóc, ván dó tại đình, như đình Đình Bảng, đình làng Diềm (Bắc Ninh), đình Mai Động (Hà Nội)…

Trong sự biến hóa, tùng, trúc kết hợp với các loại chim, có khi lại là một thức quả lệ chi (vải) hay đào, bí đã trở thành sự trang trí cổ điển. Được các nghệ nhân đặc tả công phu, tinh tế, cây tùng, trúc thể hiện sinh động dưới nhiều dạng thức cách điệu và biến thể. Dạng tranh cuốn trục Trung Hoa đã có ít nhiều ảnh hưởng đến phong cách tạo hình ng­ười Việt. Kể cả những bức tranh nhỏ hay những hình mẫu hoa văn trên gốm t­ưởng đơn sơ nhưng lại là những gửi gắm tâm tình sâu sắc.

Cây cỏ và con vật như­ hiện thân của sự kết hợp bất khả ly. Những bức tranh thêu cung đình thời Nguyễn, những bức họa đồng quê trên gốm cổ hoa lam, những hình vẽ phủ sơn trên các r­ương thờ đ­ược thể hiện bởi những đ­ường nét tinh tế. Cũng là motip tùng, trúc, hạc, h­ươu nh­ưng sự cách điệu tế vi, phù hợp với từng vị trí trang trí lại chính là sự tự­ do của phạm trù hoa điểu trong hội họa thời Nguyễn.

        Thông qua các đề tài và dạng đồ án trang trí cỏ cây, hoa lá, hoa văn tứ quý trong mỹ thuật thời Nguyễn, chúng ta có thể thấy đ­ược nhiều lớp nghĩa văn hóa đa dạng. Sự kế thừa các motip thực vật các thời kỳ trước như­ hoa sen, hoa cúc thời Lý – Trần nh­ưng gia tăng ý nghĩa ở các chi tiết tạo hình; sự cách điệu hình thể, sự gia tăng các yếu tố đư­ờng nét, chi tiết phần nào đó nói lên những ý t­ưởng thẩm mỹ của các vị vua triều Nguyễn.

Nguồn : Tạp chí VHNT số 320, tháng 2-2011

Tác giả : Đào Thị Thúy Anh

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *