MÚA RỒNG CỦA TRUNG QUỐC

 

Điệu múa rồng của người Trung Quốc đã có từ đời Hán (180-230 sau CN). Người Trung quốc có truyền thống kính trọng rồng, và luôn cho dân tộc của họ là hậu duệ của rồng.
Con rồng luôn luôn được xem là một linh vật, tượng trưng cho sức mạnh, lòng can đảm, ngay thẳng và nghiêm chỉnh, đường bệ.
Để múa rồng cần có nhiều người vì kích cỡ to, dài của con rồng. Số người tham gia múa rồng nhiều, ít tùy thuộc vào nhiều yếu tố như nguồn nhân lực, khả năng tài chính, kỹ năng và không gian. Đội múa rồng có thể từ 9 người trở lên.
Con rồng dùng để múa có thân gắn với những thanh cây, gồm nhiều vòng đai nối liền nhau và gắn với một đầu rồng và đuôi rồng trang trí rực rỡ.
Con rồng có thể dài từ 25 – 35 mét để có thể thể hiện nhiều kiểu nhào lộn, và có thể dài lên đến 50 – 70 mét là thường.
Con rồng thời cổ được làm bằng gỗ với những lồng tre bên trong và phủ một lớp vải dày, nhưng ngày nay người ta dùng những vật liệu nhẹ hơn như nhôm và plastic để thay cho gỗ và các vật liệu nặng.
Theo truyền thống, rồng còn tượng trưng cho may mắn, trường thọ và thông thái. Trong xã hội nông nghiệp ngày xưa, người ta cho rằng rồng làm mây và phun mưa, cung cấp nước để nông nghiệp phát triển.

(lược dịch từ Chinese Dragons Dance)
 

Nguồn : Tạp chí VHNT số 342, tháng 12-2012

Tác giả : Hoàng Cẩm

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *