Trong quan hệ quốc tế, không phải lúc nào sức mạnh quân sự hay kinh tế cũng có thể tạo nên vị thế quốc gia. Sức mạnh của mỗi quốc gia sẽ được xác định bằng nhiều nhân tố trong đó không thể không kể tới vai trò của văn hóa, một trong những công cụ để thực hiện sức mạnh mềm. Có thể nói các quốc gia dù phát triển hay đang phát triển, đều vận dụng ngoại giao văn hóa như một công cụ hữu hiệu của sức mạnh mềm để khẳng định hình ảnh của đất nước mình trong cộng đồng quốc tế.
Ví dụ sự kiện tháng 2/2008, khi giàn nhạc Giao hưởng New York tới trình diễn tại thủ đô Bình Nhưỡng của CHDCND Triều Tiên, những pano, áp phích chống Mỹ trên đường phố đã được dỡ bỏ. Người dân Triều Tiên đã tạm quên đi những bất đồng, căng thẳng giữa hai nước, nồng nhiệt đón trào các nghệ sĩ Mỹ bằng những điệu múa và màn đánh trống truyền thống. Chương trình biểu diễn của dàn nhạc Giao hưởng
Hiện nay, trên thế giới đang tồn tại nhiều phương thức tính toán khác nhau về sức mạnh của một quốc gia, nhưng những chỉ số sau đây thường xuyên được sử dụng như: vị trí địa lý, quy mô dân số, tài nguyên thiên nhiên, tiềm lực kinh tế, tiềm lực quân sự; những tham số phi vật chất như: uy tín, tiềm lực con người (hàm chứa trong năng lực lãnh đạo, năng lực đề ra quyết sách của giới chính trị và năng lực sáng tạo), thể chế chính trị, hay tính quy định của văn hóa (tôn giáo, bản sắc, truyền thống, lịch sử)… Hay người ta còn gọi là nhóm sức mạnh cứng và sức mạnh mềm.. Thực tế cho thấy, nếu một quốc gia nào thiên về sử dụng sức mạnh cứng có thể tạo ra sức mạnh và tầm ảnh hưởng của quốc gia mình đến các quốc gia khác và thế giới, tuy vậy, sự ảnh hưởng đó không có tính bền vững. Không ai có thể phủ nhận được ảnh hưởng rộng lớn và lâu dài của Khổng giáo Trung Hoa, Phật giáo Ấn Độ, thuyết tư bản luận của Marx, thuyết tương đối của Einstein,…
Như vậy có thể thấy sức mạnh mềm bền vững hơn sức mạnh cứng. Khái niệm sức mạnh mềm (cũng gọi là quyền lực mềm) là do giáo sư Đại học Haward (Mỹ) Joshef S.Nye là người đầu tiên đưa ra. Theo ông, quyền lực mềm hay sức mạnh mềm là “khi một nước để cho nước khác tự ý đòi hỏi những điều mà nước đó mong muốn, thì nảy sinh cái gọi là quyền lực thu nạp đồng hóa (cotoptive) hoặc sức mạnh mềm, điều đó hoàn toàn khác với quyền lực cứng hoặc cưỡng chế (command) mệnh lệnh nước khác làm những điều mà mình mong muốn”(1).
Đối với một quốc gia mà nói, sức mạnh mềm tức là chỉ sự hấp dẫn của nó (attraction), chứ không phải là sự cưỡng chế (coercion), tức năng lực của một nước thông qua sức hấp dẫn của bản thân mình, chứ không phải sức cưỡng chế, thực hiện mục tiêu dự kiến trong công việc quốc tế” (2). Điều này có nghĩa là “làm cho nước khác cam tâm tình nguyện làm việc mà bạn muốn để họ làm”, “nghĩ điều bạn nghĩ”, tiến tới làm điều bạn nghĩ, có thể gọi là không đánh mà bị người ta khuất phục. Sức hấp dẫn này sở dĩ hấp dẫn người ta, khiến người ta tiếp nhận tình nguyện là ở chỗ cái gì mình muốn ở người ta thì làm điều người ta muốn.
Cái gì mình mong muốn cho người ta thì nên hợp với mong muốn của người ta, do đó mà đạt được kết quả. Vì vậy, chỗ dựa của sức mạnh mềm là sức hấp dẫn và sức đồng hóa là biểu dương và khuyên bảo thuyết phục, đánh vào lòng người, lấy ý chí cảm hóa con người.
Khả năng đoạt lấy thứ mình muốn thông qua sự hấp dẫn thay vì ép buộc, xuất phát từ sự hấp dẫn về văn hóa, tư tưởng chính trị và các chính sách của một quốc gia. Đây là loại sức mạnh có thể dễ dàng gây ảnh hưởng lên hành vi của quốc gia khác mà không cần phải sử dụng đến các loại sức mạnh có thể đong đếm được, mà cốt lõi của nó chính là văn hóa.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa đi kèm với sự bùng nổ thông tin như hiện nay, nhiều nhà phân tích hàng đầu về quan hệ quốc tế cho rằng, sức mạnh mềm đang tỏ rõ ưu thế của nó so với sức mạnh cứng.
Joseph Nye, đã đi sâu vào nghiên cứu yếu tố vô hình của sức mạnh tổng hợp với lý thuyết sức mạnh mềm (soft power) của mình. Theo ông người ta có thể vạch ra một sự phân biệt cơ bản giữa sức mạnh ứng xử (tức là năng lực làm sao để có được những gì mình muốn), với sức mạnh về nguồn lực (tức là việc sở hữu các nguồn lực mà thường đi kèm với năng lực đạt được những ảnh hưởng mong muốn). Sức mạnh ứng xử lại có thể được chia thành sức mạnh cứng và sức mạnh mềm.
Sức mạnh cứng là năng lực bắt người khác phải làm những việc mà họ không mong muốn. Khi nắm trong tay sức mạnh quân sự hoặc kinh tế vượt trội, thì người sở hữu sức mạnh có năng lực buộc các chủ thể có ý chí khác phải làm theo ý muốn của anh ta. Đối với những chủ thể khác, việc phải tuân thủ là không mong muốn, nhưng để tránh rơi vào tình trạng xấu hơn, chẳng hạn như phải hứng chịu hình phạt về thân thể (quân sự); bị cắt giảm hay xóa bỏ điều kiện vật chất (kinh tế) – các chủ thể chịu sự chi phối của sức mạnh buộc phải làm theo mong muốn của chủ thể sở hữu sức mạnh.
Sức mạnh mềm là năng lực khiến người khác làm những gì mà mình muốn bởi vì bản thân những người khác cũng muốn như vậy. Đó là năng lực mang tính lôi cuốn mà không phải là ép buộc. Một chủ thể có được sức mạnh mềm bằng cách thuyết phục người khác đi theo mình, hoặc khiến họ coi mình là hình mẫu để noi theo (mong muốn trở nên giống như vậy), hoặc làm cho họ đồng ý hành động dựa trên những quy chuẩn, thể chế mà mình đưa ra… tất cả những cái đó rốt cuộc dẫn đến một kết cục chung là: khiến những chủ thể khác phải hành động như mình đã trù liệu và mong muốn.
Theo quan niệm của J.Nye, sức mạnh mềm của một quốc gia bao gồm: năng lực hấp dẫn của văn hóa, của các chuẩn giá trị, năng lực định hướng thị hiếu và sở thích đối với những chủ thể khác, năng lực vạch ra các chương trình nghị sự, xây dựng thể chế hay chuẩn mực mà được các chủ thể khác chấp nhận và làm theo.
Luận chứng cho ý tưởng nói trên, J.Nye đã tiến hành phân tích quá trình phát triển của sức mạnh trong lịch sử. Theo ông, châu Âu TK XVIII, lãnh thổ và dân số nông nghiệp đã tạo điều kiện cho sự lớn mạnh của các binh chủng bộ binh, nước Pháp có được ưu thế đó và trở thành cường quốc vượt trội. Đến TK XIX, sự phát triển công nghiệp đã cung cấp nguồn lực cho nước Anh và sau đó là Đức lần lượt trỗi dậy giành ưu thế. Đến giữa TK XX, khoa học và đặc biệt là vật lý hạt nhân đã đóng góp những nguồn sức mạnh quyết định cho Mỹ và Liên Xô. Nhưng trong kỷ nguyên toàn cầu như hiện nay, một bức tranh về sức mạnh đang trở nên rõ nét. Dễ dàng nhận thấy trong xã hội hiện đại sự hấp dẫn của ý tưởng và văn hóa là rất lớn. Người nào sở hữu những thứ đó thì người đó có được sức mạnh. Các ngôi sao ca nhạc, điện ảnh… có sức mạnh chi phối đáng kể đối với công chúng hâm mộ họ.
Nền văn hóa đại chúng Hoa Kỳ với các trào lưu tự do và bình đẳng của nó đang ngự trị trên phim ảnh truyền hình, phát thanh, internet… đó có thể coi là một thứ sức mạnh mềm.
Người ta có thể giả định rằng sở dĩ nước Mỹ có được sức mạnh mềm này là nhờ vào việc sở hữu các ngành công nghiệp truyền thông và văn hóa hùng mạnh. Tuy nhiên, việc sở hữu nói trên sẽ không hẳn đem lại sức mạnh mềm một cách tương ứng, nếu như nội dung của những thông điệp (truyền thông) và những ấn phẩm (văn hóa) không làm cho những người khác thấy rằng, chúng có giá trị, đúng đắn, tin cậy, hứng thú.
Để luận chứng cho ý tưởng trên J.Nye đã đưa ra một bảng so sánh giữa sức mạnh cứng và sức mạnh mềm trong sức mạnh tổng hợp của một quốc gia như sau:
Sức mạnh cứng |
Sức mạnh mềm |
||||||
Nước |
Tài nguyên |
Quân sự |
Kinh tế |
Khoa học kỹ thuật |
Lực ngưng tụ |
Tính phổ biến của văn hóa |
Mức độ tham dự vào cơ cấu quốc tế |
Mỹ |
Mạnh |
Mạnh |
Mạnh |
Mạnh |
Mạnh |
Mạnh |
Mạnh |
Nga |
Mạnh |
Mạnh |
Vừa |
Vừa |
Yếu |
Vừa |
Vừa |
Châu Âu |
Mạnh |
Vừa |
Mạnh |
Mạnh |
Yếu |
Mạnh |
Mạnh |
Nhật Bản |
Vừa |
Yếu |
Mạnh |
Mạnh |
Mạnh |
Vừa |
Vừa |
Trung Quốc |
Mạnh |
Vừa |
Vừa |
Yếu |
Mạnh |
Vừa |
Vừa |
Trong đó, những nguồn lực quy về sức mạnh cứng bao gồm: tài nguyên cơ bản, lực lượng quân sự, lực lượng kinh tế. Sức mạnh mềm được tính cho các nguồn lực như: lực lượng ngưng tụ quốc gia (khả năng huy động và tập trung sức mạnh), lực lượng khoa học kỹ thuật, tính phổ biến của văn hóa, mức độ tham dự vào cơ cấu quốc tế.
Về quan hệ giữa sức mạnh cứng và sức mạnh mềm, nói một cách khách quan, mỗi cái có một vị thế của nó, mỗi cái tự phát huy tác dụng của nó trong lĩnh vực quan hệ quốc tế. Chúng bổ sung cho nhau trong lực lượng quốc gia. Sức mạnh cứng là cơ sở để sức mạnh mềm tồn tại và phát triển, sức mạnh mềm sẽ ảnh hưởng đến sự phát huy tác dụng của sức mạnh cứng.Đúng như
Với việc phân xuất các thành tố cấu thành sức mạnh quốc gia như trên, có thể thấy J.Nye đã đưa văn hóa vào cơ cấu sức mạnh tổng hợp và coi nó là một thành tố quan trọng.
Các quốc gia, đặc biệt là các cường quốc, đã nắm bắt cơ hội chuyển văn hóa thành sức mạnh mềm nhằm tăng cường sức ảnh hưởng, ví dụ thông điệp văn hóa của phương Tây, mà đặc biệt là Mỹ. Điện ảnh Hollywood và nhạc pop của Mỹ đã đạt tới tầm toàn cầu. Ngành công nghiệp giải trí của Mỹ đã phát tán các giá trị Mỹ thông qua các ấn phẩm văn hóa. Ý thức về tự do cá nhân và về những gì mà lối sống tự do có thể mang lại luôn ẩn chứa trong mọi cuốn phim, mọi chương trình tivi, mọi cuốn sách hay bất cứ sản phẩm nghe nhìn nào của Mỹ.
Sự thống trị của Mỹ trong lĩnh vực truyền thông và văn hóa đại chúng đã khiến cho nhiều nhà văn hóa lo ngại về một sự thống trị của văn hóa Mỹ đối với cả văn hóa châu Âu. Mệnh đề toàn cầu hóa hay Mỹ hóa?. Nước Mỹ đang tạo dựng hình ảnh về một cường quốc kiểu mới, hậu chiến tranh lạnh – cường quốc văn hóa.
Có thể nhận thấy, đằng sau những thành quả, và kể cả những mặt trái của sự phát triển của mỗi quốc gia đều là một quan điểm quốc gia mạnh mẽ và thống nhất. Với Mỹ đó là tư tưởng tự do và chủ nghĩa bá quyền; đối với Nhật Bản – là tư tưởng Nhật Bản cạnh tranh và vượt Tây Âu; đối với Trung Quốc là một Trung Quốc thống nhất, trỗi dậy; đối với Ixarel là tinh thần dân tộc và khả năng kiểm soát các quyền lực then chốt của thế giới dựa trên trí tuệ ưu việt của người Do Thái,… Các quốc gia nay cũng đang nỗ lực gia tăng ảnh hưởng văn hóa của mình thông qua các kênh truyền thông đại chúng, các ấn phẩm văn hóa và hàng tiêu dùng. Hàng loạt quảng cáo, các chương trình quảng bá du lịch, giới thiệu hình ảnh đất nước và con người, các đặc trưng văn hóa dân tộc, lối sống… đang thông qua những bộ phim dài tập, âm nhạc, các mẫu thời trang, báo phát hành miễn phí và các trang web… phát tán đi khắp thế giới…
_______________
1. Joshef. S.Nye, Soft Power, Foreign Policy, 1990, p.166.
2. Joshef. S.Nye and William Owen,
Nguồn : Tạp chí VHNT số 361, tháng 7-2014
Tác giả : Nguyễn Thị Thùy Yên
Bài viết cùng chủ đề:
Định hướng giá trị yêu nước cho thế hệ trẻ hiện nay
Hồ chí minh – người khai sinh danh nhân văn hóa thời hiện đại
Ngoại giao văn hóa trong chính sách phát triển của việt nam