Nhận diện âm điệu bài chòi (p2)


 

Hò Quảng: rung bậc hò và xang.

Câu lục

Mô hình âm điệu chính cách:

Cao độ các bậc âm ứng với cấu trúc thanh điệu thơ tạo thành sơ đồ âm điệu:

 

Ví dụ:

Trên thực tế, các trường hợp cao độ ít dùng (*) ở từ thứ 2 và thứ 6 là những âm điệu đậm chất nhạc hơi quảng của tài tử – cải lương. Ở đây, những sắc thái đó được các nghệ sĩ bài chòi giảm thiểu nhằm tạo sắc thái riêng cho hò Quảng. Bên cạnh đó, nét láy quãng 2 dưới bậc công (≈la) là cách trang điểm riêng của bài chòi, không thấy có trong hơi quảng nguyên gốc.

Mô hình âm điệu biến cách:

Trong dạng âm điệu này, giai điệu vận hành ở âm khu cao từ bậc công đến bậc xáng:

 

Khi đó, giai điệu sẽ vận hành theo sơ đồ âm điệu:

 

 

Ví dụ:

 

Câu bát

Mô hình âm điệu câu bát trong bài:

 

Cao độ các bậc âm ứng với sơ đồ thanh điệu sẽ diễn ra theo mô hình:

 

 

Điều đặc biệt, nếu giai điệu kết ở hò (thanh huyền ≈đô), bao giờ cũng xuất hiện bậc y (≈mi) như sự thay thế cho bậc xang (≈fa). Ví dụ:

 

 

Các trường hợp cao độ ở từ thứ 2 được đánh dấu ít dùng (*) là âm điệu đậm chất nhạc hơi quảng của tài tử- cải lương, ở hò quảng/ bài chòi rất ít sử dụng.

Mô hình âm điệu câu bát kết bài:

 

 

Câu bát kết bài hò quảng có 2 dạng, nếu từ thứ 8 là thanh huyền thì giai điệu kết ở bậc hò, nếu là thanh ngang thì kết ở bậc líu. Như đã nói, trong hơi quảng nguyên gốc, xang và xừ là những âm chủ quan trọng, thậm chí có phần trội hơn cả âm chủ hò. Thế nhưng hò quảng chỉ dùng hò làm một âm chủ duy nhất. Đây chính là đặc điểm quan trọng tạo sự khác biệt ở bài chòi. Đáng chú ý, ở trường hợp kết hò, âm thứ 6 sẽ được nhắc lại trên bậc y (≈mi). Giai điệu có điểm nhấn vào bậc y là nét đặc trưng cho kiểu âm điệu kết bài trên từ thuộc thanh huyền của hò quảng. Cũng có trường hợp, trước khi vào kết, âm điệu bao chứa bậc y xuất hiện sớm ngay ở từ thứ 4 (vần trắc).

 

Sơ đồ âm điệu vế cuối câu bát kết bài:

 

Ví dụ:

 

 

Cũng có thể hát thành:

 

Với quy luật âm điệu nêu trên, nhất là việc giai điệu ít nhấn vào xang (≈fa) và không kết ở âm bậc này đã khiến cho hò quảng bớt đi vẻ trữ tình “ướt át”, thướt tha mượt mà, vốn rất đậm đặc trong hơi quảng nhạc tài tử – cải lương.

Xàng xê: rung bậc xừ và công.

Câu lục

Mô hình âm điệu chính cách:

 

Cao độ các bậc âm ứng với cấu trúc thanh điệu thơ tạo thành sơ đồ âm điệu sau:

 

 

Bậc xang (≈fa) ở từ thứ 2 và thứ 6 rất hiếm sử dụng vì giai điệu sẽ ngả sang hơi bắc. Ví dụ:

 

 

 

Mô hình âm điệu biến cách 1: giai điệu diễn ra ở âm khu trầm, xuống tới bậc xề.

 

Khi đó, giai điệu sẽ vận hành theo sơ đồ âm điệu sau:

 

 

Ví dụ:

 

 

Mô hình âm điệu biến cách 2: rất ít được sử dụng vì đây là âm điệu đặc trưng của hơi bắc.

 

 

Giai điệu vận hành trên sơ đồ âm điệu:

 

Ví dụ:

Câu bát

Mô hình âm điệu câu bát trong bài:

 

 

 

Cao độ các bậc âm ứng với sơ đồ thanh điệu sẽ diễn ra theo mô hình:

 

 

 

 

Ví dụ:

 

 

Mô hình âm điệu câu bát kết bài:

 

 

 

Với mô hình âm điệu câu bát kết bài xàng xê, nếu từ thứ 8 là thanh huyền thì giai điệu kết ở bậc xừ (≈rê), còn nếu là thanh ngang thì kết ở bậc xê (≈xol), hoàn toàn trùng lặp với các âm kết của câu bát trong bài.

 

Ví dụ:

 

So với hơi nhạc trong tài tử – cải lương, nhìn chung xàng xê của bài chòi vẫn giữ được tính chất khỏe khoắn uy nghiêm của âm điệu nguyên gốc.

Cổ Bản (nam xuân): rung bậc xừ và công.

Câu lục

Mô hình âm điệu chính cách:

 

Cao độ các bậc âm ứng với cấu trúc thanh điệu thơ tạo thành sơ đồ âm điệu:

 

Ví dụ:

 

Đáng chú ý, khi giai điệu kết ở bậc xang (≈fa), bậc âm này được trang điểm bằng nét láy xuống âm dưới quãng 3 (xừ ≈rê). Đây là nét tô điểm được sáng tạo riêng của bài chòi, không có trong hơi xuân hay hơi bắc nguyên gốc.

Mô hình âm điệu biến cách 1: so với mô hình chính cách, giai điệu mô hình biến cách 1 diễn ra ở âm khu trầm với sự xuất hiện của bậc phàn (≈xib).

 

Cao độ các bậc âm ứng với cấu trúc thanh điệu lời thơ tạo thành sơ đồ âm điệu:

 

 

Ví dụ:

 

 

Mô hình âm điệu biến cách 2: giống với mô hình câu lục biến cách 2 của xàng xê nhưng trong cổ bản sử dụng nhiều hơn. Đây chính là âm điệu đặc trưng của hơi bắc.

 

Khi đó, giai điệu sẽ vận hành theo sơ đồ âm điệu:

 

 

Ví dụ:

 

Câu bát

Mô hình âm điệu câu bát trong bài:

 

 

 

Giai điệu vận hành theo mô hình âm điệu:

Ví dụ:

 

 

 

 

 

Mô hình âm điệu câu bát kết bài:

 

 

Giống như trường hợp xàng xê, câu bát kết bài của cổ bản (nam xuân) cũng có âm kết hoàn toàn trùng lặp với mô hình âm điệu câu bát trong bài. Đây là sơ đồ âm điệu vế cuối câu bát kết bài:

 

 

 

 

Ví dụ:

 

 

Sẽ thấy, do âm điệu cấy ghép giữa hơi xuân và hơi bắc của nhạc tài tử- cải lương, điệu cổ bản (nam xuân)/ bài chòi không mang dáng vẻ thư thái, “tiên phong đạo cốt”- vốn là âm điệu đặc trưng của hơi xuân nguyên gốc. Thay vào đó là tính chất vui khỏe, hào sảng thiên về hơi bắc. Cũng chính vì gần với hơi bắc, nên trong thành phần giai điệu cổ bản (nam xuân) có rất nhiều bước tiến hành giống hệt với điệu xàng xê ở cả câu lục lẫn câu bát. Như đã trình bày, hơi bắc và hơi nhạc nguyên gốc trong tài tử- cải lương vốn được chia tách từ một tổng thể lớn hơn. Hai hệ thống âm điệu này trên thực tế chỉ khác nhau về trục âm chủ, còn thang âm, các bước đi giai điệu cũng như cách trang điểm các bậc âm giống hệt nhau. Mà xàng xê/ bài chòi du nhập hơi nhạc, cổ bản (nam xuân)/ bài chòi du nhập hơi bắc, nên ở đây có sự gần gũi, tương đồng âm điệu là điều tất yếu.

Nói lối

Trong nghệ thuật bài chòi, một số lời ca được mở đầu bằng đôi ba câu thơ 4 từ, 5 từ, 7 từ hay 8 từ trước khi vào phần chính lục bát. Trong những trường hợp như vậy, các nghệ sĩ thường chọn cách nối lối những câu thơ đó với kiểu giọng ngữ điệu, ngữ khí của tuồng hay cải lương. Nói lối có 2 dạng:

Dạng nói lối hiển thị rõ cao độ, là một nét giai điệu 3- 4 âm không xác định tiết tấu. Thông thường, nói lối mở đầu làn điệu nào thì sẽ mang âm hưởng của làn điệu đó. Ở bài chòi, người hát sẽ phỏng theo trục âm điệu mô hình câu lục chính cách để làm điểm tựa cho tương quan thanh điệu lời thơ. Hãy quan sát các cách nói lối khác nhau trên cùng một câu thơ để thấy rõ trục âm cơ bản của chúng:

 

 

 

Nhìn vào các ví dụ trên, sẽ thấy cách nói lối vào bài xàng xê giống với cách nói lối vào bài cổ bản (nam xuân), bởi trục âm tựa câu lục của 2 làn điệu này rất gần gũi.

Dạng nói lối nửa nói nửa hát, không hiển thị rõ cao độ. Về nguyên tắc, dạng này do không xác định cao độ nên dùng để bắt vào làn điệu nào cũng được. Thế nhưng trên thực tế, thường thì ở những âm cuối cùng, các nghệ sĩ sẽ lái thanh âm về cao độ âm điệu chính để bắt vào bài.

Nói lối trước khi hát là một kiểu dạng nghệ thuật được đánh giá cao trong dân gian. Như đã biết, đó thực chất là yếu tố nghệ thuật biểu cảm sân khấu, rất phổ biến ở tuồng hay cải lương. Chính vì thế nhiều khi bài thơ dù thuần túy lục bát nhưng người nghệ sĩ vẫn có thể vận dụng cách nói lối mở bài để gia tăng tính diễn xướng sân khấu, giúp cho sân chơi bài chòi thêm phần hấp dẫn. Ví dụ:

 

Xin được nhấn mạnh, các quy luật nêu trên hình thành trong truyền thống tạo nên hệ thống những âm điệu đặc thù. Điều đó có nghĩa nếu người hát chọn lựa không đúng với những gì đã tổng kết thì sẽ không thể hiện đúng sắc thái các làn điệu bài chòi. Đây là cái mà dân gian thường gọi là hát không ra “chất”.

Nguồn : Tạp chí VHNT số 351, tháng 9-2013

Tác giả : Bùi Trọng Hiền

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *