/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-priority:99;
mso-style-qformat:yes;
mso-style-parent:””;
mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt;
mso-para-margin-top:0cm;
mso-para-margin-right:0cm;
mso-para-margin-bottom:10.0pt;
mso-para-margin-left:0cm;
line-height:115%;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:11.0pt;
font-family:”Calibri”,”sans-serif”;
mso-ascii-font-family:Calibri;
mso-ascii-theme-font:minor-latin;
mso-hansi-font-family:Calibri;
mso-hansi-theme-font:minor-latin;}
Bình Định luôn gợi nhớ trong ta những ấn tượng sâu sắc về một vùng đất giàu truyền thống thượng võ, đã hun đúc nên khí chất anh hùng bất khuất. Không biết tự bao giờ, con người nơi đây đã mượn ca dao để mời gọi bước chân bè bạn về với miền đất võ: Ai về Bình Định mà coi/ Con gái Bình Định bỏ roi, đi quyền.
Ai là người Bình Định, ai đã từng sống, từng được đắm mình trong bầu không gian văn hóa Bình Định cũng đều thuộc nằm lòng câu ca dao này. Vậy câu ca này có xuất xứ từ đâu, phải chăng từ làng An Vinh nằm trải dài theo bờ bắc sông Côn, xa xưa rất trù phú, hiện nay thuộc xã Tây Vinh, huyện Tây Sơn. An Vinh xuất hiện những võ sư rất tinh thông võ nghệ, một mình có thể địch hàng trăm người. Ở đây, có một câu chuyện về cô gái liễu yếu đào tơ, hạ hàng chục cao thủ đến xin tỉ thí võ nghệ cầu hôn. Đó là cô Tám Cảng, con gái ông Hương mục Ngạc. Cô Tám lặng thầm đi vào huyền thoại võ Tây Sơn. Có lẽ, cũng từ đây xuất hiện những câu ca kiểu như trai An Thái, gái An Vinh và cả câu ca chúng ta đang nói nữa chăng?
Võ Bình Định không có sự khác biệt giữa võ dành cho con trai hay con gái. Con gái Bình Định thậm chí còn hơn hẳn con trai. Ẩn chứa bên trong vẻ đẹp dịu dàng thiếu nữ Bình Định là một ý chí rắn rỏi một nghị lực sống phi thường. Con gái Bình Định lúc dịu dàng như mặt biển hiền hòa nơi đầm Thị Nại, khi kiên cường, rắn rỏi, gập ghềnh như đèo dốc Cù Mông. Vì vậy, câu ca dao trên viết là bỏ roi thì rất dễ dẫn đến hiểu lầm là bỏ cây roi (côn) xuống để thể hiện bài quyền. Trong thuật ngữ võ thuật, người ta thường hay nhắc đến cụm từ múa roi, bỏ bộ. Bỏ ở đây cần được hiểu là sự thực hiện chứ không thể hiểu là bỏ xuống hay bỏ đi. Cái tài của người con gái ở đây là ở chỗ vừa có thể sử dụng roi vừa kết hợp với đi quyền. Thậm chí, họ còn nâng võ thuật lên một trình độ điêu luyện, tài hoa nghệ sĩ múa roi. Các chiêu thức của bài roi được thảo ra để biểu thị cả hình và ý của nhiều loài thú nên hết sức biến ảo, nhẹ nhàng, uyển chuyển như múa vậy. Mỗi đường roi đều được thảo ra từ những tích cổ của nền văn hóa phương Đông hay là mượn hình ảnh của loài vật trong địa chi và tứ linh để đặt tên. Thảo bộ là bài tập về tay không và thảo roi là bài tập với cây gậy, cây côn. Thảo là lối viết rất nhanh, bay bướm, là một trong bốn thế viết thư pháp: lệ, chân, triện, thảo. Trong thư họa, thảo là nét vẽ, nét hoa. Do đó, khi luyện tập một bài thảo roi, thì chắc chắn các cô gái sẽ thể hiện sự hài hòa, uyển chuyển, linh hoạt, mang đậm hồn cốt dân tộc khác hẳn với các môn võ trên thế giới.
Hãy đến thăm quê hương của người anh hùng áo vải, để có dịp được tận mắt thưởng thức những động tác uyển chuyển, nhanh nhẹn, nhưng cũng đầy khí chất dũng mãnh, quật cường, tinh tế của các cô gái nơi đây.
Nguồn : Tạp chí VHNT số 323, tháng 5-2011
Tác giả : Phạm Văn Học
Bài viết cùng chủ đề:
Nghệ nhân Nguyễn Đức Bằng thổi hồn vào lá bồ đề mạ vàng
Vai trò của thư viện trong các cơ quan quản lý nhà nước
Nhận thức và giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở nước ta hiện nay