Báo chí và việc phản ánh vấn đề hôn nhân gia đình


 

Hôn nhân – gia đình là mt mng đ tài ln trong báo chí truyn thông nước ta. Trong mng đ tài này, có mt s vn đ quan trng ni bt trong thi đim hin nay là bo hành gia đình, bình đng gii và vn đ hôn nhân đng tính. Đây là nhng vn đ được báo chí quan tâm đáng k, tuy nhiên cách tiếp cn li chưa thc s khoa hc và tích cc, vô tình to ra nhng l hng v nhn thc và cng c đnh kiến chưa đúng trong dư lun xã hi.

1. Vn đ bo hành gia đình, bo v quyn ph n và tr em

Nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam lần đầu tiên được tiến hành và công bố cuối năm 2012 cho thấy, có tới 58% phụ nữ đã từng là nạn nhân của bạo hành gia đình, bao gồm các hình thức bạo hành thể xác, tình dục và tinh thần. Bên cạnh phụ nữ, trẻ em cũng là nạn nhân của bạo hành gia đình. Cứ bốn phụ nữ có con dưới 15 tuổi thì có một người cho biết con họ đã từng bị bạo hành về thể xác. Theo một số nhà nghiên cứu xã hội, số lượng nạn nhân thực tế của bạo lực gia đình có thể còn cao hơn.

Hiện trạng bạo hành gia đình được phản ánh rộng rãi, trên các phương tiện truyền thông đại chúng hàng ngày như: báo chí, đài phát thanh, truyền hình, các chuyên san gia đình, pháp luật…Tuy nhiên, chất lượng và chiều sâu của các sản phẩm báo chí về vấn đề bạo hành gia đình còn một số tồn tại và bất cập. Tại Hội thảo Nâng cao nhận thc v truyn thông phòng chng bo lc trên cơ s gii do Trung tâm phụ nữ và phát triển tổ chức tháng 6-2012, nhiều tham luận cho rằng đang tồn tại những hạn chế, bất cập đáng kể trong vấn đề phản ánh bạo hành gia đình trên báo chí như: phóng viên không được đào tạo, tập huấn kiến thức khi viết về bình đẳng giới và bạo hành gia đình, đăng tin bài ghi rõ tên tuổi, địa chỉ, hình ảnh, gây bức xúc và ảnh hưởng đến nhân vật, đặt tít giật gân câu khách, miêu tả một cách chi tiết nỗi đau của nạn nhân, cũng như thổi phồng sự thật… Hiện trạng này song hành với xu hướng giật gân hóa, lá cải hóa đang xảy ra trong báo chí nói chung khi phản ánh nhiều vấn đề xã hội khác như ma túy, mại dâm, tội phạm vị thành niên…

Xu hướng giật gân, lá cải hóa khiến việc đưa tin về các vấn đề bạo hành gia đình trở nên ồn ào, chi tiết nhưng lại thiếu sức bền và không đi vào chiều sâu. Các vụ việc nghiêm trọng có xu hướng được đưa tin rầm rộ một thời gian, gây hiệu ứng sốc nhất định trong dư luận, nhưng diễn biến, hậu quả lâu dài ít được bám sát. Do kỹ năng khai thác và tổng hợp thông tin, phản biện xã hội của phóng viên, nhà báo còn hạn chế nên số bài báo đi sâu vào tìm hiểu thực trạng tổng quan, các nguyên nhân sâu xa, các bài phân tích tổng hợp mang tính phản biện xã hội rất hạn chế. Điều này khiến báo chí tuy đưa tin rầm rộ, gây sốc dư luận nhưng lại không đưa ra được giải pháp, cũng như không gây ảnh hưởng về lâu về dài trong việc phòng chống bạo hành gia đình.

Hơn thế, có thể thấy rằng báo chí theo xu hướng lá cải lâu dài sẽ gây ra một ảnh hưởng rất tiêu cực, đó là sự vô cảm trong xã hội. Nguyên nhân là do người đọc, người xem tiếp xúc với các thông tin bạo lực hàng ngày, hàng giờ, được đưa theo xu hướng đi vào những chi tiết phản cảm nhưng lại thiếu chú ý tới việc bảo vệ sự riêng tư của các nạn nhân liên quan. Bên cạnh đó, việc dồi dào những bài viết mang tính phản ánh thực trạng, hiện tượng, nhưng lại thiếu vắng các bài viết đi vào tìm hiểu nguyên nhân sâu xa, các bài phản biện… sẽ tạo ra tâm lý bế tắc trong dư luận, và đây chính là một trong những điều có thể dẫn đến sự vô cảm xã hội.

Do việc chăm sóc sức khỏe tinh thần tại nước ta còn chưa được chú ý đúng mức, nên vấn đề bạo hành tinh thần cũng chưa được đề cập đúng mức trên báo chí. Bạo hành tinh thần là vấn đề phức tạp, khó nhận thấy hơn bạo hành thể xác, bạo hành tình dục, nhưng đây lại là vấn đề đang tồn tại và không kém phần nghiêm trọng trong xã hội. Xã hội và văn hóa Việt Nam hiện tại vẫn đang chịu nhiều ảnh hưởng của tư tưởng đạo đức Nho giáo. Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực, những ảnh hưởng tiêu cực mà Nho giáo đã và đang mang lại cho xã hội hiện nay là tâm lý duy tình, dẫn đến buông lỏng kỷ cương pháp luật, tư tưởng phân cấp, đề cao địa vị, tôn ty, trọng nam khinh nữ, coi thường lớp trẻ, dẫn đến việc quyền bình đẳng của những đối tượng này không được nhận thức đầy đủ. Trong nhận thức của đông đảo người dân, việc chồng đánh vợ không được coi là vấn đề pháp luật, mà chỉ đơn giản là vấn đề riêng tư trong gia đình; việc cấp trên mạt sát cấp dưới, cha mẹ mạt sát con cái không được coi là một hình thức bạo hành tinh thần, mà đơn giản chỉ là một lối ứng xử tuy nghiêm khắc nhưng được xã hội chấp nhận.

Tương tự như vấn đề bạo hành gia đình, các vấn đề ngược đãi phụ nữ, trẻ em cũng đang chủ yếu được phản ánh về mặt hiện trạng, hiện tượng, mà thiếu đi việc phân tích cụ thể về pháp luật, xác định trách nhiệm các bên liên quan, lý giải một cách có hệ thống dựa trên các nhận thức về lịch sử, văn hóa, xã hội…

Một ví dụ điển hình là phản ánh của báo chí trong vụ bạo hành trẻ em gây chấn động dư luận xảy ra hồi giữa năm 2010. Các phương tiện truyền thông đã phát hiện và đưa tin vụ việc cháu bé Nguyễn Hào Anh, 14 tuổi, bị vợ chồng một chủ trại tôm giống ở Cà Mau đánh đập, tra tấn dã man bằng nhiều nhục hình như thời trung cổ, dẫn tới thương tật gần 70%. Đây là vụ việc được rất nhiều cơ quan báo chí và dư luận theo dõi và đưa tin. Nhìn chung, đa số bài báo xung quanh vụ việc này đều tập trung vào việc miêu tả những nhục hình mà bé Hào Anh phải chịu đựng, sự phẫn nộ của dư luận và sự xét xử của pháp luật đối với vợ chồng chủ trại tôm giống, sự phục hồi của bé Hào Anh sau khi được đưa vào trại bảo trợ xã hội… Một điều đáng chú ý là mặc dù trong dư luận có nhiều ý kiến về trách nhiệm nuôi dưỡng và bảo vệ con của mẹ ruột bé Hào Anh, cũng như vấn đề pháp lý về bóc lột lao động trẻ em, nhưng đây là những câu hỏi gần như không được báo chí đặt ra và đi tìm kiếm câu trả lời. Điều đó phản ánh nhận thức chưa đầy đủ của báo chí về quyền trẻ em. Trong vụ việc này, nạn nhân tuổi thiếu niên này đã bị xâm phạm các quyền cơ bản là quyền được bảo vệ tính mạng, thân thể, quyền được chăm sóc và nuôi dưỡng và quyền không bị bóc lột sức lao động. Tuy nhiên, báo chí mới chỉ đi sâu được vào vấn đề bé Hào Anh bị xâm phạm quyền được bảo vệ tính mạng, thân thể, còn những quyền khác của em gần như bị bỏ quên.

Có thể nhận thấy hiện trạng báo chí phản ánh các vấn đề về bạo lực gia đình còn nhiều khiếm khuyết. Tuy nhiên, những năm trở lại đây các tổ chức xã hội và cơ quan báo chí đã có những nỗ lực nâng cao năng lực của phóng viên, nhà báo xung quanh chủ đề này. Năm 2011, báo Gia đình và Xã hội đã tổ chức một cuộc vận động viết báo với chủ đề Nói không với bo lc gia đình, thu hút hơn 1500 bài thi có chất lượng đến từ hơn 40 cơ quan báo chí trên cả nước. Báo chí cũng đã tham gia tích cực vào chiến dịch truyền thông phòng chống bạo lực gia đình do Trung tâm sáng kiến Sức khỏe và Dân số (JCC) kết hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức từ năm 2008, với mục tiêu hướng tới nâng cao nhận thức của nam giới Việt Nam, với vai trò tích cực của họ trong việc ngăn chặn bạo lực gia đình thông qua các phương tiện truyền thông, đặc biệt là qua truyền hình (các buổi tọa đàm và quảng cáo), truyền thanh, internet cũng như các hoạt động tương tác như thảo luận nhóm nam giới được tổ chức trên cả nước và phân phát tài liệu truyền thông tới tận tay nam giới tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM. Nhiều chiến dịch truyền thông về bạo hành gia đình cũng đã được tổ chức ở các cấp cơ sở… Những nỗ lực này đã ít nhiều tác động tích cực đến năng lực của báo chí. Tuy nhiên, giới báo chí vẫn cần chủ động tìm kiếm các cách tiếp cận hiện đại, đa chiều, trên cơ sở pháp luật để có thể đưa tin hiệu quả hơn về vấn đề này.

2. Vn đ bt bình đng gii

Bất bình đẳng giới tuy không phải nghiêm trọng như bạo hành gia đình, nhưng cũng là một vấn đề đáng chú ý. Tại Việt Nam, báo chí được định hướng và đã có nhiều đóng góp trong việc tuyên truyền các chính sách, đường lối của Nhà nước về bình đẳng giới. Báo chí đã có những nỗ lực đưa tin về những đóng góp và những thành công của phụ nữ vào các mặt kinh tế, chính trị, xã hội. Tuy nhiên, vẫn tồn tại những vấn đề nổi cộm như nhận thức chưa đầy đủ của phóng viên, nhà báo trong các vấn đề về giới, sự lúng túng, nhầm lẫn giữa vấn đề bất bình đẳng giới và vấn đề bảo tồn truyền thống văn hóa xã hội, tư duy lạc hậu về vai trò của phụ nữ trong cuộc sống gia đình hiện đại cũng như ngoài xã hội…

Các sản phẩm báo chí truyền thông hiện đại vẫn đang củng cố các định kiến bất bình đẳng giới. Phóng viên, nhà báo vẫn đang phản ánh vai trò người phụ nữ và đàn ông trong gia đình cũng như ngoài xã hội theo những khuôn mẫu đã lỗi thời, không còn phù hợp với sự vận động giới trong xã hội hiện đại. Rất nhiều bài báo khi phản ánh tình trạng gia đình không hạnh phúc, thường lý giải nguyên nhân do người vợ không giỏi tề gia nội trợ, coi trọng sự nghiệp, mâu thuẫn với gia đình chồng… Thậm chí đây cũng là những lý do được đưa ra, để lý giải cho những lỗi thuộc về người chồng như ngoại tình, bạo hành gia đình. Đáng chú ý hơn nữa, có những trường hợp người chồng vi phạm pháp luật nghiêm trọng cũng được báo chí bênh vực, như trong trường hợp bài báo Vợ vng trm, đy chng gây án phi vào tù trên báo Công an Nhân dân số ra đầu tháng 5-2012.

Rất nhiều sản phẩm báo chí, truyền thông một cách vô ý thức đã góp phần xây dựng một khuôn mẫu về gia đình hạnh phúc, mà trong đó người phụ nữ thường phải chịu phần thiệt thòi: đấy là hình mẫu gia đình mà người vợ phải đảm đang, nhẫn nhịn, giỏi tề gia nội trợ, gánh vác vai trò chính trong việc chăm sóc gia đình và con cái, biết hy sinh làm hậu phương cho chồng, trong khi đó người chồng là người thành đạt, nắm vai trò trụ cột, có tiếng nói quyết định trong gia đình và không cần tham gia nhiều vào việc nhà hàng ngày.

Không chỉ trong báo chí mà các sản phẩm truyền thông quảng cáo cũng đang đi theo định kiến này. Dễ nhận thấy trên mọi kênh truyền hình hiện nay, các quảng cáo bột giặt, gia vị nấu ăn, vật dụng gia đình đều đa số sử dụng người mẫu là phụ nữ, trong khi đó quảng cáo các sản phẩm công nghệ, bất động sản, dịch vụ ngân hàng, phương tiện đi lại… đều đa số sử dụng người mẫu là nam giới. Điều này xoáy sâu thêm định kiến vai trò của người phụ nữ là làm những công việc thô sơ đơn giản, hay những công việc thường ngày trong gia đình, còn vai trò của nam giới là đưa ra những quyết định quan trọng trong gia đình và ngoài xã hội.

Định kiến giới không chỉ được củng cố trong giới báo chí truyền thông, mà thậm chí cả trong những xuất bản phẩm quan trọng của ngành giáo dục, ngành xương sống trong việc phát triển con người. Giảng viên Nguyễn Thị Minh Tuyết thuộc Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã có một nghiên cứu về hình minh họa trong sách giáo khoa bậc tiểu học, và rút ra kết luận những hình minh họa này luôn đặt khuôn mẫu về phân công lao động giữa nam và nữ, trong đó phụ nữ không được đề cao như nam giới. Kết quả nghiên cứu sự xuất hiện của cả nhân vật chính và phụ trong 487 bài học của 10 tập sách nói trên cho thấy: phụ nữ thường tham gia vào những ngành nghề đơn giản, ít đòi hỏi chuyên môn, mà nếu là trí thức thì lại luôn gắn với giáo viên. Nam giới thường xuất hiện ở tất cả các lĩnh vực đòi hỏi yêu cầu trình độ chuyên môn cao cũng như thể lực, sức khỏe tốt.Nghề nông, một nghề vốn được xem là vất vả, mệt nhọc và thu nhập thấp thì tỷ lệ phụ nữ cũng xuất hiện nhiều hơn nam giới với 12/22 bài. Dễ thấy nếu giới truyền thông, báo chí và ngành giáo dục cứ tiếp tục những định kiến như trên, thì bình đẳng giới khó có thể thực hiện. Dù những năm gần đây, chính quyền các cấp và các tổ chức xã hội liên tục mở các chiến dịch truyền thông bình đẳng giới, nhưng việc nâng cao năng lực báo chí chưa được thực sự quan tâm với đúng vai trò và tiềm năng ảnh hưởng của báo chí, truyền thông trong lĩnh vực này. Nhiều ý kiến chuyên môn cho rằng vấn đề giới cần được đưa vào các trường đào tạo báo chí bởi hiện tại, đây là nội dung ít được quan tâm trong các chương trình đào tạo báo chí của nước ta.

3. Hôn nhân đng gii

Một trong những đề tài mới nhất trong báo chí về vấn đề gia đình hiện nay là vấn đề đồng giới. Các bài viết, sản phẩm báo chí chủ yếu đề cập đến vấn đề nuôi dạy, giáo dục con cái có xu hướng đồng giới. Bên cạnh đó, cũng có một số bài viết về vấn đề hôn nhân đồng giới, chủ yếu là trên báo mạng hoặc những tờ báo không có lượng phát hành quá lớn.

Nhìn chung, tuy có giữ một khoảng cách xa với thế giới, nhưng cách tiếp cận vấn đề đồng giới của báo chí tại Việt Nam đã có nhiều thay đổi tích cực đáng kể trong những năm gần đây. Trước đây ít năm, vấn đề đồng tính được báo chí mặc nhận như một tệ nạn xã hội, một lối sống bệnh hoạn, đua đòi của thanh niên và có thể giải quyết thông qua giáo dục đạo đức. Những bài báo thời kỳ này thường khai thác những khía cạnh tiêu cực, lên án lối sống của người đồng tính, hoặc đưa ra các phương án hướng dẫn phụ huynh chỉnh sửa khuynh hướng tình dục của con cái họ. Đặc biệt, báo chí về đề tài đồng tính thời kỳ này chịu ảnh hưởng mạnh của thuyết đồng tính giả, do nhà giới tính học, bác sĩ Trần Bồng Sơn đưa ra. Theo ông, giới đồng tính chia ra làm hai loại: đồng tính thật và đồng tính giả. Số người đồng tính thật do bẩm sinh chiếm số lượng rất ít, còn lại đại đa số là đồng tính giả, là những con người bị rủ rê, đua đòi theo lối sống đồng tính. Nhiều nhà nghiên cứu quốc tế đã chỉ ra thuyết đồng tính giả chỉ là ý kiến riêng của bác sĩ Trần Bồng Sơn chứ không phải kết luận từ nghiên cứu hay tài liệu khoa học nào, tuy nhiên thuyết này đã và đang có ảnh hưởng lớn, chi phối quan điểm của đại đa số người dân và báo chí Việt Nam xung quanh vấn đề đồng giới.

Những năm gần đây, tuy vẫn còn sự kỳ thị, nhưng báo chí nói chung đã có cái nhìn khoa học, bao dung hơn xung quanh vấn đề đồng giới. Năm 2009, một nghiên cứu nghiêm túc về các sản phẩm báo chí với đề tài đồng giới, do Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (ISEE) cùng Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực hiện cho thấy tỉ lệ kỳ thị người đồng giới chiếm 41%, không kỳ thị chiếm 18% và không xác định chiếm 41%. Nhưng vậy, so với tỉ lệ kỳ thị gần như tuyệt đối của báo chí khoảng một thập kỷ trở về trước thì hiện nay, tỉ lệ kỳ thị chỉ còn dưới mức 50%. Báo chí cũng bắt đầu nhìn nhận đồng giới như một xu hướng tình dục bẩm sinh, không thể can thiệp bằng y học hay giáo dục đạo đức. Các bài báo không còn lên án gay gắt, hay đưa ra những phương án điều trị người đồng tính mà thay vào đó, đưa ra những thông tin khoa học và những lời khuyên giúp người thân chấp nhận và thỏa hiệp với khuynh hướng tình dục của người đồng tính.

Trong khi khuynh hướng đồng tính ngày càng được báo chí công nhận thì quyền lợi của người đồng tính được đề cập một cách rất dè dặt, gần như không có. Khoảng cuối những năm 90 TK XX, lần đầu tiên đám cưới giữa hai người đồng tính được đưa lên mặt báo. Đó là bài về đám cưới của hai cô gái ở đồng bằng sông Cửu Long trên báo An ninh Thế gii, trong đó nhận xét đám cưới nói trên là bệnh hoạn, vô đạo đức. Tuy nhiên, tới những năm gần đây, hôn nhân đồng tính tuy chưa được ủng hộ song đã được đề cập một cách bao dung hơn. Đám cưới năm 2010 của một cặp đồng tính nữ ở Hà Nội được VnExpress nhắc tới trong bài báo nh cưới lãng mn ca cp đng tính n, hay bài báo năm 2012 của báo u đin Vit Nam mang tựa đề Người cha t chc đám cưới đng gii mong con sng hnh phúc, là những ví dụ cho thấy báo chí đang bắt đầu chấp nhận hôn nhân đồng tính. Bước tiến lớn trong việc công nhận quyền của người đồng giới ở Việt Nam là việc hôn nhân đồng giới được đưa vào Dự thảo Luật Hôn nhân và Gia đình sửa đổi. Về sự kiện này, trên báo Pháp luật & Xã hi có bài Mối quan h đng gii cn được bo v trong Lut Hôn nhân và Gia đình, báo Người Lao đng có bài Mở đường cho hôn nhân đng tính, Tiền Phong đăng bài Đề xut công nhn hôn nhân đng gii… Nhiều cơ quan báo chí khác cũng có những bài viết mang tính trung lập, hoặc đi xa hơn là ủng hộ đề xuất hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới trong Dự thảo luật Hôn nhân và Gia đình sửa đổi.

Bên cạnh đó, đã có những hoạt động tập huấn, chia sẻ thông tin giữa các nhà báo với các chuyên gia tình dục học, nhà hoạt động xã hội trong và ngoài nước và các tổ chức, cá nhân trong giới đồng tính. Đây là những hoạt động có mục tiêu xây dựng hình ảnh tích cực của giới tính thứ ba trong báo chí tại Việt Nam.

Có thể nói trong thời gian 15 năm trở lại đây, báo chí Việt Nam đã có những chuyển biến lớn về cách tiếp cận vấn đề đồng giới. Từ phủ nhận hoàn toàn, báo chí đã tiếp cận một cách khoa học hơn tới vấn đề này. Rất nhiều mảng trong vấn đề quyền lợi người đồng giới còn bỏ ngỏ, tuy vậy, báo chí cũng đã phản ánh thái độ của công luận đang ngày một hiểu biết và chấp nhận hiện tượng đồng tính.

4. nh hưởng ca truyn thông mng ti báo chí v vn đ gia đình

Với 31,2 triệu người sử dụng internet (chiếm 35,5% dân số), Việt Nam trở thành quốc gia thứ 18/20 nước có số người sử dụng internet lớn nhất thế giới. Phương tiện internet đã mở ra cơ hội phát triển báo chí truyền thông công dân tại Việt Nam. Các trang mạng chuyên về vấn đề gia đình như lamchame.com, webtretho.com phát triển nở rộ và có những ảnh hưởng nhất định đối với báo chí chính thống. Các diễn đàn nói trên đã cung cấp nguồn thông tin đáng kể về các vấn đề gia đình cho báo giới. Bên cạnh đó, đây cũng là những diễn đàn phản biện của dư luận đối với hoạt động của báo chí trong lĩnh vực gia đình.

Đặc trưng của mạng internet khiến người sử dụng có cơ hội nghiên cứu, tìm hiểu rộng rãi về các vấn đề xã hội, tiếp cận với những luồng thông tin, quan điểm đa chiều. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc tạo ra một dư luận tích cực, tạo áp lực để báo chí có cách nhìn nhận khoa học hơn về các vấn đề gia đình còn nổi cộm tại Việt Nam, tiến tới việc xóa bỏ định kiến và có cách tiếp cận nhân văn hơn trong những vấn đề này.

Truyền thông mạng song hành cùng xu thế ngày càng được nâng cao của dân trí sẽ là lực đẩy cho báo chí truyền thống trong việc đưa tin bài chất lượng hơn về các vấn đề gia đình nổi bật như bạo hành gia đình, bình đẳng giới và quan hệ đồng giới. Tuy nhiên, điều cần thiết nhất hiện nay vẫn là sự chủ động của báo chí trong việc nâng cao năng lực của bản thân trong những vấn đề này.

Nguồn : Tạp chí VHNT số 348, tháng 6-2013

Tác giả : Cao Vũ Huyền

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *