Truyền thuyết dân gian vùng đất Phong Châu vẫn lưu truyền về sự hiện tồn của 18 đời vua Hùng, trong đó, vị vua đầu tiên đã có công hình thành nên nước Văn Lang – được xem là nhà nước đầu tiên của cộng đồng Việt Mường, sau đó là của cộng đồng quốc gia đa dân tộc Việt Nam (1). Nếu như, núi thiêng Nghĩa Lĩnh trở thành biểu tượng trung tâm khởi nguồn và quy tụ sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng thờ cúng các vua Hùng, thì với người Việt – Mường xưa, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, mà đỉnh cao là biểu tượng tín ngưỡng thờ các vua Hùng, lại lan tỏa từ trung tâm Kinh đô Văn Lang để đến với mọi gia đình tại khắp các làng bản. Hình tượng các đức vua đã được “bình dân hóa”, phối thờ cùng ban thờ tổ tiên của dòng họ, gia đình, tạo nên sự gần gũi. Chính từ không gian văn hóa liên thông này, trong tâm thức bao đời, ý thức dân tộc và ý thức lịch sử, sự quý trọng vĩ nhân và ước nguyên cộng đồng, trong tư duy văn hóa người dân qua hàng nghìn năm, luôn luôn hòa quyện, phối nhập một cách tự nhiên, hình thành nên một lẽ sống, một đạo lý tri ân, mang tính truyền thống đối với các bậc tiền nhân của cộng đồng dân tộc. Cũng bởi vậy, dõi theo suốt dọc dài lịch sử, với người Việt Nam, một cá nhân, dù công lao có lớn lao đến mấy, muốn tồn tại trong tâm thức dân gian, tất phải hóa thân vào cộng đồng, lấy cộng đồng làm gốc để tạo đà sinh ra các giá trị văn hóa, giá trị đạo đức mang tính chuẩn mực, được đời đời vinh danh.
Nếu như ở nhiều quốc gia trên thế giới, vị trí linh thiêng dành cho các nghi lễ thờ cúng tổ tiên, phụng thờ nhân vật khai sáng cho dân tộc thường chỉ dồn tụ tại một địa điểm/ không gian, nhiều khi/ chủ yếu do giai cấp thống trị (triều đình/ nhà nước) quy định và can dự, thì với người Việt Nam, tại hầu khắp các làng bản, người dân đều có quyền can dự vào những “địa chỉ” linh thiêng của cộng đồng mình (miếu, đình, đền, chùa, nghè, am), nơi quy tụ, chế ngự và điều chỉnh tâm lý cộng đồng, thể hiện các hành vi thực hành nghi lễ ở tất cả các di tích tín ngưỡng được cộng đồng lựa chọn, đồng thuận, tuân thủ qua các đời. Đồng thời, cũng từ những địa chỉ tín ngưỡng linh thiêng này, cộng đồng thường xuyên tổ chức các lễ hội sinh động, náo nhiệt bên cạnh các nghi lễ trang trọng, uy nghiêm. Một mặt để đánh thức mọi tiềm năng văn hóa, duy trì và trao truyền các giá trị văn hóa từ đời nọ đến đời kia, mặt khác, làm cho các lớp lang văn hóa từ khởi nguồn đến đương đại luôn luôn hòa trộn một cách tự nhiên (nhiều khi đến rắc rối, phức tạp, biến hóa), tạo ra sức mạnh văn hóa tổng lực, phục vụ trực tiếp nhu cầu đời sống xã hội, hiện tại cũng như lâu dài. Và cố nhiên, ẩn chứa trong đó còn là vô vàn những hành vi thực hành tín ngưỡng, những tục hèm (từ phạm vi gia đình, dòng họ đến làng/ bản) mang bản sắc riêng của từng vùng đất, tùy theo nhận thức cùng lý tưởng thẩm mỹ của người dân sở tại. Cũng chính từ không gian văn hóa tín ngưỡng mang vị thế trung tâm là Phong Châu – Phú Thọ, nhờ những giá trị văn hóa với những bản sắc độc đáo của nó, tín ngưỡng thờ cúng các Vua Hùng đã theo tầm lịch sử, lan tỏa tới nhiều miền, vùng trong cả nước, kết tinh thành nguồn vốn văn hóa mang đặc trưng văn hóa tâm linh Việt Nam.
Việc đối sánh một cách sơ lược trên đây, một mặt để thấy được nét độc đáo mang tính bản sắc của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương; mặt khác, cho thấy, từ những hình thức và tâm thức thờ phụng tâm linh độc đáo này, tất đã hàm chứa trong đó những giá trị mang tính phương tiện (intrumental values), tạo ra những yếu tố/ thành tố văn hóa nội sinh bền vững, trở thành hệ giá trị cốt lõi cho sự vận động và phát triển của lịch sử văn hóa Việt Nam.
Có thể thấy rằng, ngay từ chặng khởi nguồn, những tín ngưỡng sơ khai thờ cúng Vua Hùng và các nhân vật liên quan đã bắt nguồn từ tục thờ cúng tổ tiên của cư dân Việt – Mường, thể hiện sự nối kết tâm thức tri ân lớp người khai sáng cho gia đình, dòng tộc và cao hơn cả là tri ân những người có công khai phá, tạo lập cộng đồng, vượt qua mọi thử thách của tự nhiên khắc nghiệt và các thế lực ngoại xâm, đặt nền móng cho sự liên kết sức mạnh cộng đồng, vươn tới đỉnh cao là ý thức tự hào và tâm nguyện củng cố – bảo vệ một quốc gia, dân tộc. Trải qua tiến trình vận động, nhận thức về lịch sử, về vị thế của đất – nước, nơi tụ cư của cộng đồng, dần dần được nâng cao. Những bài học về sự thành – bại, được – mất trong quá trình ứng xử với tự nhiên và xã hội là cơ sở cốt lõi giúp cộng đồng đúc kết nên những kinh nghiệm – chuẩn mực sinh tồn, gìn giữ, khai thác những yếu tố đắc dụng và loại trừ những thành tố khả biến ngáng trở, để phục vụ hữu ích cho sự tồn tại, phát triển của cộng đồng trước mọi thăng trầm của lịch sử.
Và như vậy, ngay từ những niên kỷ đầu tiên sau thời đại các Vua Hùng, tín ngưỡng tri ân, tôn vinh các thế hệ tiền nhân được thể hiện qua hàng loạt hành vi thực hành nghi lễ, lễ hội trong cộng đồng làng xóm. Điều đó đã được xác lập và tô đậm thành thói quen trong đời sống, theo những chuẩn mực văn hóa, xã hội được cộng đồng chấp thuận. Nhìn trong phạm vi gia đình và dòng họ, đó là những chuẩn mực quan hệ ngày một bền chặt theo chế độ phụ hệ cùng sự liên minh mang tính huyết thống. Không phải ngẫu nhiên mà các Vua Hùng một khi được thờ phụng tại từng gia đình, từng dòng họ luôn được tôn cao ở vị thế của Đức vua cha. Cho dù có mở rộng đến phạm vi cộng đồng làng xóm với vị thế Thành hoàng, hoặc lan tỏa vào sinh hoạt tâm linh các dân tộc khác trên con đường chinh phục – thu nạp để hình thành – mở rộng cộng đồng quốc gia đa dân tộc, chung quy lại, đó vẫn là biểu tượng mang tính khái quát cho chuẩn mực đạo đức – luân lý, cần được tuân thủ và thực thi trong mọi hình thức tế lễ cùng sinh hoạt thường nhật.
Lần trở về cội nguồn, có thể phác qua đôi nét về ý niệm gia đình ra đời trên nền tảng văn hóa thời dựng n ư ớc. Vén lên bức sư ơng mù huyền thoại, bóng dáng của một xã hội Tiền Văn Lang đư ợc gắn với một hệ thống truyền thuyết kỳ ảo như ng rất đặc biệt của ngư ời Việt thuở sơ khai (2). Câu chuyện Lạc Long Quân lấy Âu Cơ sinh ra cái bọc trăm trứng, nở ra một trăm ng ư ời con, sau đó là cuộc phân ly để năm m ươi ngư ời con lên rừng và năm m ươi người con xuống biển chính là bóng dáng của lịch sử những tháng năm con ngư ời có nhu cầu mở mang địa bàn sinh sống với một thứ quan hệ huyết thống, có vai trò tạo ra cơ sở cho sự cố kết cộng đồng. Lòng tự hào về nòi giống con Rồng cháu Tiên và ý nghĩa của hai tiếng “đồng bào” (sinh cùng một bọc) là cội nguồn của việc giữ gìn và bảo vệ mối đoàn kết cho đại gia đình các dân tộc Việt Nam sau này. Khái niệm bố Rồng – mẹ Tiên trong huyền sử thời Hồng Bàng nh ư đánh dấu sự xuất hiện dáng dấp của một gia đình hạt nhân từ viễn cổ, thời điểm xác lập chế độ phụ hệ (phân chia thành các tổ chức sống theo nhóm, theo khu vực với sự đề cao vai trò của ng ư ời đàn ông trong quá trình mở mang khai nghiệp từ vùng đất cao xuống châu thổ phù sa dọc các triền sông và ven biển). Và từ đây, những nghi lễ sinh hoạt (cưới xin, ma chay…) cũng dần phôi thai với sự phát triển của điều kiện kinh tế ở một trình độ nhất định (Vua Hùng kén rể), cùng những sinh hoạt văn hóa của các gia đình trong cùng cộng đồng thời dựng nước (nhảy múa mừng chiến thắng, mô phỏng các cuộc khai phá, diệt ác thú, chống kẻ thù…) (3). Dọi từ huyền thoại vào các di vật văn hóa đ ư ợc khai quật từ lòng đất, chúng ta có những cứ liệu khoa học chắc chắn để khẳng định bóng dáng của lịch sử, “cái lõi của sự thật lịch sử” – (Phạm Văn Đồng) đ ư ợc ảnh xạ trong truyền thuyết là có thật. Đó là mối tương đồng về mặt thời gian giữa hệ thống truyện Hồng Bàng – Vua Hùng với các di vật khảo cổ học từ Phùng Nguyên – Đồng Đậu – Gò Mun đến văn hóa Đông Sơn rực rỡ (4).
Giai đoạn văn hóa Đông Sơn (được coi như bệ đỡ về văn hóa vật thể cho thời đại các vua Hùng) biểu hiện cho sự phát triển rực rỡ của quá trình khai phá và mở mang bờ cõi, đư a xã hội lên tầm cao của nền văn minh sông Hồng trong thời gian từ khoảng TK VIII – VII tr ước CN, cho đến hết TK III sau CN. Với hàng vạn di vật được tìm thấy (đa số là đồ đồng), nổi bật lên là hệ thống trống đồng đã là minh chứng cho những bư ớc phát triển vư ợt bậc của xã hội. Chế độ công xã thị tộc đã nh ư ờng b ư ớc cho công xã nông thôn với sự xuất hiện của các kẻ, chạ (có nghĩa như làng xóm ngày nay). Từ cấu trúc gia đình và quan hệ nghề nghiệp, có thể đoán định: các gia đình riêng lẻ đã tạo ra đ ư ợc nề nếp làm ăn (theo nhóm nghề nghiệp) với các quy tắc phải tuân thủ và các nề nếp trong quan hệ láng giềng để thắt chặt và bảo vệ, đoàn kết cộng đồng trên cơ sở lấy trục quan hệ huyết thống làm r ường cột. Đây chính là những biểu hiện sớm nhất, có tính cội nguồn bản địa cho một kiểu “gia phong” của các gia đình trong cộng đồng người Việt buổi đầu dựng nước và giữ nư ớc. Căn cứ trên cứ liệu khảo cổ, dân tộc học và văn chương dân gian, có thể phác qua những nét “gia phong” dường như đã được phôi thai, định hình từ thời đại Hùng Vương, để rồi, tạo đà khởi nguồn cho những chuẩn mực mang giá trị đạo đức, có ý nghĩa giáo dục, quy tụ, điều chỉnh, vận hành cho mọi hành vi của các thế hệ hậu sinh, trong những cộng đồng làng/ bản nhất định. Đó là: giáo dục con cái cần cù, chịu khó lao động; Nhắc nhở con cháu học nghề, giữ nghề và luyện tay nghề; động viên con cháu hy sinh vì cộng đồng, tham gia đánh giặc ngoại xâm; quý trọng láng giềng, đoàn kết với ngư ời cùng cảnh ngộ; giữ dòng máu huyết thống của Bố Rồng – Mẹ Tiên; có thứ bậc trong gia đình, cần coi trọng và tuân theo luật lệ đặt ra; tuân theo khối đoàn kết thống nhất của cộng đồng xã hội trong quá trình khai phá đất đai canh tác, làm thủy lợi, chống lũ lụt và chống ngoại xâm (Sơn Tinh, Thánh Gióng…); giữ trọn tình yêu th ư ơng bố mẹ, tình nghĩa anh em, xóm làng…
Từ những cứ liệu khoa học chính xác, đích thực (khảo cổ học) cùng các cứ liệu phong tục, nghi lễ (dân tộc học) và văn chương dân gian, nảy sinh từ thời đại Vua Hùng (hoặc phản ánh về thời đại đó), đã cho phép chúng ta nhận diện bư ớc đầu: gia đình các thế hệ người Việt – Mường thời các Vua Hùng đ ư ợc hình thành, tồn tại trong một không gian văn hóa đặc sắc là trung du và châu thổ Bắc Bộ, qua thử thách và va đập với các mối quan hệ tự nhiên – xã hội, đã dần định hình đ ư ợc một nếp sống, phong cách sống t ư ơng ứng, phù hợp để tồn tại và phát triển. Những phẩm chất văn hóa qua lối sống đó trong lịch sử đã tạo ra những chuẩn mực văn hóa sơ khai cho nét tính cách của ng ư ời Việt cổ xư a, biết thính nhạy với mọi ứng xử quan hệ để v ư ơn lên cùng tồn tại. Điều đó, theo nhìn nhận của lớp người đ ư ơng đại, là cốt lõi bản địa của một thứ “gia phong” sâu rễ bền gốc, đóng vai trò vô cùng quan trọng cho sự tồn tại của gia đình ng ư ời Việt th uở ban đầu dựng nước và giữ nước, hình thành nên những nét truyền thống quý báu, định hình như những hệ thống giá trị văn hóa bền vững, được truyền lại cho đời sau học tập, gìn giữ, noi theo. Minh giải bởi sắc thái “gia phong” được xác lập như những chuẩm mực mang giá trị văn hóa có cội rễ từ rất sớm này, chúng ta mới có thể góp phần lý giải cho hàng nghìn năm lịch sử về sau, ng ười Việt vẫn giữ đ ược nếp sống bản địa mang giá trị đạo đức với sắc thái riêng của mình, chống mọi tư t ưởng đồng hóa và thống trị về văn hóa của các thế lực ngoại xâm phương Bắc và ph ương Tây (5).
Và như vậy, nếu như đặc trưng của nền văn hóa Việt lúa nước là văn hóa làng, thì tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã xác lập được giá trị khâu nối, liên kết sức sống của văn hóa làng trong không gian văn hóa cộng đồng quốc gia đa dân tộc, trên tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước. Giá trị liên kết cộng đồng đó đã là hạt nhân tạo ra sức mạnh cho khối đoàn kết đại dân tộc xuyên suốt chiều dài lịch sử, được các triều đại quân chủ phong kiến khai thác, tô đắp và nâng cao thành các thiết chế văn hóa – chính trị, trở thành sợi dây thiêng gắn kết cá nhân – gia đình – làng xã – Tổ quốc để tạo ra giá trị đạo đức chung cho ý thức cộng đồng và tinh thần đoàn kết bền vững mang bản sắc Việt Nam.
_________________
1. Từ cuối những năm 60 đến đầu những năm 70 TK XX, trải qua quá trình nghiên cứu toàn diện về thời đại Hùng Vương, kết quả nghiên cứu đã phản ánh sự nhất trí của giới khoa học liên ngành về thời đại lịch sử khởi nguồn này. Bộ Kỷ yếu Hùng Vương dựng nước (4 tập) tập hợp các báo cáo và tham luận khoa học, đã ghi nhận những thành tựu nhất định, góp phần quan trọng khẳng định sự tồn tại thời đại Hùng Vương trong lịch sử. Tham khảo thêm: Văn Tân, Nguyễn Linh, Lê Văn Lan, Nguyễn Đổng Chi, Hoàng Hưng, Thời đại Hùng Vương, Nxb Văn học, tái bản năm 2007, tr.28-39.
2. Nguyễn Khắc Xương, Lê Tượng, Nguyễn Lộc và Bùi Quang Thanh, Truyền thuyết Hùng Vương, Hội Văn học Nghệ thuật Vĩnh Phú, 1981.
3. Lê Văn Lan, Đời sống văn hóa, phần thứ tư, trong sách Thời đại Hùng Vương, Nxb Văn học, tái bản năm 2007, tr.171-235.
4. Lê Văn Lan, Phạm Văn Kỉnh, Di tích khảo cổ trên đất Phong Châu và địa bàn gốc của các vua Hùng, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 107.
5. Bùi Quang Thanh, Gia phong và vai trò của gia phong trong giáo dục gia đình Việt Nam, in trong Văn hóa dân gian Việt Nam, một cách tiếp cận, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2008.
Tác giả: Bùi Quang Thanh
Nguồn: Tạp chí VHNT số 455, tháng 3-2021
Bài viết cùng chủ đề:
Note ngay các trải nghiệm du lịch Huế dịp Valentine chi tiết nhất
Kinh nghiệm đi du lịch Đà Nẵng dịp tết nguyên đán 2023 chi tết A-Z
Top 11 địa điểm cho thuê xe máy Đà Lạt giá rẻ xe mới tinh 100%