/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-priority:99;
mso-style-qformat:yes;
mso-style-parent:””;
mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt;
mso-para-margin-top:0cm;
mso-para-margin-right:0cm;
mso-para-margin-bottom:10.0pt;
mso-para-margin-left:0cm;
line-height:115%;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:11.0pt;
font-family:”Calibri”,”sans-serif”;
mso-ascii-font-family:Calibri;
mso-ascii-theme-font:minor-latin;
mso-hansi-font-family:Calibri;
mso-hansi-theme-font:minor-latin;}
Nằm lọt thỏm giữa vùng đất trũng ngập nước của Đồng Tháp Mười, Tràm Chim Tam Nông có diện tích tự nhiên 7.612 ha, thuộc địa phận 5 xã: Tân Công Sinh, Phú Đức, Phú Thọ, Phú Thành, Phú Hiệp và thị trấn Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp. Sau thời gian quy hoạch, phát triển và mở rộng, đầu năm 1999, nơi này chính thức được công nhận là Vườn quốc gia Tràm Chim, trở thành niềm vui và sự tự hào lớn của nhân dân Đồng Tháp.
Vùng đất này có cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp với bao la sông nước, rừng tràm xanh ngút ngàn và thảm thực vật phong phú với hơn 130 loài khác nhau. Dù sáu tháng đồng khô cỏ cháy, sáu tháng nước ngập trắng đồng, song khí hậu, thổ nhưỡng nơi này rất lý tưởng, phù hợp môi trường sống của 55 loài cá, gần 400 loài động vật nổi, động vật đáy và hơn 50 loài thú, lưỡng cư, bò sát… Tràm Chim có hơn 200 loài chim, trong đó có 16 loài quý hiếm như ô tác, te vàng, già đãy, choi choi… chiếm khoảng 1/4 số loài chim có ở Việt Nam.
Cứ mỗi độ vào mùa nước lên, khách du lịch đi tham quan bằng phương tiện tắc ráng, lướt chầm chậm vòng quanh để mọi người cảm nhận được hết vẻ đẹp mà thiên nhiên đã hào phóng ban cho nơi này. Nổi bật hơn hết là nét đẹp thuần khiết của sen trắng, sen hồng, sen nửa trắng nửa hồng, bông súng, lúa trời, năng, lác, rau muống đồng… cùng các loài động vật rất gần gũi, đậu trên cành cây hay lững lờ trên mặt nước, cò, le le, trít, diệc, vịt trời, cồng cộc…; nhìn xuống đồng nước xanh biếc trong ngần từng loài cá đồng vẫy đuôi tung tăng tìm mồi.
Hàng năm, từ cuối tháng 12 đến đầu tháng 5 (âm lịch) là thời điểm đàn sếu bay về Tràm Chim cư trú. Từng đàn sếu đầu đỏ bay về hòa cùng các loài chim khác để kiếm ăn – một cảnh tượng kỳ thú làm mê đắm lòng người. Nhiều con sếu cao đến gần 2m, bộ lông xám mượt, chân và cổ cao, đôi cánh dang rộng khi bay, dáng đi khoan thai, đủng đỉnh, bay lượn chấp chới, xoè cánh múa nhịp nhàng, cất lên những tiếng kêu lảnh lót. Chứng kiến những vũ điệu huyền ảo của loài chim quý tộc này, chắc chắn ai cũng sẽ bị hút hồn theo nhịp điệu của bầy sếu cùng khung cảnh huyền hoặc trong ánh hoàng hôn…
Tại điểm dừng chân, quí khách sẽ được thưởng thức những món ăn đậm chất Nam Bộ: cá lóc đồng nướng trui cuốn với lá sen non, rau đắng đồng, rau cải trời, rau muống đỏ; vạc ra ràng nướng… thưởng thức qua một lần sẽ cảm thấy ngon tuyệt, ngất ngây không thể nào quên.
Đến với Tràm chim Tam Nông, Đồng Tháp dù chỉ một lần, sẽ cảm nhận từ bất ngờ này đến nhiều điều thú vị khác, khi chia tay rồi chắc hẳn sẽ mang theo trong lòng đầy lưu luyến.
Nguồn : Tạp chí VHNT số 319, tháng 1-2011
Tác giả : Trần Thắng
Bài viết cùng chủ đề:
Nghệ nhân Nguyễn Đức Bằng thổi hồn vào lá bồ đề mạ vàng
Vai trò của thư viện trong các cơ quan quản lý nhà nước
Nhận thức và giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở nước ta hiện nay