XÂY DỰNG MÔ HÌNH THIẾT CHẾ VĂN HÓA KHU ĐÔ THỊ MỚI

/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-priority:99;
mso-style-qformat:yes;
mso-style-parent:””;
mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt;
mso-para-margin-top:0cm;
mso-para-margin-right:0cm;
mso-para-margin-bottom:10.0pt;
mso-para-margin-left:0cm;
line-height:115%;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:11.0pt;
font-family:”Calibri”,”sans-serif”;
mso-ascii-font-family:Calibri;
mso-ascii-theme-font:minor-latin;
mso-hansi-font-family:Calibri;
mso-hansi-theme-font:minor-latin;
mso-bidi-font-family:”Times New Roman”;}


Quá trình đô thị hóa của Việt Nam trong những năm vừa qua phát triển với cấp độ rất nhanh, tỷ lệ đô thị hóa cao dẫn đến nhu cầu xây dựng phát triển hạ tầng kỹ thuật ngày càng cao nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế và xã hội đô thị.
Tuy nhiên quá trình hình thành, phát triển trong môi trường xã hội ngày càng năng động và kinh tế ngày càng đa dạng, hệ thống văn bản pháp luật vẫn còn nhiều điểm bất cập, trong đó nổi lên vấn đề xây dựng mô hình thiết chế văn hóa cho các khu đô thị mới. Do đó cần xem xét nhu cầu thực tế tại các khu đô thị để xây dựng các thiết chế văn hóa cho phù hợp.
Hiện nay các đô thị Việt Nam phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước. Toàn quốc hiện có 755 đô thị với tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 30%. Sau khi Nghị định 02 của Chính phủ có hiệu lực, nhiều khu đô thị mới, khu nhà ở với hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đồng bộ xuất hiện. Đồng thời, mô hình chung cư được cung cấp dịch vụ đồng bộ đã được xây dựng và dần trở thành xu thế chủ yếu trong phát triển nhà ở tại đô thị. Tuy nhiên trong quá trình phát triển khu đô thị mới, vẫn tồn tại nhiều bất cập từ khâu quy hoạch, lựa chọn chủ đầu tư, giao đất các công trình công cộng và nhất là chưa xây dựng được thiết chế văn hóa cho các khu đô thị mới này.
Hiện nay tỷ lệ dân số đô thị ở nước ta trên 50% và dự kiến đến năm 2020 là 80%.
Theo dự báo của Bộ Xây dựng, tỷ lệ đô thị hóa của Việt Nam vào năm 2020 sẽ đạt khoảng 40%, tương đương với dân cư sinh sống tại đô thị chiếm 45 triệu dân. Mục tiêu đề ra cho diện tích bình quân đầu người là 100m2/người. Nếu đạt mục tiêu 100m2/người Việt Nam cần có khoảng 450.000ha đất đô thị, bằng khoảng 1/4 so với yêu cầu. Với tốc độ phát triển về dân số đô thị như vậy, đô thị và khu đô thị mới sẽ phải đối mặt với ngày càng nhiều vấn đề phức tạp, phát sinh từ quá trình đô thị hóa, nhất là xây dựng được mô hình thiết chế văn hóa cho các khu đô thị này với chiến lược đô thị hóa của Việt Nam phải hướng tới mục tiêu bền vững tự nhiên, con người và xã hội hài hòa, đời sống văn hóa của người dân được đảm bảo. Muốn vậy, trong thời kỳ phát triển và hội nhập hiện nay của đất nước, những yêu cầu mới của văn hóa quản lý nhà nước ở các khu đô thị nước ta hiện nay đặt ra là rất lớn, cần phải được nghiên cứu từ nhiều khía cạnh khác nhau để nâng cao chất lượng đời sống tinh thần cho cư dân đô thị. Hiệu quả cuối cùng của các thiết chế văn hóa được áp dụng cho các khu đô thị mới này là chất lượng sống của các cư dân nơi đây được nâng lên. Chất lượng bền vững của văn hóa ở các đô thị mới ở nước ta hiện nay là hướng vào mục tiêu phục vụ con người, nâng cao chất lượng cuộc sống tinh thần của người dân, chống các hiện tượng và hành vi phản văn hóa và phi văn hóa tác động xấu đến đời sống xã hội đô thị. Vì vậy, hoạt động văn hóa tại các khu đô thị mới phải được đặt là một trong những mục tiêu, động lực của sự phát triển. Muốn làm được điều đó, các đô thị nhất thiết phải xây dựng được mô hình thiết chế văn hóa phù hợp, quản lý văn hóa nhà nước ở đô thị bằng văn hóa, dựa vào văn hóa và vì văn hóa. Đó chính là hiệu quả và chất lượng của văn hóa trong các khu đô thị, là cách quản lý mang tính nhân văn, vì con người, vì nhân dân, vì sự phát triển chung của đất nước. Xây dựng văn hóa đô thị và văn hóa quản lý cho các tổ chức, trong đó có các tổ chức là cơ quan quản lý, sẽ góp phần quan trọng cho sự phát triển văn hóa xã hội đất nước nói chung và các đô thị nói riêng được bền vững.
Khi mô hình các thiết chế văn hóa ở các khu đô thị được xây dựng và phát triển thì nó sẽ trở thành một trong những tiêu chí xác định trình độ trưởng thành về nhân cách, về đạo đức công chức, về uy tín của cơ quan quản lý văn hóa đô thị hiện nay. Văn hóa trong đô thị là nhân tố không thể thiếu để xác lập bầu không khí xã hội đô thị lành mạnh, thể hiện trong các mối quan hệ giữa cơ quan quản lý đô thị với công dân, với cộng đồng xã hội… Khi sống trong một khu đô thị mới hiện đại nhưng có một môi trường phi văn hóa, con người sẽ bị tước đi các điều kiện để phát triển mà ngay cả sự tôn vinh của họ cũng khó được bảo toàn. Nhấn mạnh như vậy để thấy rằng, văn hóa trong các khu đô thị mới không phải là vấn đề trừu tượng, mà nó được biểu hiện cụ thể trong thực tiễn đời sống, ảnh hưởng sâu sắc, trực tiếp tới sự sống còn của từng công dân, từng tổ chức, từng doanh nghiệp và cộng đồng của khu đô thị.
Vì vậy, khi xây dựng các khu đô thị mới, chúng ta cần phát triển bền vững và giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc, phát triển đô thị phải coi trọng việc bảo tồn và tôn tạo các di tích lịch sử, các công trình kiến trúc và danh lam thắng cảnh…, phát triển đô thị theo kiến trúc hiện đại kết hợp với kiến trúc truyền thống. Cần phải xây dựng và hoàn thiện quy hoạch không gian văn hóa đô thị để đáp ứng nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ văn hóa của nhân dân, phải xây dựng được các thiết chế văn hóa của nhà nước và xã hội trong một không gian văn hóa phù hợp. Hiện nay tại hầu hết các khu đô thị đều thiếu hoặc không có các công trình công cộng xã hội, như chợ, trường học, trạm y tế… như khu Trung Hòa – Nhân Chính, khu đô thị Mỹ Đình II cũng không có khu sinh hoạt cộng đồng trên 100 người. Các chủ đầu tư thường không nghĩ đến quyền lợi của người dân, một số có nghĩ đến nhưng chỉ nghĩ gần mà không nghĩ lâu dài. “Ở Paris (Pháp) các khu đô thị vệ tinh đều xây dựng rạp chiếu phim, nhà hát phục vụ người dân, như vậy người dân mới được giải trí sẽ không phải tập trung, chen lấn tại các khu trung tâm thành phố. Nhu cầu sinh hoạt văn hóa cộng đồng của cư dân các khu đô thị thường xuyên bị thả nổi và hình như không được tính đến trong quy hoạch.
Trong tương lai, để thực hiện việc xây dựng mô hình thiết chế văn hóa cho các khu đô thị nêu trên, cần phải chú ý tới sự đổi mới của lãnh đạo, quản lý các cấp chính quyền đô thị, từ cách nhìn văn hóa đến chủ trương chính sách và đặc biệt là đổi mới phong cách lãnh đạo, quản lý văn hóa đô thị. Song song với việc đó, chúng ta phải gắn quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội với hoàn thiện quy hoạch không gian đô thị, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo văn hóa của cư dân đô thị trên cơ sở xây dựng được các thiết chế văn hóa đô thị phù hợp; xây dựng lối sống, nếp sống văn hóa đô thị văn minh trên cơ sở kế thừa lối sống, nếp sống tốt đẹp của văn hóa truyền thống dân tộc, tiếp thu có chọn lọc lối sống văn minh nhân loại, khắc phục xu hướng đoạn tuyệt với giá trị truyền thống và xu hướng Tây hóa trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Chúng ta phải triệt để chống tham nhũng, lãnh phí ngăn chặn và đẩy lùi các tệ nạn xã hội, xây dựng gia đình văn hóa, xã phường văn hóa, khu phố văn hóa, đơn vị văn hóa, doanh nghiệp xí nghiệp văn hóa… trong phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa trên địa bàn dân cư đô thị mới…
         Xây dựng mô hình thiết chế văn hóa cho các khu đô thị mới là một vấn đề mới và khó. Vì thế, vấn đề này, nếu muốn trở thành hiện thực, rất cần có sự quan tâm toàn diện, của các nhà quản lý, các nhà khoa học, những người tâm huyết với sự phát triển văn hóa đô thị và bản thân cư dân các đô thị mới. Hy vọng trong thời gia không xa, sẽ có nhiều mô hình thiết chế văn hóa như các khu đô thị mới được xây dựng, đáp ứng tốt nhu cầu văn hóa tinh thần và văn hóa vật chất của cư dân các đô thị nói chung và các khu đô thị mới nói riêng.

Nguồn : Tạp chí VHNT số 325, tháng 7-2011

Tác giả : Đinh Đức Thiện

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *