Là chủ đề hoạt động tháng 10 được tổ chức từ ngày 01 đến 31-10-2017 tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), nhằm tôn vinh, giới thiệu những nét văn hóa, phong tục tập quán của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam nói chung và đồng bào Khơme Nam Bộ nói riêng. Sự kiện góp phần quảng bá, bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc, tăng cường giao lưu giữa các dân tộc và thu hút khách du lịch, hình thành điểm đến tại Ngôi nhà chung. Hoạt động do Ban Quản lý Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam giao Ban Quản lý Khu các làng dân tộc phối hợp với với Sở VHTTDL tỉnh Sóc Trăng; Sở VHTTDL tỉnh Vĩnh Long; Ban Dân tộc thành phố Hà Nội; Nhà hát Cải Lương Việt Nam; Khoa Văn hóa dân tộc thiểu số, Đại học Văn hóa Hà Nội; Hiệp hội Du lịch đồng bằng sông Cửu Long; câu lạc bộ My Hà Nội và các nhóm nghệ nhân đồng bào dân tộc đang hoạt động hàng ngày tổ chức thực hiện. Chương trình tháng 10 Về với miền Tây qua nét đặc trưng văn hóa Khơme Nam Bộ có nhiều hoạt động như: tái hiện lễ Sen Dolta của đồng bào dân tộc Khơme tỉnh Sóc Trăng; lễ dâng y kathina; không gian điểm nhấn văn hoá đặc trưng dân tộc Khơme Nam Bộ tại Làng…; hoạt động cuối tuần gồm: chương trình văn nghệ Miền Tây mến thương của Nhà hát Cải lương Việt Nam; chương trình ca múa nhạc Miền Tây quê em của sinh viên Khoa Văn hóa dân tộc thiểu số, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội; tái hiện lễ cúng cơm mới của đồng bào dân tộc Thái. Bên cạnh đó còn có các hoạt động hàng ngày, cuối tuần, chương trình du lịch homestay… nhằm giới thiệu nét văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào, cùng các hoạt động trải nghiệm tại ngôi nhà chung của cộng đồng 54 dân tộc, góp phần tăng cường giao lưu giữa các dân tộc, thu hút khách du lịch đến với Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Nguồn : Tạp chí VHNT số 400, tháng 10 – 2017
Tác giả : H.M
Bài viết cùng chủ đề:
Festival Huế – Nét đẹp văn hóa dân tộc Miền Trung Việt Nam
Note ngay các trải nghiệm du lịch Huế dịp Valentine chi tiết nhất
Kinh nghiệm đi du lịch Đà Nẵng dịp tết nguyên đán 2023 chi tết A-Z