Tuồng (còn gọi hát bội hay hát bộ) tới nay đã có trên dưới 7 thế kỷ hình thành và phát triển. Khởi nguồn từ Thăng Long, Bắc Ninh, Hà Đông, Sơn Tây (vùng đất Đông Kinh xưa), Thanh Hóa (trục văn hóa Thanh – Nghệ), tuồng theo chân dòng người đi mở đất vào phía Nam (từ thời nhà Hồ). Trong quá trình ấy, âm nhạc tuồng đã giao thoa và được bồi đắp, phong phú thêm bởi âm nhạc Chăm. Từ hình thức nghệ thuật cung đình, tuồng lan rộng trở thành nghệ thuật ca kịch phổ cập.
Sân khấu ca kịch tuồng phát triển rực rỡ nhất vào TK XIX. Về hệ thống bài bản, nhà nghiên cứu Hoàng Chương cho rằng: “Trong kho tàng tư liệu sân khấu hiện còn ghi lại tới 500 bản tuồng, có những vở dài gần 100 hồi, diễn 100 đêm như vở Vạn Bửu trình tường, Quần Trân hiến Thụy do các tác giả Đào Tấn, Ngô Quý Đồng, Trương Khắc Dụng sáng tác” (1).
Về bản sắc văn hóa Việt trong tuồng, nhà nghiên cứu Phạm Phú Tiết cho rằng: “Tiếng nói trong loại tuồng này là tiếng gì.? có thể nói hầu hết là tiếng Việt, với những thành ngữ, tục ngữ dân ca dân tộc”(2).
Tuồng có tuồng Bắc, tuồng Trung (hát bội), tuồng Sài Gòn (hát bộ), tuy là một nhưng có sự khác nhau về màu sắc do phương ngữ và cảm nhận thẩm mỹ của vùng miền tạo nên. Tuồng Bắc mạnh mẽ trong sáng, thanh thoát, tuồng Trung bi hùng bạo liệt. Tuồng Sài Gòn còng bi hùng nhưng thêm chất cảm, còng tõ ã dẫn tới sự ra đời loại tuồng xuân nữ với âm nhạc, hát, nói lối có ảnh hưởng của sân khấu cải lương.
Tuồng truyền thống còn gọi là tuồng pho, tuồng truyện, mang tính quốc sự, với các vai vua quan, tầng lớp thượng lưu, nghệ thuật mang tính khoa trương, cách điệu. Tuồng lịch sử có tính chất bi hùng, thể hiện các nhân vật huyền thoại, dã sử, những bi kịch lớn (Sơn hậu, Tam Nữ đồ vương,…). Tuồng đồ hầu như không có hát, loại này thêng cã nội dung châm biếm hài hước với các vai quan huyện, xã trưởng, dân thường: Nghêu, Sò, ốc, Hến, Trương Ngáo, Trương Đồ Nhục, Trần Bồ, Giác sanh duyên, Tào lao; Lâm Sanh – Xuân Nương, Phạm Công – Cúc Hoa.
Tìm hiểu nghệ thuật hát tuồng cũng như chèo, cải lương, ca Huế, quan họ… một trong những điều cần quan tâm đến đó là hơi. Hơi là hơi thở, là mạch sống như phần cốt lõi, linh hồn tạo ra xương cốt, hình hài, phong cách của một loại hình ca hát truyền thống. Nhập được vào hơi, người nhạc công sẽ tìm ra gân, người hát tìm ra màu. Hơi cũng có thể được hiểu như thể thức (modo) như hơi xuân (maggiore), hơi ai (minore). Cảm nhận và thấu hiểu được điều này thì người hát tuồng sẽ ra tuồng, hát chèo ra chèo, không bị lơ lớ (tra vừng ra ngô). Không chỉ có hát mà nói (thoại), hát nói của tuồng cũng mang những đặc trưng rất riêng, cho nên nhận xét tuồng đồ là thể loại kịch nói truyền thống cũng không hoàn toàn đúng, vì nói trong tuồng đồ và tuồng lịch sử có “khẩu vị không giống ai”, nó đã được cách điệu, sáng tạo, mở rộng âm, đóng tiếng theo những tiêu chí riêng của nghệ thuật loại hình.
Vậy khái niệm hơi có từ bao giờ? Theo nhà nghiên cứu Trần Hồng thì: “Đến thời Nguyễn, trong những thuật ngữ chuyên môn về lý thuyết âm nhạc có thêm thuật ngữ mới là hơi”(3). Từ hơi, làn điệu âm nhạc tuồng được cụ thể hóa bằng: cung bắc (xướng, giá ban, hát tẩu, nói lối, hát khách, bạch, bài xây – xây dựng, xây thượng, xây hạ); cung xuân (ngâm, vịnh, nam bình, nam xuân, nam dựng ); cung oán (nói lối oán, nam xuân nữ); cung thương (nam thương, nam chạy); cung ai (nói lối ai, hát nam ai, nói lối bóp ai) và các kỹ thuật phụ trợ mang tính đặc thù của tuồng như luyến, láy.
Hát tuồng có những quy định kỹ thuật chặt chẽ, được lưu truyền, có thể coi đó như “khuôn vàng thước ngọc” để luyện tập cho các thế hệ nghệ nhân ngành tuồng từ vài trăm năm nay. Trong nghệ thuật hát tuồng, cần lưu ý: 4 điều cấm kỵ (trại, bẹ, hướt, chát) và 2 điều ghi nhớ để không mắc phải (đực, điệp, đếm, cấn).
Khái niệm trại, bẹ có liên quan trực tiếp đến thanh điệu. Nếu trong nghệ thuật ca hát truyền thống nói chung coi thanh điệu là yếu tố căn bản của tiếng Việt, thì yếu tố này rất được coi trọng và đề cao. Chẳng hạn, với “thanh dấu hỏi… tuồng đã ấn định từ xưa là khi phát âm ra thì xuất phát từ giọng không dấu (thanh ngang) rồi dẫn lên thanh dấu sắc rồi rẩy giọng gọn gàng…
thanh dấu ngã khi phát âm ra thì nhấn giọng xuống gần hướng dấu nặng rồi dẫn giọng lên hướng dấu sắc rồi ngắt giọng trọn ven…”(4)
Rảy được hiểu là kỹ thuật vuốt giọng lên khi đạt độ cao cần thiết của thanh dấu hỏi thì vuốt xuống, khép chữ, đóng tiếng đúng quy luật phát âm tiếng Việt.
Khái niệm hướt, chát dùng để chỉ những khiếm khuyết khi phát âm các thành tố cấu thành âm tiết (nguyên âm, phụ âm). Thí dụ: vô duyên > dô duyên, tươi cười > tư cừ, quất > guất, nó > nóa…
Như vậy trại, bẹ, hướt, chát không chỉ là 4 điều cấm kỵ liên quan đến cách phát âm tiếng Việt giúp người hát tránh được tật ngọng mà còn giúp họ đạt nấc thang đầu tiên của nghệ thuật hát tuồng. Còn đực, điệp, đếm, cấn là những tiêu chí tiếp theo nhưng ở mức độ cao hơn, nó mở lối dẫn diễn viên vào thế giới sáng tạo.
Đực được hiểu như hát đờ đẫn, vô hồn, NSND thầy tuồng Nguyễn Nho Túy còn giải thích thêm rằng: “…nói, hát không đúng với ngữ ngôn và âm luật sân khấu gọi là đực” (5).
Đếm, hát nói như đếm, đều đều.
Cấn và điệp hai từ chỉ hai khái nim có nét tương đồng, giúp người hát xử lý ca từ chuẩn xác và tinh tế.
Trong hát dân ca, chữ tây trong bài dân ca Nam Bộ Lý chiều chiều với những lần xuất hiện và xử lý hơi, nhả chữ, rung giọng đã đem lại những màu sắc, ý nghĩa khác nhau. Điều đó cho thấy cã những yếu tố nghệ thuật giàu sáng tạo ẩn chứa trong cách phát âm tiếng Việt của nghệ thuật ca hát truyền thống. Phương pháp xử lý này được nhấn mạnh và đẩy cao hơn trong nghệ thuật hát tuồng, cái tinh tế ấy một phần nào đó được thể hiện trong khái niệm điệp. Với khái niệm cấn hay mắc, người hát phải biết làm cho câu hát không chỉ rền mà còn tạo cảm giác hài hòa trong đường nét giai điệu của làn điệu. Chẳng hạn câu hát khách:
Mặc dù không dùng từ đm (ư hay i) song khi nhả chữ, người hát phải biết tạo giai điệu cho câu hát, có như vậy mới tránh được cấn hoặc mắc, không đơn điệu để sa vào bệnh hát như đếm gọi là đực.
Để tránh đực, điệp, cấn, nghệ thuật hát tuồng còn tìm cho mình một nét khá đặc trưng trong nghệ thuật nhả chữ, đó là nghệ thuật biến thanh. Chẳng hạn hai từ mai ngày một từ ở thanh ngang, một từ ở thanh huyền, nhưng khi hát thường được bắt đầu từ cao xuống (quãng 3, quãng 4):
Tương tự trong câu nói lối dựng vào hát nam xuân:
So sánh với quan họ, ta thấy rõ cách hát dứt (ngắt) tiếng là nghệ thuật khá đặc biệt của người Kinh Bắc, song với nghệ thuật tuồng, hát dứt (ngứt) có một ý nghĩa khá đặc biệt: nó đẩy sâu thêm tính kịch và nội tâm nhân vật cho câu hát. Chẳng hạn, câu hát của vai Lê Địch với làn điệu oán:
Dạ (ngắt), con xin dâng (ngắt), bớ cha (ngắt) với cường độ mạnh phủ lên người nghe như chiếm đoạt, như giãi bày đầy sức lôi cuốn. Trong thí dụ đã dẫn, nữ tướng Đào Tam Xuân khi nghe tin chồng con bị kẻ gian sát hại đã như hét lên:
Hát dứt tô đm vẻ lo âu trong câu hát nói. Chữ lo kéo dài và ngắt đột ngột ở âm o, chữ lắng được nhấn trước khi chuyển sang âm đệm ư dứt với cường độ mạnh. Nghệ nhân tuồng hát dứt với cường độ lớn và dứt khoát, thường dứt trước nhẹ hơn ngắt sau tuân theo luật tiền bần hậu phú (trước nhẹ sau mạnh để tránh lỗi điệp tức nhắc lại đơn điệu – monotone), kỹ thuật này giúp diễn viên dễ dàng bộc lộ tm trạng của nhân vật:
Cùng với những phương pháp luyện cho tròn vành rõ chữ thì các kỹ thuật luyến, láy, rung, ngắt… cũng đã được đúc kết, phân loi, đặt tên mang tính khoa học khá cao.
Trong kỹ thuật luyến, láy, các thầy tuồng coi láy là chính, luyến là phụ. Luyến đi theo láy, láy cũng có chính có phụ. Láy xuất hiện cùng với âm đệm thường là các nguyên âm u, ư, i. Tuyến hơi vận từ hoành cách mô qua ngực tạo âm ngực (u, ư) rồi đẩy lên phía trên khoang mũi và trán tạo âm mũi với màu sắc của nguyên âm i. Chẳng hạn, trong câu hát nam ai:
Luyến là kỹ thuật làm rền cho câu hát, nó đi theo láy. NSND Nguyễn Nho Túy cho rằng: luyến chỉ dùng hơi mũi, xuất hiện phụ âm h đứng trước nguyên âm ư, u và i (hứ hư – hú hu-hí hi). Láy được chia làm hai phần: láy chính và láy phụ. Láy chính: láy trống, láy mái, láy lệ sử dụng trong các điệu. Láy phụ có tới 10 loại: rúc, rải, ngắt, nhún, chuyển, đp bờ, xắn xay, luồn, hồi. Nhạc sĩ Lê Yên cho rằng: “láy lệ rúc (kỹ thuật cao ) = láy hạt (trong quan họ và chèo đều có)”
Nói đến hát tuồng, chúng ta không thể quên nội dung mấu chốt của nó, đó là sự thể hiện tính cách nhân vật. Tính bi hùng đã thúc đẩy và làm nảy sinh yếu tố gọi là ngữ khí. Ngữ khí không đồng nghĩa với âm thanh âm lượng lớn hay nhỏ.
Muốn hát cho ra tuồng trước tiên phải luyện tập kỹ tiếng Việt, phải nắm được quy luật của thanh điệu, âm tiết, nguyên âm, phụ âm. Từ thanh điệu người hát sẽ chuyển hóa được các kỹ thuật nhả chữ, láy, luyến. Có láy, có luyến câu hát sẽ không bị cấn, mới đạt được độ vang, rền. Nên nhớ rằng, tuồng cũng như các loại hình ca hát truyền thống khác, không mở rộng nguyên âm trục chính của từ, mà gây vang bằng nguyên âm đồng dạng hoặc tương xứng dưới hình thức âm đệm lót (ư, hư, i, hi…), và từ đóng mở âm dựa trên nguyên lý cấu âm tiếng Việt đã được quy định cht chẽ trong tuồng bằng các điều cấm kỵ: trại, bẹ, hướt, chát. Diễn viên sẽ đạt được độ mà các thầy tuồng gọi là tròn chữ. Những nội dung này trở thành mực thước chung khi hát các làn điệu, bài bản tuồng, từ hát nam, hát khách đến các bài bản nhỏ… Chẳng hạn, khi hát 2 từ nắng giãi ở thể loại hát hách, hư từ ư sẽ nằm giữa tạo vang, rền cho câu hát:
Hay câu hát nam xuân: mỗi người mỗi vẻ…, chữ vẻ cuối câu ngân bằng hư từ ư hư cùng với kỹ thuật láy lệ (có xuất hiện nảy hạt).
Và trong câu hát nam ai: lệ lăn rồi lệ lại tuôn. Chữ lệ lần hai được chuyển sang ngân ở cụm hư từ i hi, chữ tuôn cuối cùng đổ về kết ngân cùng cụm hư từ hư cộng kỹ thuật láy lệ kết.
Tìm hiểu nghệ thuật ht tuồng, ngoài những khái nim liên quan đến kỹ thuật xử lý chi tiết như luyến, láy, hướt, chát, đực, điệp, trại, bẹ… còn một nội dung khác liên quan đến hơi thở và điều tiết hơi thở rất quan trọng của nghệ thuật hát tuồng đó là tiền bần hậu phú. Hơi có đầy đặn, thừa thãi mới đủ sức để luyến, láy, nhấn nhá. Hơi đối với nghệ sĩ tuồng còn có ý nghĩa hơn nhiều, đòi hỏi phải khổ luyện, vì trong quá trình diễn họ vừa phải làm những độc tác toàn thân, vừa múa võ, vừa hát. Thiếu hơi sẽ khiến câu hát bị lép, không thể hét lên và thả chữ chắc chắn sẽ chẳng đạt được mức rền rĩ để hút người nghe vào thế giới đầy bi kịch của cái bi, hùng, đẹp, xấu…
Mặc dầu chèo, cải lương, bài chòi đều là loại kịch hát, tuy có sử dụng nhiều từ phụ giống nhau, nhưng mỗi loại lại có cách hát riêng. Chẳng hạn, trong nghệ thuật hát ca trù, người hát phải gằn các âm trên ở cổ họng thì hát tuồng lại phải nén sâu, tạo màu sắc tối và kỹ thuật rung giọng chậm. Đến đây ta có thể nhận diện ra phương pháp tư duy độc lập của nghệ thuật tuồng khiến nó trở thành sân khấu kịch hát truyền thống vừa mang tính dân gian, vừa mang tính bác học với những quy định khá chặt chẽ của nghệ thuật ca hát truyền thống, phát triển trên nền tảng vững chắc của tiếng Việt.
_______________
1. Hoàng Chương, bài Nghệ thuật Tuồng, trong tập Nghệ thuật sân khấu, Viện Sân khấu xb, Hà Nội, 1982, tr.33.
2. Phạm Phú Tiết, Hội thoại về tuồng, Nxb Văn hóa, Hà Nội, 1987, tr.51.
3.Trần Hồng, Nhạc tuồng, Nxb Đà Nẵng, 2005, tr.34.
4, 5. Nguyễn Nho Túy, Hát tuồng, Tài liệu nghiên cứu Viện Sân khấu TL/ 3-1970.
6. Lê Yên, Những vấn đề cơ bản trong âm nhạc tuồng, Nxb Thế giới, Hà Nội, 1994.
Nguồn : Tạp chí VHNT số 304, tháng 10-2009
Tác giả : Trần Ngọc Lan
Bài viết cùng chủ đề:
Nghệ thuật tạo hình trong sân khấu kịch nói
Kế thừa và biến đổi âm nhạc chèo
Nghệ thuật sân khấu dù kê, di sản văn hóa của dân tộc và nhân loại