Sức hấp dẫn của những vở kịch trên sân khấu nhà hát kịch việt nam


 

Sự hấp dẫn của kịch mục là cốt lõi làm nên tên tuổi, tiếng tăm, thương hiệu của nhà hát, là nhân tố chính chinh phục sự đồng cảm, yêu mến, kính trọng trong lòng khán giả. Ngay từ những ngày đầu ra đời, đoàn kịch Chiến Thắng 1952- tiền thân của Nhà hát Kịch Việt Nam – đã quan tâm ngay đến điều đó. Từ ngày mới thành lập, các nghệ sĩ đầu ngành: Thế Lữ, Song Kim, Đào Mộng Long… đã cho ra đời những vở kịch ngắn, nội dung phục vụ đắc lực cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Vở Anh Sơ đu quân của Huy Tưởng, Chiến thng Nghĩa L của Thế Lữ đã hấp dẫn hàng vạn chiến sĩ và nhân dân vùng chiến khu Việt Bắc.

Năm 1954, hòa bình lập lại trên miền Bắc, vở Chị Hòa của Học Phi, đạo diễn Thế Lữ, chủ đề phản phong kiến, thể hiện tinh thần vươn lên của nông dân, lực lượng chủ lực của cách mạng đã ra mắt khán giả. Các nghệ sĩ đã diễn đạt thành công, hấp dẫn hình tượng người nông dân, địa chủ, làm cho người xem vô cùng xúc động. Chả vậy, khi vở kịch đang diễn, đã có người xông lên sân khấu đuổi đánh tên địa chủ Chánh Tôn do Đào Mộng Long đóng (Trúc Quỳnh đóng vai vợ Chánh Tôn). Vở Quẫn của Lộng Chương, đạo diễn Trần Hoạt, ra đời vào thời buổi cải tạo tư bản, tư doanh. Vở diễn gây tiếng vang lớn với hàng nghìn đêm diễn, những tiếng cười chế nhạo tư bản, và cả tự cười cải tạo mình vang lên không ngớt. Nghệ sĩ Song Kim, vai Đại Lợi, diễn xuất xuất thần, để lại cho nền kịch nước nhà một vai mẫu mực. Vở Một đng viên của Học Phi, do Thế Lữ đạo diễn, gây sức hấp dẫn mới về hình tượng cao đẹp của người cộng sản. Lòng dũng cảm của bà Mao do Song Kim đóng, Minh do Mạnh Linh đóng đã để lại dấu ấn khó phai mờ. Vở kịch lịch sử Trương Đnh của Ngọc Cung, đạo diễn Bích Lâm, là một vở diễn hoành tráng, vô cùng hấp dẫn mang tính chất Nam Bộ của nguyên soái bình tây. NSND Can Trường diễn xuất sắc, trí tuệ vai Trương Định. Vở kịch Anh Trỗi của Lưu Trọng Lư, Đình Quang, Vũ Khiêu, đạo diễn Ngọc Phương, có một sức hấp dẫn lớn. Vở nói về tinh thần chiến đấu anh dũng, kiên cường của anh Trỗi, người con đất thành đồng nổi tiếng với câu nói “còn một tên xâm lược thì không ai có hạnh phúc nổi cả”. Các nghệ sĩ đã xây dựng ngoạn mục, có tư tưởng sâu sắc các hình tượng nhân vật. Vở Hương bưởi của Huỳnh Chinh, Văn Chiêu, Quang Thắng chuyển thể từ tiểu thuyết Hòn Đất của Anh Đức, Doãn Hoàng Giang đạo diễn, hấp dẫn khán giả bởi tinh thần chiến đấu ngoan cường, dũng cảm của những người du kích, và nhân dân xứ hòn. Chị Sứ – Tường Vân đóng cùng các nghệ sĩ Hữu Hạnh, Can Trường, Quang Triết tạo nên hình tượng nhân vật kiên cường, bất khuất trong cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà. Vở Quê hương của Xuân Trình, đạo diễn Đình Quang nói về những người ở tuyến lửa khu bốn, thời chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ. Nghệ sĩ Hoàng Yến thể hiện xuất sắc vai cô Nguyên – người con gái mang phẩm chất kiên cường bất khuất trung hậu. Đạo diễn Đình Quang đã xuất thần dựng một tác phẩm mẫu mực. Vở Đôi mắt của Vũ Dũng Minh, đạo diễn Dương Ngọc Đức là vở hấp dẫn về chủ đề tư tưởng ngợi ca hình tượng cao đẹp của đội ngũ bác sĩ quân y, những người dám hy sinh tình cảm cá nhân hết lòng phục vụ bệnh binh, tất cả cho tiền tuyến. Vở Bạch đàn liu của Xuân Trình, đạo diễn Đình Quang có sức hấp dẫn của vấn đề mang tầm tư tưởng mới, nói lên một bộ phận cán bộ chính quyền biến chất, tệ nạn cửa quyền, tham nhũng làm mất tự do dân chủ hoành hành trong xã hội nông thôn. Các nghệ sĩ đã dày công sáng tạo xuất sắc các nhân vật nông dân. Vở Đại đi trưởng ca tôi của Đào Hồng Cẩm, đạo diễn Đình Quang đã thể hiện xuất sắc hình tượng người chiến sĩ dũng cảm trên trận tuyến chống quân xâm lược. Năm 1982, lần đầu tiên kịch Việt Nam đi diễn ở nước ngoài, Liên Xô, TS A. Skyt viết: “Các nghệ sĩ Việt Nam đã thể hiện sâu sắc trí thông minh, phẩm chất đẹp đẽ lạ thường của người chiến sĩ. Họ chiến thắng được kẻ thù vì chính họ đã chiến thắng được bản thân mình”. Ở bài báo khác GS, TS Smironop viết: “Trong cuộc đấu tranh ác liệt với kẻ thù, những người chiến sĩ Việt Nam ở chiến hào chống Mỹ không chỉ có khắc khổ, mà tình yêu cao đẹp giữa Thực – nghệ sĩ Ngọc Quốc, Thành – Thúy Liên vẫn nảy nở. Họ lạc quan yêu đời, có niềm tin mãnh liệt vào tương lai”. Vở Bài ca Điện Biên của Tất Đạt, do một tổ đạo diễn tài năng: Dương Viết Bát, Doãn Hoàng Giang, Thế Anh, Trọng Khôi, Đoàn Dũng, đã dựng lên một vở diễn hoành tráng, bề thế chưa từng có. Vở diễn có tới 270 diễn viên, ngợi ca tinh thần chiến đấu ngoan cường, quả cảm của quân dân ta, quyết tâm giải phóng Điện Biên. NSND Doãn Châu viết: “Bài ca Điện Biên đi vào lịch sử của Nhà hát Kịch Việt Nam như một trang chói lọi nhất về thành công của sự sáng tạo tập thể”. Vở diễn có sự sáng tạo tuyệt vời của những nghệ sĩ tên tuổi: Mạnh Linh vai Bác Hồ, Đoàn Dũng – đại đoàn trưởng, Trọng Khôi – tướng Đờ Cát, Thế Anh – vai Pi ốt, Nguyệt Ánh – nhà báo Mađơlen. Vở Nhân danh công lý của Võ Khắc Nghiêm, đạo diễn Doãn Hoàng Giang nói về Hoàng Tú giết người yêu của cô gái mà hắn hãm hiếp. Sức hấp dẫn của vở ở chỗ trách nhiệm công dân chân chính, nồng nhiệt của những người có thái độ dứt khoát đối với những hiện tượng tiêu cực. Nhiệt tâm của người sáng tạo thấm qua tác phẩm, chuyển vào người xem, tạo nên một không khí náo nhiệt, có sức mạnh cổ vũ khán giả về tinh thần đấu tranh xây dựng xã hội công bằng. Mặc dù Hoàng Tú có bố là cán bộ cao cấp, mẹ hắn ỷ thế ngang nhiên dọa dẫm, thách đố nhà chức trách, rồi móc nối, đút lót, cuối cùng Hoàng Tú – tên sát nhân – vẫn phải đền tội. Vở diễn sôi động, hấp dẫn nhiệt huyết khán giả trong cả nước. Vở Nghêu sò ốc hến, năm 1982 nhà hát đi diễn tại Liên Xô, TS O.Ăngđôgiuka viết: “Vở Nghêu sò ốc hến của Dương Ngọc Đức là tác phẩm sân khấu độc đáo, đầy sức hấp dẫn bởi nội dung tư tưởng sắc sảo phản ánh tiếng cười triết lý thông minh, khôi hài nhanh trí của nhân dân chống phong kiến. Khán giả thủ đô cười từ đầu chí cuối. Họ được chinh phục bởi vẻ đẹp thẩm mỹ, trí tuệ của hình tượng vở diễn. Nghệ thuật biễu diễn của diễn viên chân thật, duyên dáng, tuyệt diệu, có giá trị truyền cảm cao, thể hiện được tư tưởng nhân đạo, dân chủ của người bị áp bức. Khán giả yêu thích tài năng diễn xuất của các nghệ sĩ Việt Nam: Nghêu – Trần Tiến, Hến – Kim Thư, Ốc – Văn Hiệp, vợ quan huyện – Mỹ Dung. Vở Nếu anh không đt la của Lưu Quang Vũ, đạo diễn Phạm Thị Thành, cuốn hút được người xem bởi nội dung tư tưởng đề cập đến việc chống bao cấp, nói lên sự dũng cảm đấu tranh chống lại mọi hiện tượng tiêu cực của xã hội. Vở Hồn Trương Ba da hàng tht của Lưu Quang Vũ, đạo diễn Đình Nghi, đã xây dựng được một số vai diễn mẫu mực, kinh điển, khẳng định ý nghĩa xã hội không thể có con người tốt trong hoàn cảnh xấu, muốn có con người tốt phải thay đổi hoàn cảnh. Một lời cảnh báo nghiêm khắc về đạo lý làm người. Hãy cứu lấy những giá trị tinh thần nhân đạo nhân văn, bị cuộc sống tiêu cực bất lương làm xói mòn. NSND Trọng Khôi vai Trương Ba, Trọng Bằng vai lý trưởng đã diễn xuất thăng hoa, để lại nhiều ấn tượng. NS Trọng Khôi được đánh giá là diễn viên tài năng nhất ở liên hoan sân khấu thế giới Mátxcơva 1990. NSND Doãn Châu đã thăng hoa trong phần thiết kế sân khấu. Trên panô quảng cáo ông vẽ hai phần tượng trưng cho thân xác bị tách ra làm đôi không bao giờ có thể hòa quyện vào nhau. NSND Trọng Khôi viết: “Hình tượng hồn Trương Ba luôn chứa đựng cái thiện lẫn cái ác, cái tốt lẫn cái xấu, cái cao thượng đan xen với cái thấp hèn. Phần tốt có lúc đẩy lui phần xấu, và ngược lại có lúc cái ác đã lấn át cái thiện trong ta”. Vở Lịch s và nhân chng của Hoài Giao, đạo diễn Đình Quang, Doãn Hoàng Giang, vai Bác Hồ do Hà Văn Trọng diễn xuất. Đây là lần đầu tiên hình tượng Bác Hồ được dựng thành công trên sân khấu trong một vở diễn trọn vẹn. Các tác giả và tập thể nghệ sĩ nhà hát đã vượt lên mình, biểu diễn thành công một vở kịch công phu, quy mô hoành tráng, có sức cuốn hút bởi nghệ thuật diễn tả mới, nhuần nhụy. Trong bài phê bình vở diễn, ông Phạm Văn Phúc viết trên báo Quân đội nhân dân, số 8607 ngày 18-5-1985: “Nhân vật nổi bật của vở là hình tượng Bác Hồ lỗi lạc, kiên định và anh minh trong giai đoạn cách mạng đầy bão táp năm 1946. Vở diễn đã khắc họa hình tượng Bác cực kỳ sáng suốt, tài ba, lái con thuyền cách mạng vượt qua ghềnh thác hiểm nghèo, quyết giữ vững nền độc lập cho đất nước. Giành giật thời gian hòa bình để củng cố chính quyền chuẩn bị kháng chiến”. Vở Đạo hc của Bùi Vũ Minh, đạo diễn Lê Hùng, đã khắc họa thành công hình tượng Chu Văn An, đức độ, yêu nước, nhân, trí, cương trực, rất dũng cảm. Giữa triều đình, ông dám vạch mặt quan tể tướng: “Lẽ ra phải biết hết lòng trung thành giúp vua được như vua Nghiêu, Thuấn, đằng này bè đảng với bọn gian tà, đẩy người lương thiện tới oan khiên, hãm hại vua vào sai lầm”. Nghệ sĩ Việt Thắng với dáng người cao, khuôn mặt đôn hậu, đôi mắt sâu, cử chỉ có hồn đã diễn được cái thần của Chu Văn An: cương cường, cao thượng, đau nỗi đau người thày bất lực, bi hài, đau khổ khi ông quả quyết dâng sớ chém bảy nịnh thần. Vua Minh Tông do Vĩnh Xương đóng, bộc lộ được một vua cha thương dân, có trách nhiệm, nhưng cả tin nên ân hận phẫn uất vì thái tử con hư đốn. Ông nghẹn ngào cay đắng kêu lên: “Làm vua mắc tội với dân, không phải xin tha thứ hay sao”. Quốc Chẩn của nghệ sĩ Đình Chiến thể hiện được tính trung quân, nghĩa khí kiên cường. Xuân Bắc diễn đạt thái giám, a dua, bất tài, gian tham, đồng lõa, xảo quyệt. Thúy Phương vai Trâu Canh người gốc phương Bắc nham hiểm, độc ác và mưu mẹo. Vai ông lão của Khánh Toàn tạo hình xuất sắc biểu đạt một người dân yêu nước, khuôn phép, quật cường khi ông nói: “Gốc của nước ở dân, lòng của dân ở nước. Khi nước có can qua thì dân xông lên gánh vác. Khi nước yên bình thì đừng sách nhiễu đến dân”. Họa sĩ Doãn Bằng thiết kế sân khấu trang trọng, thông minh, bố trí được nhiều điểm diễn xuất tốt, tôn được chủ đề của vờ. Vở Hàng rào của hai nhà, nhà hát muốn góp tiếng nói chống tiêu cực. Thời buổi kinh tế thị trường, đồng tiền bất chính đã tha hóa bản chất một bộ phận cán bộ, làm cho đời sống người dân sa sút. Nghệ sĩ Danh Nhân diễn xuất sắc vai ông Ấm – một nông dân hiền lành, chất phác, phúc hậu khiêm nhường. Nghệ sĩ Quốc Khánh diễn hay vai ông Tiền ngây ngô, say khướt, hoảng loạn, sợ bị tù, và là con mồi ngờ nghệch để chú em bòn rút. Nghệ sĩ Quế Hằng vai bà Ấm – một nông dân đổi đời, đất bán hết rồi, rỗi rãi, nhởn nhơ, tham của, cay cú vì hàng xóm xách mé. Nghệ sĩ Lệ Ngọc thành công vai bà Tiền – một người cặm cụi, bo bo, chắt bóp, thương chồng, yêu con. Nghệ sĩ Mai Nguyên, người đã từng đóng rất thành công vai đại tướng Võ Nguyên Giáp trong vở Điện Biên, khi vào vai trái chất đã diễn xuất sắc vai một công an thoái hóa, lươn lẹo, như một con rắn luồn lách lập nhiều mưu kế hại người. Nghệ sĩ Văn Quang, Diễm Hương thể hiện sự trong trắng, ngây thơ yêu thương nhau khăng khít, nhưng lại là nạn nhân xấu số của cái làng “chỉ còn đất với cát, cây với chỉ”, không còn tình làng nghĩa xóm. Thật xúc động khi kết thúc kịch đôi trẻ dắt nhau đi trong cảnh lệ rơi.

60 năm một chặng đường dài, Nhà hát kịch Việt Nam đã dựng hàng trăm vở Việt Nam. Phần lớn những vở diễn ấy có sức hấp dẫn, soi đường và cùng đồng hành với công chúng. Có nhiều vở trở thành kiệt tác mẫu mực, cổ điển cho nền sân khấu nước nhà. Sức hấp dẫn của các vở kịch Việt Nam là do có một đội ngũ tác giả mẫn cán, tâm huyết, dồi dào trình độ, kinh nghiệm nghề nghiệp, đã sáng tác nên những kịch bản hay; một đội ngũ đạo diễn trí tuệ, dày dạn kinh nghiệm, yêu nghề, có sức sáng tạo xuất thần nên đã dựng được những vở mẫu mực; có lực lượng diễn viên tài hoa, xuất chúng; có đội ngũ họa sĩ thực tài đã sáng tạo nên nhiều tác phẩm kiểu mẫu. Đó là: An Định, Lương Đống, Huy Bính, Doãn Châu, Huy Hiếu, Nguyễn Sinh, Doãn Bằng… Có nhiều nhạc sĩ tài hoa gắn bó với sân khấu kịch làm cho sân khấu bay cao bay xa lãng mạn. Một thời sân khấu có một lực lượng đông đảo khán giả yêu thích và hiểu biết, đã nhiệt tình cổ vũ và hâm mộ những tài năng sáng tạo độc đáo. Nhưng bao trùm lên tất cả là chủ đề tư tưởng của các vở diễn, đề cập đến những vấn đề nóng hổi, thiết thân với xã hội, với từng con người, có tính nhân đạo, nhân văn cao cả đã làm nên một thời hoàng kim của nghệ thuật sân khấu Việt Nam.

Trong thời buổi kinh tế thị trường, xã hội đầy biến động, nghệ thuật của Nhà hát có phần sa sút, tẻ nhạt .Nghệ thuật biên kịch ít đổi mới, phần nhiều tác phẩm kết cấu theo phương pháp Arixtốt, thiên hướng kết kịch có hậu của phương Đông. Nội dung miêu tả quan hệ tình cảm lứa đôi, gia đình, anh em, đồng nghiệp thường tình, vụn vặt, nêu những vấn đề không hoặc ít liên quan đến cuộc sống. Đạo diễn thường nhào nặn kịch bản, biến ý đồ sáng tác sang một chiều hướng khác, ít có những sáng tạo xuất thần, mang tính tư tưởng cao. Khán giả thì lười nhác đến nhà hát, trong lúc phương tiện vô tuyến, thông tin giải trí khắp nơi. Lại miễn phí. Nội dung kịch mục và đài truyền hình, đài phát thanh, báo chí thường nói như nhau thì việc gì phải đến nhà hát để xem, nghe những điều nhàm chán. Để sân khấu không xa rời quần chúng, chỉ còn cách những nhà sáng tạo phải vượt lên chính mình, vượt những khó khăn bức bách của cuộc sống, sáng tạo ra những tác phẩm mới lạ, có nội dung lẫn hình thức cao, triết lý giáo dục sâu lắng, làm con “chim báo bão” nêu những vấn đề cấp thiết mà quần chúng quan tâm, mong mỏi trong xã hội tràn lan tiêu cực tham nhũng này.

Nguồn : Tạp chí VHNT số 343, tháng 1-2013

Tác giả : Phạm Văn Phúc

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *