Cấu trúc và sơ đồ tiết tấu làn điệu bài chòi


 

1. Cấu trúc làn điệu

Trên thực tế, các làn điệu hô bài chòi đều có cấu trúc âm điệu, nhịp điệu bám chặt vào hệ thống thanh điệu lời thơ. Vì thế đây thực chất là những làn điệu hát thơ với những quy luật đặc thù tạo nên những màu sắc âm nhạc khác nhau. Tùy từng sơ đồ thanh điệu lời thơ, sẽ cho ra những dị bản phong phú và đa dạng. Về mặt cấu trúc, hát – ngâm thơ nói chung là kiểu dạng làn điệu chuyên dùng để chuyển tải nội dung thơ ca dân gian. Trong nền âm nhạc dân tộc cổ truyền Việt Nam, hát ví, hát đúm, trống quân, cò lả, sa mạc, lảy kiều, hò, vè, ru con… đều thuộc dạng làn điệu này. Nếu như ở dạng cấu trúc ca khúc dân gian, thời lượng làn điệu được cố định trong một tuyến giai điệu định hình thì các làn điệu hát – ngâm thơ lại có cấu trúc khác hẳn. Có thể tóm tắt các đặc điểm chung như sau:

Thứ nhất, số lượng lời ca không giới hạn, tùy từng mục đích, nhu cầu mà người ta có thể sử dụng bất cứ câu thơ nào làm lời ca cho làn điệu, phổ biến nhất là thể thơ lục bát.

Thứ hai, đường tuyến giai điệu hình thành theo cấu trúc mô hình biến đổi để có thể thích ứng với mọi cấu trúc thanh điệu câu thơ khác nhau. Điều đặc biệt, các mô hình biến đổi mỗi làn điệu lại phải thể hiện được những âm điệu đặc trưng chung, nhằm xác định được khuôn diện cá thể làn điệu trong mối quan hệ so sánh. Nói cách khác, cùng một lời thơ, mỗi làn điệu sẽ có những nguyên tắc xử lý cao độ giai điệu khác nhau mang tính quy luật để xác lập bộ mặt của riêng mình trong nền âm nhạc dân tộc.

Thứ ba, số lượng câu thơ sử dụng làm lời ca sẽ quyết định độ dài của làn điệu, nhiều thì cả một bài thơ dài, ít thì một cặp thơ cũng đủ để làm một cấu trúc trọn vẹn.

Trong nền âm nhạc dân tộc cổ truyền Việt Nam, đứng về mặt tỷ lệ, đa số các làn điệu hát – ngâm thơ đều sử dụng thể thơ lục bát làm lời ca cho riêng mình. Và, bài chòi là một trong số các thể loại hát thơ lục bát. Về mặt nguyên tắc, thể thơ lục bát là tổ hợp của những câu 6 từ và 8 từ với hệ thống niêm luật xác định. Tối thiểu một cặp thơ cũng đủ để lập thành một đơn vị cấu trúc, nhiều thì có thể lên đến hàng chục, thậm chí hàng trăm câu thơ. Đáng chú ý, phần kết thúc làn điệu bao giờ cũng ứng với câu bát cuối cùng.

Ở đây, niêm luật thơ lục bát quy định cấu trúc thanh điệu (bằng – trắc) theo vị trí các từ thứ 2 – 4 – 6 trong câu lục và 2 – 4 – 6 – 8 trong câu bát. Thanh bằng bao gồm thanh ngang (từ không dấu) và thanh huyền (từ có dấu huyền). Thanh trắc bao gồm thanh sắc, thanh hỏi, thanh ngã và thanh nặng (tức các từ có dấu sắc, hỏi, ngã, nặng). Như thế, sơ đồ thanh điệu câu lục ứng với các từ thứ 2 – 4 – 6 là bằng – trắc – bằng.

 

 

Sơ đồ thanh điệu câu bát ứng với các từ thứ 2 – 4 – 6 – 8 là bằng – trắc – bằng – bằng.

 

 

Trong niêm luật, đáng chú ý là từ thứ 6 và thứ 8 câu bát không được phép trùng thanh, có nghĩa từ này thuộc thanh huyền () thì từ kia phải là thanh ngang (0) và ngược lại. Từ đó, sẽ sinh ra hệ thống sơ đồ thanh điệu lời thơ lục bát khác nhau với 16 loại cấu trúc câu lục và 16 loại cấu trúc câu bát.

 

 

Nhìn vào sơ đồ thanh điệu nêu trên, sẽ thấy khi phổ nhạc cho thơ, đường tuyến giai điệu sẽ phải đi theo hướng nào. Ở đây, cũng có thể coi các cấu trúc câu thơ lục bát khác nhau chính là cơ sở mang tính tiền đề để người nghệ sĩ dân gian căn cứ mà phổ nhạc. Trong đó, mỗi làn điệu hát – ngâm thơ phải hình thành nên những sơ đồ giai điệu riêng nhằm thích ứng với từng cấu trúc lời thơ, sao cho đảm bảo rõ ngữ nghĩa của từ ứng với phương ngữ vùng miền, đồng thời thể hiện được âm điệu đặc trưng riêng của làn điệu.

Bằng cách nhìn tổng thể, phần lớn các làn điệu hát – ngâm thơ lục bát đều phổ nhạc cho lời thơ kiểu xuôi chiều, tức giữ nguyên trật tự từ trong câu thơ. Tuy nhiên, tùy từng vùng miền, một số trường hợp làn điệu hát – ngâm thơ đã lựa chọn những thủ pháp láy từ, đảo từ, điệp từ ở câu lục mở đầu hoặc câu bát kết thúc để khu biệt dạng cấu trúc riêng. Trường hợp nghệ thuật bài chòi, câu bát kết thúc các làn điệu thường bao giờ cũng được điệp cụm từ thứ 5 – 6 khi về kết.

 

 

Như đã biết, các câu thơ trong bài chòi được dùng để người chơi ngẫm nghĩ đoán tên quân bài. Thường chỉ đến khi anh hiệu hát tới câu cuối, bí mật mới được hé lộ. Và, việc láy lại cụm từ vế cuối câu bát kết thúc làn điệu có ý nghĩa nhấn mạnh một lần nữa chủ đề nội dung, hòa đồng với sự vỡ òa cảm xúc của người chơi cũng như đám đông khán giả. Ngoài ra, trong bài chòi, cũng có trường hợp lời ca mở đầu bằng đôi ba câu thơ thể 4 từ, 5 từ, 7 từ hay 8 từ trước khi vào phần chính lục bát. Ví dụ:

Tay cầm sào chống lái

Mắt liếc bãi dâu xanh

Ở đây đưa rước bộ hành

Thuyền nan một chiếc, tử sanh một bề

Ghé qua bãi cát gành nghê

Một mình chèo chống tứ bề sông sâu

Mênh mông ngang dọc một sào

Ngồi trong chòi dột kẻ gào người la

Tiếng ai văng vẳng gọi ta

Mau mau nhổ nọc mà qua rước người

(Quân bài Nhất nọc)

Hoặc:

Vài ông Tơ, đôi ba bà Nguyệt

Ba bốn chân hạt, năm bảy chân kinh

Xui cho đôi lứa thuận tình

Dẫu ăn hạt muối nằm đình cũng ưng

(Quân bài Tám hột)

2. Sơ đồ tiết tấu

Trong nền âm nhạc dân tộc cổ truyền Việt Nam, đứng về mặt nhịp điệu, các làn điệu hát – ngâm thơ chia thành 2 loại: loại ngâm thơ – có cấu trúc nhịp điệu tự do và loại hát thơ – có cấu trúc nhịp điệu xác định trật tự thời gian tuần hoàn với những điểm nhấn chu kỳ.

Trong đó, các thể loại thuộc cấu trúc hát thơ thường bao giờ cũng hình thành một sơ đồ tiết tấu riêng của làn điệu ứng với các câu thơ có sẵn. Điều đó có nghĩa, thể thơ được dùng làm lời ca và cấu trúc nhịp thơ sẽ có sự chi phối nhất định đến cấu trúc tiết tấu của từng làn điệu. Theo đó, mỗi làn điệu hát thơ sẽ có một sơ đồ tiết tấu riêng. Trên cơ sở mô hình đó, người hát sẽ tự vận lời thơ sao cho đúng với bước đi của mô hình tiết tấu đặc thù. Và, các làn điệu bài chòi là một trường hợp như vậy.

Sau khi phân tích toàn bộ hệ thống tư liệu vang(1), đã có thể xác định được sơ đồ tiết tấu chung nhất ứng với các mô hình câu thơ lục bát. Đáng chú ý, các sơ đồ tiết tấu được trình bày dưới đây mang tính đặc trưng, dùng chung cho cả 4 làn điệu bài chòi. Ở đây, chính việc quy đồng các âm điệu khác nhau về cùng một mô hình tiết tấu khỏe khoắn đã tạo nên phong cách nhịp điệu đặc thù của thể loại. Nói cách khác, những chu kỳ nhịp điệu đặc trưng là một yếu tố rất quan trọng góp phần “bài chòi hóa” những âm điệu du nhập, tạo nên sắc thái riêng cho thể loại.

Mô hình tiết tấu chính cách – gần gũi với tiết tấu đồng độ, mỗi tiết phách chia đều ứng với một từ lời ca. Mô hình này được sử dụng cho câu lục mở đầu làn điệu và trong thân bài, bảo lưu tương đối nguyên vẹn nhịp phân đôi phổ biến (2/2/2) của lời thơ.

 

 

 

Ví dụ:

 

Cũng có thể hát thành:

 

 

Riêng với trường câu lục có kết cấu nhịp 3/3, người hát sẽ phải thích ứng để phân ngắt giai điệu theo nhịp thơ tương ứng. Ví dụ:

 

 

Mà không hát thành:

 

 

Mô hình tiết tấu biến cách – được sự dụng hạn chế trong trường hợp câu lục không phân ngắt mà nối liền mạch với câu bát trước đó. Mô hình này chỉ dùng trong thân bài.

Ví dụ:

Câu bát

 Mô hình tiết tấu chính cách – dùng phổ biến cho các câu bát. Trong trường hợp này, tiết tấu câu bát và câu lục được chia đều về thời gian, ứng với 2 điểm nhấn phách mạnh chu kỳ mỗi câu.

 

 

 

Ví dụ:

 

Mô hình tiết tấu biến cách – khác mô hình chính cách ở tiết tấu 4 từ vế sau câu bát. Ở đó, câu bát sẽ được kéo dài thêm một điểm nhấn phách mạnh chu kỳ (tức dôi ra một ô nhịp) so với câu lục.

 

 

Ví dụ:

 

Mô hình tiết tấu kết bài – chuyên dùng cho những câu bát cuối bài. Như đã trình bày, cụm từ thứ 5 – 6 câu bát kết thúc làn điệu bao giờ cũng được láy lại.

 

 

Ví dụ:

 

 

 

Như vậy, với việc giữ tiết tấu đồng độ ở câu lục và biến phách ở câu bát, các mô hình tiết tấu đặc trưng của bài chòi đã duy trì gần như nguyên vẹn nhịp phân đôi của thơ lục bát. Trong thực tế, tùy vào từng sở thích cá nhân hay trình độ tiết tấu mà người ta sẽ “lựa chọn” một trong những mô hình đã nêu để trình diễn. Cũng xin nhắc lại, những mô hình đã trình bày được coi là những gì phổ biến và chung nhất. Còn mỗi cá nhân có thể có những sáng tạo biến đổi nhất định nhằm tạo ra các biến dị tiết tấu hóc hiểm hơn để khoe tài. Đặc biệt với dạng những câu thơ lục bát biến thể, người hát phải sắp đặt thật khéo để xếp đủ lời ca vào mô hình nhịp điệu cơ bản. Ví dụ về câu bát biến thể 10 từ:

 

Ngoài ra, với những bài thơ có phần mở đầu bằng các câu thơ 4 từ, 5 từ, 7 từ hay 8 từ, người ta thường sử dụng phương pháp nói lối kiểu ngữ điệu, ngữ khí với tiết tấu tự do, sau đó mới bắt vào mô hình nhịp điệu thơ lục bát. Ví dụ:

_______________

1. Nguồn tư liệu vang được căn cứ bao gồm khoảng 1 giờ băng âm thanh tiếng hát của nhạc sĩ Trần Tám (GĐ Nhà Văn hóa Lao động, TP Quảng Ngãi) và 2 giờ 30 phút băng âm thanh các nghệ sĩ bài chòi chuyên nghiệp khác.

Nguồn : Tạp chí VHNT số 346, tháng 4-2013

Tác giả : Bùi Trọng Hiền

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *