ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHÓA XIV VÀ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP NHIỆM KỲ 2016 – 2021

Cuộc bầu cử diễn ra vào ngày 22 – 5 – 2016 đã kết thúc tốt đẹp, thực sự là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, thu hút đông đảo quần chúng tham gia, phát huy được tinh thần dân chủ, công khai, minh bạch trong từng bước triển khai. Công tác tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn có nhiều đổi mới, bảo đảm tiến độ, đúng quy định pháp luật, an ninh trật tự được bảo đảm. Kết quả bầu cử cơ bản bảo đảm mục tiêu kế hoạch đề ra, thành phần, cơ cấu đại biểu phù hợp với dự kiến, chất lượng đại biểu được nâng lên… Cuộc bầu cử thành công nhờ sự lãnh đạo sáng suốt, toàn diện của Bộ Chính trị và các cấp ủy đảng; sự tham gia tích cực của nhân dân, cử tri cả nước; sự chỉ đạo, kiểm tra, giám sát thường xuyên, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trung ương, các cấp, các ngành; sự chủ động tham mưu, giúp việc phục vụ bầu cử đảm bảo kịp thời, đúng quy định, tiến độ; vai trò của Ủy ban Mặt trận tổ quốc các cấp và các tổ chức thành viên được phát huy tốt; sự nỗ lực của chính quyền, các cơ quan trong hệ thống chính trị các cấp. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn nhiều hạn chế trong cuộc bầu cử như: sai sót trong in ấn phiếu bầu, kiểm soát số lượng phiếu, vẫn còn trường hợp bầu chưa đủ số lượng đại biểu, bầu hộ, bầu thay; một số cơ cấu chưa đạt được như định hướng ban đầu; việc tổ chức hội nghị tiếp xúc giữa các nơi chưa thống nhất; công tác tuyên truyền về quyền và nghĩa vụ cử tri chưa bám sát căn cứ quy định… Qua đó, cũng có thể rút ra những bài học kinh nghiệm để bảo đảm thắng lợi của cuộc bầu cử: sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các cấp ủy đảng với công tác chuẩn bị là yếu tố quyết định; các cơ quan, tổ chức hữu quan cần phân công, hợp tác tích cực, phối hợp chặt chẽ trong chỉ đạo chuẩn bị bầu cử; cần thông tin, tuyên truyền mạnh mẽ, sâu rộng đến người dân với hình thức đa dạng, thiết thực, nội dung phong phú; thực hiện tốt công tác chuẩn bị nhân sự, hiệp thương lựa chọn, giới thiệu, lấy ý kiến về người ứng cử; làm tốt công tác tập huấn nghiệp vụ bầu cử cho các tổ chức phụ trách bầu cử; chủ động nắm bắt tình hình, bám sát địa bàn cơ sở, chuẩn bị đầy đủ phương án, kế hoạch, phối hợp chặt chẽ các lực lượng; thực hiện chế độ báo cáo về tiến độ triển khai, thường xuyên kiểm tra giám sát để kịp thời chỉ đạo, giải quyết vướng mắc, khó khăn.  

Nguồn : Tạp chí VHNT số 386, tháng 8-2016

Tác giả : VIỆT TÙNG

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *