DỊCH VỤ TÂM LINH Ở MIẾU HAI CÔ

/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-priority:99;
mso-style-qformat:yes;
mso-style-parent:””;
mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt;
mso-para-margin:0cm;
mso-para-margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:10.0pt;
font-family:”Times New Roman”,”serif”;
mso-fareast-font-family:”Times New Roman”;}


Hàng ngàn năm nay, tín ngưỡng đa thần đã ăn sâu vào đời sống tinh thần của người Việt. Trên khắp đất Việt, chẳng gia đình nào lại không có một bàn thờ tổ tiên, chẳng làng nào lại không có một ngôi đình, đền, miếu thờ thần, thờ mẫu... Ngày rằm hay mùng một hàng tháng người ta lại thắp nén nhang, cúng lễ cầu mong sự bình yên cho gia đình. Cứ như thế, đời này qua đời khác, tín ngưỡng dân gian trở thành một phần sinh hoạt văn hóa tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống mỗi con người. Thế nhưng, trong tín ngưỡng tâm linh dân gian Việt, bên cạnh những nét đẹp vẫn còn tồn tại không ít vấn đề bất cập và phức tạp. Một trong số đó là hoạt động dịch vụ tâm linh tại miếu Hai Cô ở Hà Nội.
Miếu Hai Cô nằm ở góc ngã tư giao cắt phố Nguyễn Thái Học và Tôn Đức Thắng (quận Đống Đa, Hà Nội). Vào những ngày lễ theo âm lịch, đèn hương cúng sáng rực cả góc phố (chỗ giáp với tường bao của Văn Miếu – Quốc Tử Giám) từ khoảng cuối giờ chiều đến 3 giờ sáng hôm sau. Phỏng vấn người dân quanh Văn Miếu, họ cho biết cách đây từ rất lâu, người Pháp cho xây dựng hệ thống xe điện làm phương tiện giao thông công cộng Hà Nội. Tại ngã tư này, tuyến xe điện Bờ Hồ – Cầu Giấy và Bờ Hồ – Hà Đông chạy qua, đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông, nạn nhân là hai cô gái còn rất trẻ. Tiếc thương cho hai cô gái trẻ xấu số, người dân quanh đây đã lập một bát hương thờ hai cô, đặt dưới gốc cây gạo. Do mưa bão, cây gạo chết, bát hương được đặt xuống vỉa hè góc tường bên ngoài ngoài Văn Miếu – Quốc Tử Giám như ngày nay. Trong phong trào bài trừ mê tín dị đoan, khoảng những năm 80 TK XX, miếu Hai Cô bị dỡ bỏ. Chính quyền địa phương đã có những biện pháp để ngừng việc thờ cúng ở ngã tư này, nhưng hoạt động thờ cúng vẫn tiếp tục diễn ra. Không những thế, dân gian còn lập nên một bàn thờ như hiện nay. Các cụ già sinh sống quanh khu vực Văn Miếu – Quốc Tử Giám khẳng định rằng ngày còn trẻ, họ đã từng đến lễ bái nơi này. Bên cạnh thông tin kể trên, sự thật về miếu Hai cô cũng còn có nhiều lời đồn đại và ý kiến khác nhau. Cái tên miếu Hai Cô là ám chỉ miếu thờ hai người con gái. Tuy nhiên, người dân không rõ vì sao hai người con gái ấy lại được thờ ở đây. Có người cho rằng họ bị tàu điện kẹt, người khác lại cho rằng hai cô gái đó đã phẫn uất điều gì mà ra đây tự vẫn. Còn cố nhà văn Băng Sơn, một người am hiểu về Hà Nội, cho rằng: chưa bao giờ có hai cô gái bị tai nạn tàu điện và chết, người dân cũng không lập miếu thờ cúng người chết ở đó. Các thư tịch cổ của Hà Nội xác định rõ khu vực này chưa bao giờ có miếu Hai Cô và không hề có một công trình xây dựng nào cả.
Như vậy, giai thoại về miếu Hai Cô còn có những dị bản. Nhưng theo chúng tôi thì vẫn có sự dung hòa hay tích hợp trên cơ sở thống nhất các ý kiến, có thể tạm khẳng định: gốc tích của ngôi miếu này có liên quan đến tục thờ những cây cổ thụ của người Việt. Bởi tại vườn hoa Văn Miếu hiện nay còn rất nhiều loài thực vật, đặc biệt là cây cổ thụ.
Gọi là miếu thờ nhưng nơi đây không hề có một đơn nguyên kiến trúc nào, cũng như bảng hiệu hay biển chỉ dẫn. Nó chỉ đơn giản là ban thờ gồm một bát hương nhỏ đặt trên kệ đá cao khoảng 30cm, chiều dài khoảng 50cm. Bệ thờ này được lát bằng đá hoa, gạch men thường. Hai bên là một nắm hương và những bó hoa, xung quanh là một chồng đá lát hè. Có thể thấy, đây là một ban thờ hết sức đơn giản. Cái đơn giản lại càng được thể hiện ở chỗ nó nằm ở ngã tư trên vỉa hè chật hẹp về diện tích. Mọi người qua lại một cách đông đúc và xô bồ. Ban ngày thường không mấy ai để ý nơi đây lại là một miếu thờ. Chỉ có những ai đã biết hoặc thật tinh ý mới nhận ra. Cách đó khoảng 10m, trên trục đường Nguyễn Thái Học, mọi hoạt động kinh doanh vẫn diễn ra trên vỉa hè như bán mũ bảo hiểm, giày dép, áo sơ mi Nhưng tới khoảng sau 17h hàng ngày, những hoạt động cúng bái diễn ra rất sôi động. Khung cảnh buổi tối tại miếu Hai Cô lại hoàn toàn khác với ban ngày. Ban thờ cũ được thay hẳn bằng một ban thờ khác. Bát hương cũ thì được xếp vào một góc, thay thế bằng một bát hương to hơn, đẹp hơn. Trên bệ thờ còn đặt hai lọ hoa rất đẹp. Những mâm tiền vàng hoa quả được bày ra khá thịnh soạn. Hai bà hầu miếu đặt một khung ảnh lên tường đó là một bà chúa với hai tiểu đồng. Hình ảnh chúa bà đó chính là mẫu Liễu Hạnh. Việc mẫu và hai cô được kết hợp với nhau thể hiện cho niềm tin đa thần của người Việt. Họ linh hoạt khi tin rằng càng thờ cúng nhiều thần bao nhiêu thì càng được phù hộ nhiều bấy nhiêu.Việc thờ hai cô cùng với mẫu cũng là để đáp ứng cho nhu cầu tâm linh này của một bộ phận dân chúng. Mặt khác để tăng thêm số lượng tín đồ tới cầu cúng thì những bà hầu miếu ở đây cũng tìm cách thiêng hóa hơn nữa miếu Hai Cô này bằng cách đưa thêm vào hình ảnh vị thần linh nổi tiếng nhiều quyền năng như mẫu Liễu Hạnh.
Đi lễ được coi như một sự bảo hiểm cho cuộc sống vốn nhiều bon chen, rủi ro và bất trắc không chỉ trong xã hội xưa mà còn cả xã hội hiện đại nữa. Đặc biệt là người Việt (nhất là những cư dân sống ở những đô thị lớn, trong đó có Hà Nội) vốn có tâm lý thực dụng nên để đổi lấy sự yên ổn cho bản thân và phát lộc thì phải đến cầu cúng thần linh ban phát, phù giúp…
miếu này cũng vậy, trước đây đối tượng tới thờ cúng chủ yếu là dân quanh khu vực Văn Miếu, vì họ thương cảm cho số phận hai cô gái chết trẻ. Lâu dần qua những lời đồn đại, miếu đã thu hút đông người tới lễ và thành phần cũng rất đa dạng. Họ chủ yếu là những người làm ăn buôn bán, gái làng chơi, thanh niên (những cậu ấm, cô chiêu, người vướng vào thú chơi cờ bạc, lô đề…). Dễ nhận thấy những người tới đây lễ thường là lớp thanh niên và trung niên (độ tuổi từ 20 đến 45) chiếm tới 60%. T lệ về giới thì nam lại chiếm đa số. Theo người dân địa phương, ngoài một số người đến để cầu duyên, cầu tài lộc, đa số đến để cầu thắng lô đề, cờ bạc, cá độ bóng đá... Theo lời đồn đại thì miếu phù hộ cho mọi người, kể cả sức khỏe lẫn làm ăn…, nên đã có nhiều người tới đây mong xin lộc rơi, lộc vãi và nuôi hy vọng vào một thời điểm tình cờ nào đó mà có cơ may làm giàu nhanh chóng.
Như một hiện tượng tất yếu của xã hội có cầu thì sẽ có cung, người đi lễ có nhu cầu mua sắm lễ vật tươm tất, thịnh soạn để tỏ lòng thành kính với thần linh thì sẽ có ngay một đội ngũ những người hoạt đng dịch vụ tâm linh đáp ứng cho nhu cầu này. Ở miếu hai cô cũng không là trường hợp ngoại lệ. Tuy nhiên, ở miếu này không có nhiều dịch vụ ăn theo, không quy mô như tại các địa điểm tâm linh lớn như: phủ Giầy, chùa Hương, đền Bà Chúa Kho… Đội ngũ chuyên phục vụ hoạt động thờ cúng ở đây vào những ngày rằm, mùng 1 khoảng từ 15 tới 20 người, ngày thường cũng khoảng từ 8 tới 10 người. Những người làm dịch vụ đều là thành viên trong một gia đình, có mối quan hệ ruột thịt, họ hàng với nhau. Đứng đầu đội ngũ này là hai người phụ nữ có độ tuổi từ 55 đến 60 trực tiếp trông coi miếu (bà hầu miếu).

 

Loại hình dịch vụ
 

Số người
 

Tuổi
 

Giới
Trông miếu 2 55- 60 Nữ
Hàng mã 9- 14 25-70 Nữ
Bán nước chè 2 25- 35 Nam
Đốt vàng mã 1 63 Nam
Trông xe 1 45- 50 Nam

Bảng thống kê số người phục vụ lễ
Theo bảng thống kê, có thể nhận thấy rằng miếu có quy mô nhỏ hẹp nhưng số người phục vụ tại đây cũng tương đối đông. Đây chưa phải là một con số lớn so với những nơi thờ cúng tâm linh khác, nhưng có một điều đặc biệt là dịch vụ ăn theo từ người trông nom miếu cho tới bán hàng mã, bán nước chè được chuyên nghiệp hóa mạnh mẽ và bài bản như một hoạt động kinh doanh. Khi tới đây, người đến lễ không cần phải tự sắm lễ, mà tất cả đã có sẵn và được phục vụ rất chu đáo, sòng phẳng, nhanh gọn, rõ ràng. Do người bán hàng có mối quan hệ huyết thống với nhau và sống ngay trên địa bàn quanh Văn Miếu – Quốc Tử Giám, nên các khâu dịch vụ được thực hiện theo quy trình khép kín. Người ngoài rất khó (dường như không thể) xâm nhập để bán hàng ở khu vực này, nếu có thì lập tức sẽ bị đuổi ngay. Ngày nào cũng vậy, những người làm dịch vụ tâm linh này bắt đầu công việc từ 18h cho tới 3h sáng, thậm chí còn muộn hơn (tùy thuộc vào người tới lễ).
 

Dịch vụ bán vàng mã     

Bán vàng mã là loại hình kinh doanh thu hút số lượng người đông nhất tại miếu. Vào ngày rằm, mùng một và những ngày lễ kỵ khác có khoảng từ 10 tới 12 người, còn ngày thường thì cũng khoảng từ 5 tới 7 người. Mọi người tới lễ bái hầu hết đều mua lễ ở đây (90%). Khi chúng tôi dựng xe xuống vỉa hè thì ngay lập tức không ngớt lời mời chào mua lễ. Họ còn tận tình chỉ bảo cách cúng lễ như thế nào, xin lễ ra sao. Giá của một mâm lễ thấp nhất là 40.000 đồng, trung bình 60.000 đồng, cao hơn 100.000 đồng, thậm chí 200.000 đồng và hơn nữa… tùy vào túi tiền và nhu cầu của người sắm lễ. Trong khi đó, giá cả bên ngoài thị trường lại thấp hơn rất nhiều. Trong đội ngũ những người bán hàng cũng có sự phân chia thị phần khá rõ ràng. Có người chuyên bán hàng thường nhật (hai bà hầu miếu), họ bán lễ đầy đủ hơn những người khác (hoa hồng, quần áo quan thần linh, trái cây…). Có người chỉ bán hàng vào những ngày rằm, mùng một… (khi có số lượng khách tăng đột biến).
Vị trí ngồi bán cũng có sự khác biệt đôi chút. Mặc dù cùng trên một vỉa hè nhưng người bán hàng thường nhật sẽ ngồi gần miếu hơn (vừa kiêm trông nom miếu và bán hàng mã). Vì một trong hai bà hầu miếu có một cửa hàng đối diện chuyên kinh doanh hàng mã (số 4 Tôn Đức Thắng), chỉ cần khách yêu cầu là mâm lễ sẵn sàng đáp ứng.
Trước đây miếu được mẹ của các bà hầu miếu trông nom. Sau này khi bà cụ chết thì các bà được thừa tự và đứng lên trông nom. Các bà hầu miếu đã kéo theo chị em cùng con cháu trong gia đình ra bán hàng, tạo thành một dịch vụ kinh doanh tâm linh chuyên nghiệp.
Quan sát vào ngày rằm tháng giêng, 2011 (khoảng thời gian từ 18h cho tới 22h) có thể thấy:
 

 

Giờ
 

Mâm lễ
 

Nam
 

Nữ
 

Tổng số người
18h – 19h 26 17 9 38
19h – 20h 46 29 17 70
20h – 21h 45 20 25 84
21h – 22h 61 30 31 103
Tổng 178 96 82 295

 

         

 

Qua bảng số liệu trên, ta thấy trong 4 tiếng có 295 người tới lễ, với số lễ bán ra khoảng 200 mâm. Nếu làm phép tính đơn giản thì thu nhập của các bà làm dịch vụ sẽ là hơn 10 triệu đồng, trung bình mỗi người thu được khoảng 1,5 – 2 triệu đồng tiền hàng trong 4 tiếng kinh doanh. Ngoài việc bán hàng, người bán còn nhận cả dịch vụ đặt lễ, lễ thuê, hóa vàng giúp khách. Người đặt lễ trước chỉ cần đọc tên, số điện thoại, địa chỉ là nhận ngay được sự phục vụ tận tình chu đáo của đội ngũ dịch vụ này.
 

Đốt vàng mã

Đốt vàng mã cũng là một hoạt động trong cúng lễ, coi như đã hoàn thành việc gửi đồ cho thần linh/người âm. Tại miếu, một người đàn ông chuyên làm việc đốt vàng mã cho khách. Mỗi tối, khoảng 18h, ông này bắt đầu tới miếu. Dụng cụ của ông đơn giản chỉ là một cây gậy sắt. Khi ngồi đốt vàng, ông cũng được nhiều người tới lễ cho lộc. Trung bình mỗi ngày số tiền ông nhận được từ những người cúng lễ khoảng từ 50.000 đồng đến 80.000 đồng. Đặc biệt những ngày tuần thì số tiền có thể lên tới hơn 200.000 đồng. Như vậy tính ra số tiền hàng tháng ông kiếm được cũng lên tới 1,8 – 2,2 triệu.
 

Dịch vụ hàng nước và trông xe

Đi song hành cùng những dịch vụ tâm linh tại miếu thì quán nước cũng là một dịch vụ chuyên nghiệp như vậy. Nắm bắt được nhu cầu của người tới lễ như vào uống một cốc nước chè, hút điếu thuốc, nói dăm ba câu chuyện… để chờ xong tuần hương cúng lễ, nên quán nước được mở ra, lúc nào cũng đông, nhất là vào những ngày rằm thì số ghế gần như không đủ cho nhu cầu của khách. Tại đây, có hai người đàn ông (tuổi 25 – 35) chuyên bán nước, thuốc… thái độ rất chu đáo với khách. Có những ngày, dù ít khách nhưng vẫn bày ghế ra vỉa hè, đôi khi còn nhờ mấy bà hàng bán hộ. Do có mối quan hệ thân thiết giữa những người làm dịch vụ tâm linh ở đây, nên họ luôn hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau. Vào những lúc đông khách, hai người bán nước chè đôi lúc bê lễ giúp cho các hầu miếu từ nhà số 4 Tôn Đức Thắng sang miếu. Sự linh hoạt từ công việc bán nước sang bán hàng mã hay ngược lại, cho thấy mối quan hệ mật thiết giữa những người làm dịch vụ ở đây.
Bên cạnh hàng nước chè cũng xuất hiện một người đàn ông trông xe độ tuổi 40 – 45. Mặc dù xuất hiện chỉ có bốn ngày trong tháng (30, 1, 14, 15) nhưng vào những ngày đó cả một dãy xe chạy dọc 20m khắp vỉa hè. Người này về thì người khác đến cũng đủ biết thu nhập không nhỏ của của người đàn ông trông xe này. Trước đây tại miếu nhiều lần xảy ra những vụ mất cắp xe máy, khi mọi người nhốn nháo dựng xe lên vỉa hè để làm lễ mà không có ai quản lý. Vì vậy mà ông trông xe đã giúp hai hầu miếu bảo đảm trật tự, tránh các vụ mất cắp đáng tiếc xảy ra. Tuy nhiên, có thể thấy rằng, đây cũng là dịch vụ ăn theo có nguồn thu không nhỏ về mặt kinh tế.
Miếu mang một hơi thở tâm linh khá rõ rệt, dù cho cái rõ rệt ấy được bao bọc trong cái mơ hồ. Bởi dù người đến lễ có biết hay không về lịch sử của miếu thì hàng ngày hoạt động cúng lễ vẫn không ngừng diễn ra. Sức mạnh vô hình của tâm linh đôi khi làm cho người ta tin tưởng một cách tuyệt đối. Nó như minh chứng thêm cho tâm lý đa thần của người Việt không chỉ trong quá khứ mà cả hiện tại. Từ tính thực dụng với thần linh để có lợi ích kinh tế của người đến lễ, đã tạo nên những hoạt động dịch vụ tâm linh này. Vòng quay cung – cầu đã tạo cho dịch vụ tâm linh ở miếu Hai Cô không phải là một điển hình mang tính quy mô nhưng tính chuyên nghiệp đã tương đối hoàn chỉnh, nó đã trở thành một nghề không chỉđây mà còn ở nhiều nơi khác nữa.

Nguồn : Tạp chí VHNT số 331, tháng 1-2012

Tác giả : Nguyễn Thị Thật – Lê Thị Năm

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *