Sáng 8-1-2009, tại 51 Trần Hưng Đạo Hà Nội, Hội Nhạc sĩ Việt Nam đã công bố giải thưởng âm nhạc của năm như sau:
Ca khúc: 1 giải nhất thuộc về Dời đô ngàn năm (Nguyễn Tiến – Hà nội); 3 giải nhì đề thuộc về các tác giả của Hà nội: Hoa tím cung đường (Đức Trịnh), Chong đèn (Bùi Đức Nghĩa), Tâm sự Huyền Trân công chúa (Doãn Nguyên); 13 giải ba và 11 giải khuyến khích.
Ca khúc nghệ thuật: đều thuộc về tác giả ở Hà Nội. 2 giải nhất: Giấc mơ mùa lá (Trần Mạnh Hùng), Dòng trăng lúng liếng (Ngô Quốc Tính); 1 giải nhì: Lỡ làng (Nguyễn Việt Bình – Hà Nội); 2 giải ba; không có giả khuyến khích.
Ca khúc thiếu nhi: Không có giả nhất; 1 giải nhì cho Ca cảnh Bạch Tuyết và 7 chú lùn (Lê Vinh Phúc – TP. HCM); 3 giải Ba và 3 giải khuyến khích.
Giao hưởng: 1 giải nhất: Lệ Chi Viên (Trần Mạnh Hùng – Hà Nội); Giải nhì, giải ba, giải khuyến khích: không có.
Giao hưởng với hợp xướng: duy nhất có 1 giải nhì trao cho Trẻ con Mỹ Lai (Lê Quang Vũ – TP.HCM; thơ: Thanh Thảo).
Thính phòng: giải nhất, giải nhì không có; 3 giải ba và 3 giải khuyến khích.
Hòa tấu nhạc cụ dân tộc: giải nhất không có; 1 giải nhì: Hương Xuân (Bùi Thiên Hoàng Quân – TP. Hồ chí Minh); 1 giải 3 và 1 giải khuyến khích.
Hợp xướng: giải nhì: Bài ca tháng 5 (Hoàng Cương – TP.HCM); 4 giải ba; 1 giải khuyến khích.
Thể loại nghiên cứu không có giải. Với loại sách biên soạn, tư liệu, sưu tầm chỉ có 1 giải nhất thuộc về Ca nhạc bài chòi, ca nhạc kịch hát bài chòi (Trương Đình Quang – Đà Nẵng); 1 giải nhì: Lịch sử sân khấu chèo và phát triển (Hoàng Kiều – Hà Nội); Không có giải ba; 2 giải khuyến khích…
Nhìn chung, với 161 tác phẩm dự giải thì lĩnh vực thanh nhạc vẫn giữ vị trí hàng đầu. Nhưng, nhìn vào tổng thể thì rõ ràng lĩnh vực khí nhạc và nghiên cứu không được mùa như năm ngoái.
Nguồn : Tạp chí VHNT số 308, tháng 2-2010
Tác giả : P.V
Bài viết cùng chủ đề:
Festival Huế – Nét đẹp văn hóa dân tộc Miền Trung Việt Nam
Note ngay các trải nghiệm du lịch Huế dịp Valentine chi tiết nhất
Kinh nghiệm đi du lịch Đà Nẵng dịp tết nguyên đán 2023 chi tết A-Z