Cho đến nay, vấn đề dòng họ và văn hóa
dòng họ ở nước ta đã ít nhiều được chú
trọng nghiên cứu và định dạng khái niệm.
Tuy nhiên, dù phong phú, những nghiên cứu
này hầu hết vẫn chỉ mang tính gián tiếp
thông qua khảo cứu gia đình, hương ước, lệ
làng; hoặc trực tiếp nhưng chưa cụ thể
thông qua việc tìm hiểu mối quan hệ gia đình
ở nhiều khía cạnh khác nhau. Trên cơ sở
tham khảo những cách tiếp cận đó (chẳng
hạn: dòng họ là một tập hợp người theo
nguyên lý huyết thống; dòng họ là một cộng
đồng người được tập hợp bởi quan hệ đồng
huyết; dòng họ là một bộ phận trong cơ cấu
tổ chức của làng xã cổ truyền…), chúng tôi
đưa ra cách hiểu của mình về dòng họ và
văn hóa dòng họ từ góc độ văn hóa.
1. Một vài khái niệm
Theo Đại từ điển tiếng Việt (1), dòng họ là những ng ười cùng huyết thống trong các thế hệ kế tiếp nhau nói chung. Từ điển tiếng Việt (2) cho thấy dòng họ là những ng ười có cùng tổ tiên. Những kiến giải của các nhà khoa học quan tâm tới vấn đề này hầu như không có gì quá khác biệt với những đề xuất của từ điển. Do vậy, cho đến nay, dòng họ là một khái niệm đư ợc hiểu tương đối thống nhất. Từ sự tán đồng và kế thừa những cách hiểu trên, chúng tôi cho rằng: dòng họ là một thiết chế xã hội tập hợp những ng ười có cùng huyết thống, có cùng tổ tiên nhằm nối dõi truyền thống và cố kết, phát triển cộng đồng.
Trong quá trình hình thành, phát triển, dòng họ đã sản sinh, xây dựng nên các giá trị văn hóa đóng góp vào thành tựu văn hóa làng, vùng miền, quốc gia, nhân loại. Với ý nghĩa ấy, theo chúng tôi, văn hóa dòng họ là một dạng thức của văn hóa dân tộc, một tiểu hệ thống văn hóa chứa đựng toàn bộ những giá trị văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần và tâm linh do các dòng họ sản sinh ra trong quá trình hình thành và phát triển. Các giá trị đó, cả giá trị cấu trúc và giá trị chức năng, chẳng hạn tính cố kết cộng đồng; sự trao truyền và nhập thân văn hóa giữa các thế hệ; sự giao tiếp, ứng xử cá nhân trong gia đình và dòng họ; những biểu trưng, quy ư ớc, lễ nghi, phả hệ…, đ ược thể hiện trong các mối quan hệ đa chiều: giữa dòng họ với làng xã, với vùng miền, với quốc gia; giữa dòng họ với các gia đình và cá nhân thuộc dòng họ và khác dòng họ… Tuy nhiên, ở một mức độ nào đó, văn hóa dòng họ thư ờng đư ợc thể hiện tập trung nhất, sinh động nhất, trực tiếp nhất trong mối quan hệ với làng xã (cộng đồng lớn) và với các gia đình (thiết chế nhỏ), đặc biệt là với gia đình. Vì lẽ đó, xư a nay, khi đề cập tới gia phong, gia giáo, gia lễ, gia nghiệp… thì ít nhiều cũng có nghĩa bao hàm cả dòng họ: lề thói gia đình, dòng họ; nền nếp giáo dục gia đình, dòng họ; nghi lễ gia đình, dòng họ; sản nghiệp gia đình, dòng họ do tổ tiên, cha ông để lại…
Nh ư thế, dòng họ là một tiểu hệ thống mang tính bộ phận trong chuỗi liên kết hệ thống văn hóa với các bộ phận khác và văn hóa dòng họ chính là giá trị do tiểu hệ thống này sản sinh và kết tinh lại qua quá trình phát triển lịch sử. Về chuỗi liên kết văn hóa, Trần Quốc Vư ợng cho rằng đó là: cá nhân – gia đình – họ hàng – xóm làng – vùng – miền – đất nư ớc (thế giới); Nguyễn Khánh Toàn, Phan Huy Lê thống nhất là: gia đình – họ hàng – làng xã – đất n ước. Trong bối cảnh đổi mới và hòa nhập văn hóa toàn diện hiện nay, theo chúng tôi, những vấn đề văn hóa dòng họ cần đ ược chú trọng nghiên cứu xung quanh chuỗi liên kết: cá nhân – gia đình – dòng họ – làng xã – vùng miền – đất n ước. Mọi vấn đề văn hóa của một dân tộc đều đư ợc bộc lộ và thể hiện qua chuỗi quan hệ văn hóa phong phú và không kém phần phức tạp này.
2. Vị thế văn hóa dòng họ trong cơ cấu văn hóa Việt Nam
Như đã trình bày, trước đây, với quan niệm phù hợp với giai đoạn lịch sử xã hội, các nhà khoa học mặc nhiên coi nghiên cứu văn hóa gia đình đã bao hàm văn hóa cá nhân (với tư cách thành viên gia đình) và văn hóa dòng họ (với tư cách gia đình mở rộng, đại gia đình, gia tộc). Cũng nh ư thế, nghiên cứu văn hóa làng xã cũng mặc nhiên bao hàm nghiên cứu văn hóa cá nhân (với tư cách thành viên cộng đồng làng), văn hóa vùng miền (với tư cách làng xã mở rộng: liên làng…)… Do đó, dù chỉ chú ý vào ba trọng tâm là gia đình, làng xã, đất n ước, song nhiều vấn đề về văn hóa cá nhân, văn hóa dòng họ, văn hóa vùng miền đã đư ợc đề cập khá sâu sắc. Dù vậy, cũng không thể không thấy rằng, sự nghiên cứu mở rộng mang tính gián tiếp đó đã ít nhiều tạo ra những hạn chế trong việc nhìn nhận triệt để diện mạo văn hóa cá nhân, dòng họ, vùng miền, nhất là văn hóa dòng họ, một vấn đề hiện đang nổi trội và bản thân nó đóng vai trò khá quan trọng trong cơ cấu văn hóa Việt Nam. Đó là một hạn chế bất khả kháng, mang tính lịch sử.
Hiện nay, trong bối cảnh đa dạng các nền văn hóa toàn nhân loại, văn hóa cá nhân, dòng họ, vùng miền trở thành những thực thể có diện mạo riêng, do đó, trong thực tiễn nảy sinh những nhu cầu mới về việc nghiên cứu thấu đáo những thực thể này nhằm xây dựng và phát triển một nền văn hóa toàn diện, bền vững. Từ chỗ xuất hiện như một hiện t ượng, một nhu cầu thực tiễn, chúng dần khẳng định vị thế riêng trong cơ cấu văn hóa Việt Nam, trở thành những mắt xích mà nếu thiếu, diện mạo văn hóa Việt Nam có thể đ ược bộc lộ không toàn vẹn và chuỗi liên kết văn hóa Việt Nam dễ chứa đựng khả năng đứt gãy. Dòng họ và văn hóa dòng họ là một trong những mắt xích quan trọng đó.
Từ suy nghĩ trên, chúng tôi xin nêu một vài khía cạnh minh chứng vị thế cơ bản của văn hóa dòng họ trong cơ cấu văn hóa Việt Nam.
Trư ớc hết, trong mối quan hệ với văn hóa làng xã, như một bộ phận cấu thành, văn hóa dòng họ là một trong hai bộ phận tạo nên hình thức quan hệ khăng khít, chặt chẽ “trong họ – ngoài làng” (xét bên trong thì ngư ời ta chú ý đến thanh danh họ mạc, nhìn bên ngoài thì ng ười ta chú trọng diện mạo làng), trong đó các cấp độ xã, gia đình, cá nhân phần nào bị khuất lấp. “Trong họ – ngoài làng” còn thể hiện tính chất đồng nhất giữa dòng họ và làng xã. Có thể, thuở ban đầu, khi khai phá, tạo lập nơi c ư trú, dòng họ và làng xã gần nh ư là một, mỗi làng xã chỉ gồm một dòng họ (nhất họ nhất làng), vì thế, nguyên lý tập hợp ngư ời của dòng họ và làng xã đều là cùng huyết thống. Sự đồng nhất này dần dần bị phá vỡ do sự phát triển và biến động xã hội, khi làng xã trở thành nơi cộng cư của nhiều dòng họ. Và nguyên lý tập hợp ngư ời cùng huyết thống, đến một giai đoạn nào đó, bị nguyên lý tập hợp ng ười cùng chỗ (cùng địa vực cư trú, tức quan hệ láng giềng) chi phối làm nhạt nhòa, như ng không mất đi. Mối quan hệ khăng khít giữa dòng họ và làng xã hình thành, không tách biệt, đối lập mà gắn bó trong một mối cộng cư , cộng mệnh, cộng cảm đặc biệt. Có thể nói, ở nông thôn x ưa và nay, dòng họ luôn là một cơ cấu hòa quyện, nh ưng ẩn mình vào làng xã. Dù thế, dòng họ có vai trò không kém quan trọng trong sinh hoạt cộng đồng làng thuở ban đầu, nhất là khi làng xã vốn chỉ có một dòng họ, hoặc khi sau này, làng xã ấy bị chi phối bởi một vài dòng họ lớn. Còn về vai trò quan trọng của dòng họ (gia tộc) đối với gia đình thì thực tiễn ở nông thôn đã cho những minh chứng rõ nét. Những ngày giỗ tổ tiên, giỗ tổ họ tại nhà thờ họ, những mối quan hệ khăng khít đời thư ờng giữa những người cùng dòng họ, gia đình bên cạnh những người cùng ngõ, xóm… với vai trò đặc biệt quan trọng của phụ nữ.
Thứ hai, văn hóa dòng họ là một trong những bộ phận quan trọng hình thành văn hiến dân tộc. Ở những nơi làng xã và dòng họ đã trải qua quá trình tồn tại và phát triển lâu đời, bên cạnh những dòng họ làm nghề cha truyền con nối, có không ít dòng họ khoa bảng, dòng họ văn hiến… Đây là những dòng họ đã sản sinh và trao truyền những giá trị văn hóa tiêu biểu, những g ương mặt hiền tài tiêu biểu cho dân tộc, vùng miền, địa phư ơng ở những giai đoạn lịch sử nhất định. Dòng họ Lê (với Lê Quý Đôn), Nguyễn (với Nguyễn Quang Bích, Nguyễn Tông Quai…) ở Thái Bình; dòng họ Phạm với Phạm Nguyễn Du ở Nghệ An, Phạm Đan Quế ở Ninh Bình, Phạm Tu ở Hà Nội…; dòng họ Đặng (với Đặng Xuân Bảng, Đặng Hữu Toán…) ở Nam Định… và rất nhiều dòng họ văn hiến khác đã cho thấy một diện mạo đáng chú ý của văn hóa dòng họ trong việc hình thành, kết tinh văn hiến, văn hóa Việt Nam từ x a đến nay. Đây là một thực tiễn đã đư ợc ghi nhận và nghiên cứu, song ch ưa đ ược nhìn nhận thật chân xác d ưới một cái nhìn tổng quan. Vì thế, đánh giá đúng đắn vai trò của cá nhân, dòng họ văn hiến, khoa bảng trong việc hình thành văn hiến, văn hóa Việt Nam xư a và nay, thiết nghĩ, vẫn đang là một vấn đề cần đ ược chú trọng.
Thứ ba, cũng nh ư làng xã, dòng họ và văn hóa dòng họ là một hệ thống mở: từ dòng họ mở rộng ra phạm vi vùng, miền, quốc gia… trên cơ sở ý thức và tâm linh cội nguồn chung. Tục thờ tổ tiên không chỉ tồn tại trong từng gia đình mà còn mở ra dòng họ rồi mở tiếp ra phạm vi quốc gia. Nghĩa là, ý thức cội nguồn là một sợi chỉ xuyên suốt các bộ phận của hệ thống cấu trúc xã hội, từ cá nhân đến gia đình, dòng họ, làng xã, vùng miền, quốc gia. Ý thức này tạo nên sự liên kết văn hóa không chỉ trong phạm vi dòng họ mà còn ở phạm vi nhỏ hơn (gia đình) và lớn hơn (làng xã, vùng miền, quốc gia) hình thành nguồn lực nội sinh trong đấu tranh dựng nư ớc và giữ n ước. Đó có thể coi là một đặc thù của văn hóa dòng họ, là điểm mạnh minh chứng vị thế cầu nối giữa gia đình và xã hội của dòng họ. Tuy nhiên, ở mặt khác, tính đặc thù của dòng họ (với tư cách một hệ thống mở) cũng sản sinh những bất cập, đặc biệt về phư ơng diện ứng xử văn hóa thời hiện đại. Chính vì vậy, trong đời sống xã hội, nhất là xã hội đô thị, việc mở rộng khung ứng xử gia đình – gia tộc – dòng họ, vốn là thế mạnh ở nông thôn, ra phạm vi toàn xã hội đã và đang bộc lộ những cái đư ợc và mất. Cái đư ợc là ngư ời dân đư ợc sống trong “không khí” gia đình, gia tộc, họ hàng quen thuộc, tạo nên tâm lý cố kết cộng đồng… Như ng cái mất, là những ứng xử kiểu “không khí” gia đình (bao hàm không ít những cái dở, chẳng hạn thói gia tr ưởng, sự hành xử và làm việc tùy tiện, nhịp độ lao động chậm, thói ti tiện bè phái, cách xư ng hô và ứng xử kiểu gia đình chủ nghĩa…) ấy không thực sự phù hợp với chuẩn mực ứng xử, nhịp điệu thông tin, nhịp độ lao động… của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa. Song, dù thế nào, văn hóa dòng họ, ở tính mở rộng đặc thù của nó trong toàn xã hội, cũng thể hiện sự đồng nhất về ý thức cội nguồn từ gia đình, dòng họ tới làng xã quốc gia. Chẳng phải ngẫu nhiên mà không ít ngư ời từng khẳng định rằng: lòng yêu nước, ý chí quật cư ờng chống ngoại xâm, ý thức tự hào dân tộc… đều có nguồn gốc sâu xa từ tình yêu gia đình, dòng họ, làng quê… Lẽ đương nhiên, dòng họ đã góp phần vào việc giáo dục chủ nghĩa yêu nư ớc ở mỗi con ng ười.
Thứ t ư, sự nổi trội của vấn đề dòng họ và văn hóa dòng họ hiện nay bộc lộ một vấn đề tâm linh cộng đồng đáng chú ý: tín ngư ỡng thờ cúng tổ tiên đ ược xem trọng, ý thức nguồn cội đ ược phục hồi và do đó, tinh thần cộng đồng đư ợc đề cao. Ta th ường thấy, tín ngư ỡng nói chung, tín ngư ỡng trong dòng họ nói riêng th ường đ ược thể hiện đậm nét thông qua hoạt động tập thể, cộng đồng hơn là qua hoạt động cá nhân. Thờ cúng tổ tiên trong từng gia đình hạt nhân (giỗ cha mẹ, ông bà, cụ kỵ) chẳng hạn, là một minh chứng. Cho nên, có thể nói, sinh hoạt dòng họ, văn hóa dòng họ là sản phẩm mang đậm tính cộng đồng, trước hết là cộng đồng huyết thống và sau đó là những cộng đồng khác với quy mô lớn hơn: thôn làng, vùng miền, quốc gia, trên tất cả các mặt kinh tế, xã hội, văn hóa, tâm linh… Cũng thật dễ hiểu, khi ở đô thị, thậm chí cả ở những làng xã đang đô thị hóa với tốc độ chóng mặt, những nơi mà gia đình nhỏ tồn tại trong phạm vi hẹp đến mức cực đoan và quan hệ láng giềng cũng mờ nhạt thì xu h ướng gia tăng hoạt động giỗ chạp, tế tổ, cúng tổ tiên với tần suất cao (ngày Tết, ngày rằm, các ngày lễ trong năm…) thực ra cũng là một ph ương thức thắt chặt quan hệ họ hàng và nâng cao tính tập thể, tính cộng đồng đang bị phai nhạt trong bối cảnh mới.
Thứ năm, dòng họ, với t ư cách một thiết chế xã hội, là môi trư ờng giáo dục nhân cách trong gia đình, gia tộc và trong làng xã, quốc gia. Đây là một vị thế ngày càng quan trọng của dòng họ (gồm cả gia đình lớn và nhỏ) đối với sự phát triển văn hóa xã hội. Muôn đời, gia đình, dòng họ vẫn là môi tr ường đầu tiên, cái nôi đầu tiên cho sự nhập thân văn hóa của con ngư ời, cho sự trao truyền văn hóa từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ở đó, con ngư ời đ ược sống, học tập, trau dồi ngôn ngữ, trí tuệ, khả năng ứng xử văn hóa, ý thức cội nguồn, bồi bổ nhân cách… trong cả một giai đoạn quan trọng nhất: từ tuổi ấu thơ đến lúc trư ởng thành. Chính vì lẽ đó mà càng ngày, chúng ta càng nhận rõ và đánh giá cao vai trò giáo dục hết sức quan trọng của gia đình, dòng họ.
Thứ sáu, trong bối cảnh giao lư u văn hóa mạnh mẽ hiện nay, sự giao l ưu giữa các dòng họ trong và ngoài n ước, sự liên kết giữa các dòng họ qua hôn nhân, trao đổi văn hóa, tín ngư ỡng… đã tạo tiền đề và điều kiện cho việc trao đổi, lựa chọn, nâng cao các giá trị văn hóa, góp phần tạo nên truyền thống, bản sắc văn hóa làng xã, vùng miền, quốc gia. Có thể nói, văn hóa dân tộc, văn hóa quốc gia là sự thống nhất những đa dạng văn hóa tiêu biểu từ cá nhân, gia đình, dòng họ, làng xã, vùng miền. Chỉ với một vài khía cạnh mà chúng tôi vừa đề cập, cũng có thể thấy dòng họ và văn hóa dòng họ thực sự là một thực thể có vị trí trong đời sống xã hội và văn hóa, với những đóng góp ngày càng cụ thể và hiệu quả.
Tuy nhiên, bên cạnh những điểm mạnh, dòng họ và văn hóa dòng họ trong xã hội cổ truyền và hiện đại cũng bộc lộ những mặt trái, những tiêu cực và hạn chế. Đó là: t ư t ưởng, lối sống tiểu nông gây cản trở nhịp độ phát triển xã hội hiện đại; t ư t ưởng bè phái, vây cánh, chèn ép, mâu thuẫn nhau dẫn đến phá vỡ tính cộng đồng đặc thù, do tính cố kết, ý thức tự tôn dòng họ đ ược đẩy lên mức cực đoan. Đó là sự lạm dụng lề thói làng xã, ứng xử tôn ti khắt khe tạo nên thế lực áp bức, thói gia trư ởng… cản trở tự do phát triển của gia đình, cá nhân. Đó là tệ nạn lợi dụng tâm linh, tín ng ưỡng trong thờ cúng tổ tiên, thờ cúng tổ họ để ganh đua xây cất nhà thờ họ, mộ tổ… hào nhoáng, tốn kém, tạo sức ép và gánh nặng cho cộng đồng nhỏ… Trong thực tế, những hạn chế này đang đ ược khắc phục và chúng cũng không làm nhòe đi tính tích cực cũng nh ư vị thế quan trọng của dòng họ trong sự phát triển văn hóa xã hội ở nước ta.
________________
1. Nguyễn Như Ý chủ biên, Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 1998, tr.546.
2. Văn Tân chủ biên, Từ điển tiếng Việt, in lần thứ hai, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1977, tr.249.
Tác giả: Nguyễn Hồng Hà
Nguồn: Tạp chí VHNT số 458, tháng 4-2021
Bài viết cùng chủ đề:
Note ngay các trải nghiệm du lịch Huế dịp Valentine chi tiết nhất
Kinh nghiệm đi du lịch Đà Nẵng dịp tết nguyên đán 2023 chi tết A-Z
Top 11 địa điểm cho thuê xe máy Đà Lạt giá rẻ xe mới tinh 100%