LONG THÀNH CẦM GIẢ CA – TỪ BÀI THƠ ĐẾN BỘ PHIM

/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-priority:99;
mso-style-qformat:yes;
mso-style-parent:””;
mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt;
mso-para-margin-top:0cm;
mso-para-margin-right:0cm;
mso-para-margin-bottom:10.0pt;
mso-para-margin-left:0cm;
line-height:115%;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:11.0pt;
font-family:”Calibri”,”sans-serif”;
mso-ascii-font-family:Calibri;
mso-ascii-theme-font:minor-latin;
mso-hansi-font-family:Calibri;
mso-hansi-theme-font:minor-latin;
mso-bidi-font-family:”Times New Roman”;}


Bộ phim Long thành cầm giả ca từ khi chưa ra mắt đã nhận được sự quan tâm của rất nhiều người. Dễ hiểu vì sao ngay khi mới công chiếu, hàng loạt bài viết về bộ phim này đã dồn dập được đăng tải. Thứ nhất, vì tính chất cập thời của nó – ra đời đúng lúc và ra đời để kịp chào mừng đại lễ 1000 năm Thăng Long; ở thời điểm này, mọi tác phẩm, mọi sự kiện liên quan đến Thăng Long – Hà Nội đều đáng được ưu tiên chú ý; thứ hai, vì bộ phim dựa trên một bài thơ nổi tiếng của đại thi hào Nguyễn Du; thứ ba, bộ phim đã cho thấy những tín hiệu vui về sự phát triển của điện ảnh Việt Nam đương đại.
Khoan hãy nói đến mức độ thành công của bộ phim so với kỳ vọng của đông đảo người xem đúng trong thời điểm lịch sử – kỷ niệm Thăng Long – Hà Nội tròn 1000 năm tuổi. Bài viết sẽ chỉ tập trung xem xét mối quan hệ giữa văn bản nguồn (bài thơ) với sản phẩm của quá trình phóng tác (bộ phim). Với cách tiếp cận liên văn bản như vậy, chúng tôi có thể đọc lại thi phẩm Long thành cầm giả ca trong một hoàn cảnh hiện đại, và tìm hiểu xem bộ phim của đạo diễn Đào Bá Sơn đã có sự diễn giải, hồi đáp như thế nào đối với bài thơ của Nguyễn Du, với truyền thống văn hóa lịch sử đất Thăng Long vốn đang được khơi dậy mạnh mẽ.
Long thành cầm giả ca là câu chuyện buồn về số phận một người ca kỹ được kể bằng những lời thơ xúc động day dứt. Nguyễn Du viết bài thơ này trong khoảng thời gian đi sứ sang nhà Thanh (Trung Quốc) (năm 1813 1814).
Bài viết sẽ không phân tích lại bài thơ Long thành cầm giả ca, vì nghĩa của bài thơ đã rõ ràng, và nội dung của nó vốn cũng đã quá quen thuộc từ bấy lâu nay. Chỉ xin điểm qua một số chi tiết có liên quan đến các chặng đường đời của Nguyễn Du gắn liền với sự ra đời của thi phẩm này. Đây cũng là những yếu tố sẽ được các nhà làm phim khai thác và đưa lên màn ảnh.
Năm 13 tuổi, sau khi cha mẹ mất, Nguyễn Du đến ở nhà người anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản, khi đó đang giữ chức quan Tham tụng trong triều. Nguyễn Khản vốn là người tài hoa, phong lưu, ông thường ưa thích hát xướng, “không lúc nào bỏ tiếng tơ trúc” (Vũ trung tùy bút – Phạm Đình Hổ). Nguyễn Du được anh đùm bọc, bản thân ông cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ cuộc sống của Nguyễn Khản. Tại nhà quan Tham tụng, chàng Nguyễn đã không ít lần chứng kiến cảnh những người ca nữ bán tiếng đàn mua vua cho những kẻ quyền quý. Nỗi niềm xót thương thầm kín cho những thân phận mỏng manh đó nhiều lần được Nguyễn Du bày tỏ trong các sáng tác của mình… Long thành cầm giả ca là một trong số đó.
Bài thơ viết về người ca kỹ đất Long thành mà Nguyễn Du tình cờ gặp gỡ và chứng kiến những đổi thay của nàng trước sự xoay vần nghiệt ngã của thời gian. Đây cũng là những lời tâm sự tha thiết của ông trước số phận con người. Bộ phim cùng tên của đạo diễn Đào Bá Sơn đã không đơn thuần dừng lại ở phạm vi nội dung bài thơ nguyên tác, mà còn mở rộng ra các phương diện: lịch sử dân tộc, văn hóa truyền thống, cũng như đời sống tinh thần của một trong những nhân vật vĩ đại trong lịch sử – Nguyễn Du.
Từ các ý chính của bài thơ kết hợp với tiểu sử tác giả và những cứ liệu lịch sử về xã hội thời đó, nhà văn Văn Lê đã xây dựng thành một kịch bản phim tương đối có sức nặng. Có sức nặng bởi lẽ nó phản ánh cả một quãng thời gian đầy biến động của lịch sử dân tộc, của kinh thành Thăng Long, đồng thời tái hiện chân dung của một đại thi hào dân tộc, mà bấy lâu nay người đọc vẫn chỉ quen hình dung qua thơ ca, sử sách.
Một tác phẩm khi đã được cải biên, phóng tác, chuyển thể, tất yếu phải dẫn đến sự so sánh, trước hết là về mặt nội dung, sau là cách thức chuyển tải chủ đề tư tưởng. Trong trường hợp này, để làm rõ mối quan hệ liên văn bản giữa nguyên tác Long thành cầm giả ca và bộ phim cùng tên, chúng tôi cũng viện dẫn đến một phương pháp quen thuộc là so sánh hai tác phẩm trên các phương diện chủ yếu: nhân vật, tình tiết, để từ đó thấy rõ hệ thống ký hiệu của nguyên tác đã được sử dụng và thâu nhận như thế nào ở tác phẩm phóng tác.
Nếu ở bài thơ Long thành cầm giả ca, Nguyễn Du đóng vai trò là tác giả – người chứng kiến sự việc, người kể chuyện, thì trong phim, ông là người trong cuộc, là nhân vật chính – chứng nhân cho những chuyển dời của thời thế và số phận con người. Nhân vật Tố Như cùng cô Cầm tạo nên tuyến nhân vật chủ đạo và mối tình giữa họ trở thành mạch nguồn xuyên suốt bộ phim.
Tố Như trong hình dung của thế hệ sau là một văn nhân tài hoa, giàu lòng yêu thương đối với nhân thế. Bộ phim cũng đã cố gắng tái hiện lại hình ảnh đó. Song không thần thánh hóa Tố Như. Đời sống tình cảm, tinh thần của nhà thơ cũng như những trăn trở lựa chọn của ông về mặt chính trị đều được khai thác khá triệt để.
Theo sử sách ghi chép và truyền lại, Nguyễn Du vốn là người mang nhiều suy tư trước thế sự đương thời và có thái độ yêu ghét khá rõ ràng. Việc ông chọn phò tá nhà Lê mà không theo Tây Sơn cũng được bàn luận khá nhiều. Niềm thương nhớ khôn nguôi đối với nhà Lê khiến ông thường mang nặng ưu tư. Sau này, khi được nhà Nguyễn trọng vọng, trong thơ ca Nguyễn Du vẫn ít nhiều cho thấy tâm sự bất đắc chí.
Nhân vật Tố Như trong phim, mệt mỏi và bất lực trước sự tao loạn của thời cuộc. Chàng liên tiếp bị đẩy vào những cảnh biến dữ dội: thành Thăng Long hỗn loạn, dinh Nguyễn Khản bị bọn kiêu binh tàn phá, Nguyễn Khản phải tạm lánh đi Sơn Tây, chàng thi sĩ Tố Như lẫn trong dòng người chạy loạn để tìm đường lên Thái Nguyên nhậm chức Chánh thủ, sau nhiều suy biến, chàng trở về quê vợ, làng Quỳnh Côi, trong bộ dạng thân tàn ma dại, sống trong nỗi u hoài vì loạn lạc, vì thương nhớ người xưa (cô Cầm). Trong khi anh của mình là Nguyễn Đề đã quyết định theo Tây Sơn, đức vua bỏ nước chạy sang Tàu cầu cứu nhà Thanh, Thùy trung hầu bế tắc tự tìm đến cái chết, thành quách tan tác, muôn dân rối loạn, thì Nguyễn Du vẫn không theo bước anh, bởi day dứt một nỗi: bao đời nay ta ăn lộc nhà Lê, vua có thể bỏ nước chứ dân không thể bỏ nước. Lâu sau đó, Nguyễn Du ra làm quan cho nhà Nguyễn, được giao nhiệm vụ đi sứ sang Trung Quốc. Chặng đường này tưởng là phẳng lặng, ngỡ là vinh hiển, song trong thâm tâm Nguyễn, tấm lòng tha thiết với những cảnh đời bất hạnh cùng những tâm sự thời cuộc khó giãi bày vẫn luôn khiến ông day dứt.
Nhân vật Tố Như trong phim là sự kết hợp khá trọn vẹn giữa tư liệu lịch sử và hư cấu nghệ thuật. Có thể ở một mức độ nào đó, diễn xuất của diễn viên chưa làm nổi bật được thần thái của Tố Như cũng như bộ phim chưa thể hiện được một cách sâu sắc tình cảm nhân đạo ở Tố Như từng được ông gửi gắm qua các sáng tác, song việc cải tác, phóng tác hình tượng nhân vật Tố Như ở đây khá hợp lôgic.
Bài thơ Long thành cầm giả ca của Nguyễn Du kể về hai lần nhà thơ gặp nàng ca nữ:
Lúc nàng còn trẻ: Lúc đó nàng khoảng hai mươi mốt tuổi/ áo hồng ánh lên mặt hoa đào/ Má hừng rượu, vẻ ngây thơ, rất dễ thương/ Năm cung réo rắt, theo ngón tay mà thay đổi điệu.
Khi ấy, Nguyễn Du cũng chỉ biết vài điều ít ỏi: Người đẹp đất Long thành/ Không nghe tên họ/ Riêng thạo đàn Nguyễn/ Người trong thành bèn lấy chữ Cầm mà đặt tên.
Lần thứ hai, sau hai mươi năm: Trong đám ca kỹ đều trẻ tuổi/ Duy ở cuối chiếu có một nàng tóc đã hoa râm/ Mặt gầy thần khô hình bé nhỏ/ Đôi mày phờ phạc không điểm tô.
 

Trong 20 năm đó đã diễn ra biết bao biến cố, vật đổi sao dời: Thành quách suy dời, việc người đổi/ Bao nương dâu đã biến thành biển xanh/ Cơ nghiệp Tây Sơn tiêu tan sạch…

Bộ phim của đạo diễn Đào Bá Sơn về cơ bản vẫn tuân thủ chặt chẽ hai mốc thời gian nói trên, đồng thời để lý giải rõ hơn lý do lựa chọn nghiệp ca nương và con đường đến với đất Thăng Long của nàng Cầm, các nhà làm phim đã chọn cách nối dài quá khứ, trở về với xuất xứ của nhân vật. Tiểu sử của nàng Cầm được làm sáng tỏ: nàng sinh ở làng Thanh hoa ngoại, ở nhà vẫn quen được gọi là Gái – đó có thể là một cái tên, cũng có thể chỉ là một cách gọi phổ biến mà cha mẹ gọi con cái khi xưa, sau này được thày dạy đàn đổi gọi là Cầm – cũng là tên cây đàn mà nàng gắn bó. Mẹ và dì nàng vốn là ca nương. Mẹ đã hướng cho nàng theo nghiệp cầm ca và căn dặn con rằng: “Long thành mới là đất của con”. 13 tuổi, nàng theo thày Cả lên kinh, theo học ở nhà thày Nguyễn cho đến tuổi trường thành và được tuyển lựa vào cung. Từ đây, cuộc đời nàng bị xô đẩy và cuốn theo những bão táp của thời cuộc. Có những lúc được nâng niu, võng lọng đón đưa, cũng có lúc bị vùi dập, bị ép buộc ca hát mua vui cho bọn vua quan phương Bắc trong cảnh cửa nhà tan nát, trăm dân lưu lạc.
Mối tình giữa Tố Như và nàng ca nữ đất Long thành không được nói đến trong sử sách hay giai thoại. Bài thơ của Nguyễn Du cũng chỉ kể lại chuyện ông từng gặp nàng tại hai thời điểm khác nhau mà thôi. Song mối lương duyên của họ lại được nhà biên kịch Văn Lê xây dựng thành trục chính của phim. Tình yêu giữa chàng thi sĩ tài hoa và nàng ca nữ xinh đẹp nảy nở từ sự đồng cảm giữa hai tâm hồn đồng điệu. Cả hai người, không ai nói ra, song trong thâm tâm đã thầm dành cho nhau sự ngưỡng mộ, cảm mến ngay từ cái nhìn đầu tiên. Tình yêu ấy được gửi gắm vào những vần thơ và tiếng đàn ai oán. Một trong những phân đoạn thể hiện thành công nhất tình cảm lãng mạn song cũng éo le giữa hai con người tài hoa này là cảnh họ chia tay nhau giữa lúc tao loạn, mỗi người một ngả: nàng Cầm về lại quê xưa, chàng Nguyễn tìm đường lên Thái Nguyên. Lựa chọn góc quay từ trung cảnh đến cận cảnh, đặc biệt nhấn mạnh vào những biểu hiện tinh tế trên nét mặt nhân vật, bộ phim đã đạt được hiệu ứng nghệ thuật đặc sắc. Nỗi bi thương chung trong thời loạn cùng nỗi đau khổ thụ biệt ly của cá nhân được dồn nén đến mức cực độ trong một chi tiết. Từ sau cuộc phân ly ấy, cuộc đời mỗi người một khác.
Hai mươi năm sau, khi Tố Như đã là quan Chánh sứ triều Nguyễn, nhân lần đi sứ sang Trung Quốc, qua đất Long thành, ông gặp lại nàng Cầm, vẫn trong bối cảnh một bữa tiệc, nhưng nàng không còn là một giai nhân áo hồng ánh lên mặt hoa đào, mà là một nàng tóc đã hoa râm, đôi mày phờ phạc không điểm tô, nàng không nhận ra hoặc cố tình không nhận ra người cũ, vì năm tháng phôi pha hay vì sự cách biệt về thân phận? Giữa họ đã có cuộc hội ngộ chuyện trò cuối cùng, rồi lại phân ly và từ đó không ai còn nhìn thấy nàng Cầm nữa. Trước khi lên đường đi sứ, Tố Như đã viết bài thơ Long thành cầm giả ca gửi tặng lại cho nàng. Người con gái tài sắc một thời ấy, nay héo hắt nằm ôm cây đàn tri kỷ, hai mắt mở trừng trừng vô cảm, khiến cho nhà thơ không khỏi xót xa.
Bài thơ của Nguyễn Du đã cung cấp cho các nhà làm phim những gợi ý quý báu về bối cảnh, nhân vật, tình tiết. Cấu trúc bài thơ đơn giản: gồm hai phần, phần thứ nhất là quãng thời gian tác giả bài thơ và nhân vật nàng Cầm còn trẻ; phần thứ hai: khi cả hai đã về già. Chỉ trong vài câu ngắn ngủi, Nguyễn Du đã khái quát được cả một thời kỳ lịch sử đầy biến động, tang thương (Sau khi Tây Sơn bại vong, tôi vào Nam/ Long thành trong gang tấc không được thấy lại). Trên cơ sở những nội dung căn bản này, bộ phim Long thành cầm giả ca đã được xây dựng theo kết cấu ba phần, gắn với ba phần đó là ba giai đoạn của một đời người tương ứng với ba nhịp thăng trầm của lịch sử: khi nàng Cầm còn nhỏ – lúc này chúa Trịnh Tông đang ở ngôi, bọn kiêu binh không phục đã gây biến ở kinh thành; khi nàng đã trưởng thành – vào khoảng thời gian từ Đinh Mùi, năm Chiêu Thống 1, 1787 (quân Tây Sơn bắt đầu tiến ra Bắc Hà) đến Quang Trung 5, 1792; và khi về già – tương ứng với mốc Quý Dậu, Gia Long 12, 1813. Tính chất lịch sử của bộ phim được thể hiện rõ nét qua việc lựa chọn những mốc thời gian này.
Xét từ hai khía cạnh: nhân vật và tình tiết, bộ phim Long thành cầm giả ca so với bài thơ cùng tên đã hoàn thiện và mang diện mạo riêng, song về cơ bản vẫn giữ mối liên hệ với tác phẩm của Nguyễn Du, đồng thời có khả năng soi chiếu và lý giải cho nguyên tác. Bộ phim cũng chính là cách đọc, cách diễn giải chứa đựng đầy màu sắc văn hóa của các nhà làm phim đối với không chỉ sáng tác của Nguyễn Du mà với cả lịch sử, truyền thống văn hóa dân tộc. Người xem dễ dàng cảm nhận được sự hiện hữu của văn bản văn học (bài thơ Long thành cầm giả ca), và chính bài thơ này cũng đã ngân lên ở cuối phim, cộng hưởng với phần âm nhạc và hình ảnh tạo nên một không gian thi ca đầy ám ảnh.
Ngoại cảnh của phim Long thành cầm giả ca được đánh giá khá tốt, các nhà làm phim đã lựa chọn hết sức công phu để có những không gian thuần Việt và mang giá trị nghệ thuật cao. Nếu bài thơ của Nguyễn Du chỉ nhắc đến một không gian chung – là đất Long thành, thì đến tác phẩm điện ảnh của Đào Bá Sơn, không gian được mở rộng ra làng Thanh hoa ngoại (quê hương nàng Cầm), làng Quỳnh Côi (Thái Bình – quê vợ Tố Như), làng Tiên Điền – quê hương Tố Như, vùng núi Tam Điệp, và Thăng Long – Kẻ Chợ là không gian chủ đạo, nơi diễn ra cuộc gặp gỡ đầu tiên và cuối cùng giữa hai nhân vật chính, nơi khởi nguồn của các biến cố lịch sử, cũng là nơi khơi gợi nhiều nỗi niềm ở người xem.
Mt trong nhng không gian đẹp nht, có tính to hình và mang li hiu qu thm m cao nht ca b phim là cnh cây đa giếng nước. Phim m đầu bng hình nh mt giếng nước c nm bên cây đa c th. Giếng nước trong veo, có hình cây đàn cm. Cnh quay cui cùng ca b phim cũng dng li hình nh này. Giếng nước tr thành chng nhân, soi bóng nàng Cm t khi nàng còn là mt cô bé, đến khi là thiếu n và lúc nàng xế bóng. Nàng ra đi t đây, ri li tr v đây, hoàn thành mt vòng tròn phiêu lưu không gian bên ngoài làng đầy bão táp. B phim phát trin trong không khí lch s nhưng li khép li trong âm hưởng mênh mang, huyn bí ca nhng câu chuyn truyn thuyết xưa: không ai rõ nàng Cm đi đâu, ch biết vào nhng đêm trăng sáng t giếng nước c li nghe vng lên tiếng đàn cm n non. T đó dân làng Thanh hoa ngoi không ai dám ung nước giếng y na, bi h s con gái ung s tương tư, con trai ung s b đi bit x.
Bằng ký hiệu ngôn ngữ, bài thơ của Nguyễn Du gợi lên ở người đọc những tưởng tượng, hình dung khác nhau về mỗi nhân vật. Cả tiếng đàn của nàng Cầm cũng được độc giả tiếp nhận bắt đầu từ thị giác (đọc) rồi mới đến cảm nhận. Bước vào tác phẩm điện ảnh, tiếng đàn ấy trực tiếp tác động đến thính giác của khán giả. Mỗi một yếu tố của bộ phim (nhân vật, tình tiết, hội họa, âm nhạc…) đều là một ký hiệu đặc trưng, thông qua nghệ thuật dựng phim, chúng đã tích hợp lại với nhau để nhằm làm nổi bật chủ đề tư tưởng mà tác giả Văn Lê muốn gửi gắm: các triều đại có thể bị phế truất, thay đổi nhưng văn hóa dân tộc thì mãi mãi trường tồn.
        Về phía người đọc, họ có thể hài lòng hay không thỏa mãn với cách tạo hình của các nhà làm phim, song suy cho cùng, bộ phim là cách đọc, cách diễn giải riêng của nhà biên kịch, đạo diễn đối với vấn đề họ lựa chọn. Sản phẩm cuối cùng đến với người xem mang đậm dấu ấn của họ. Và sự sáng tạo của nghệ thuật chắc chắn sẽ không có lời kết.

Nguồn : Tạp chí VHNT số 318, tháng 12-2010

Tác giả : Lê Thùy Dương

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *