Mạng xã hội từ góc nhìn văn hóa và tâm lý


 

Mt người tham gia mng xã hi (MXH) có th kết bn t bn ca mình, t bn ca bn mình để trao đổi mi vn đề trong cuc sng, hoc to lp hi, nhóm gm nhiu cá nhân có chung đam mê và s thích. Nh vy, MXH đang phát trin như mt xu thế thi đại, mt phn là do nhu cu giao lưu, chia s, to lp hi, nhóm cùng ngành ngh, s thích, phn khác do công ngh k thut s không ngng được nâng cp. Người dùng MXH có th nghe đài phát thanh, xem truyn hình, thưởng thc mt cun truyn, tán gu, viết các dòng cm xúc, viết nht ký, chia s v các chuyến đi, nhng bình lun v ngh nghip, đời sng văn hóa xã hiThành viên MXH cũng có th chia s nhng tri thc đó cho bn bè trên toàn thế gii. Chính nh nhng tin ích này, s bùng n ca MXH Vit Nam và trên toàn thế gii đã và đang làm thay đổi thói quen s dng internet ca con người.

1. Mng xã hi Vit Nam

Theo thống kê của Internet World Stats, đến hết năm 2012, Việt Nam đứng thứ bảy châu Á, thứ ba khu vực Đông Nam Á về số người kết nối internet (1). Trong khi đó, thống kê của Hiệp hội Digital Marketing châu Á cho thấy, giới trẻ độ tuổi từ 15 đến 24 là đối tượng dùng internet nhiều nhất, với 5 hoạt động phổ biến là đọc tin tức (95%), tìm kiếm thông tin (94%), nghe nhạc (77%), nghiên cứu (68%) và tán gẫu (66%) (2).

Về MHX, theo kết quả điều tra của công ty Nghiên cứu thị trường Socialbakers & SocialTimes.Me, đến tháng 8 – 2013, Việt Nam đã có 19,6 triệu người dùng MXH Facebook, chiếm 21,42% dân số và chiếm tới 71,4% người sử dụng internet. Việt Nam đang là nước đứng thứ 16 trên thế giới về tỷ lệ tăng trưởng lượng người sử dụng Facebook tính đến tháng 7-2013 (3).

Như vậy, có thể thấy, Facebook đang là MXH nước ngoài phát triển mạnh nhất tại Việt Nam: chỉ sau gần một năm, tổng lượng người dùng MXH này đã tăng hơn 2 lần. Nếu quay lại thời điểm tháng 10 – 2012, căn cứ theo công bố từ WeAreSocial (một tổ chức có trụ sở chính ở Anh, nghiên cứu độc lập về truyền thông xã hội toàn cầu), thì với 8,5 triệu thành viên, Facebook đã vượt qua MXH lớn nhất Việt Nam là Zingme (8,2 triệu thành viên) để trở thành MXH có nhiều người dùng nhất Việt Nam. Trên thực tế, tính trên toàn thế giới, Việt Nam vẫn là quốc gia mà Facebook có thị phần tăng trưởng nhanh nhất, với tốc độ 146% trong 6 tháng (từ tháng 5 đến 10 – 2012), trung bình cứ 3 giây, Facebook có 1 người dùng Việt Nam mới (4). Điều này khá phù hợp với báo cáo trong tài liệu trực tuyến Asia Pacific Digital Marketing Yearbook 2012 của Hiệp hội Digital Marketing châu Á, cho rằng, người dùng MXH ở Việt Nam thường ở độ tuổi 15-24 và thường dùng trung bình 137 phút/tháng để truy cập (5).

Trong một thống kê khác về tình hình sử dụng MXH ở Việt Nam, Comscore Comscore, công ty chuyên về thống kê trực tuyến hàng đầu thế giới, tiếp tục khẳng định, nhu cầu dùng internet để giải trí ở Việt Nam chỉ đứng sau Singapore. Và cứ 100 người dùng internet ở Việt Nam thì có 88 người từng ghé thăm các trang MXH (6).

Từ những nghiên cứu trên, chúng tôi tiến hành khảo sát bằng hình thức phỏng vấn với 100 sinh viên từ năm thứ nhất đến năm thứ tư (18-22 tuổi) tại 10 trường đại học, cao đẳng trên địa bàn TP Hà Nội, trong thời gian từ tháng 11 – 2013 đến tháng 1 – 2014. Kết quả cho thấy, cứ 100 sinh viên được hỏi về tổng thời gian sử dụng MXH trong ngày thì có 81-88 sinh viên sử dụng từ 2-3 giờ/tháng, 45-52 sinh viên sử dụng từ 1 – 2 giờ/tháng và chỉ có 12-15 sinh viên sử dụng dưới 1 giờ/tháng. Đáng chú ý, khảo sát bằng phiếu điều tra về MXH thường xuyên sử dụng, trong số 100 phiếu được phát ra, có trung bình từ 86-90 phiếu cho biết MXH sử dụng nhiều nhất là Facebook, 60-79 phiếu sử dụng mạng xã hội Zingme và chỉ có 10% sử dụng các MXH khác. Điều này tương đối phù hợp với khảo sát trước đó của các công ty nghiên cứu thị trường trực tuyến.

2. Tính cng đồng và tương phn văn hóa trên MXH

Là một thế giới ảo nhưng có nhiều hoạt động giống như ngoài đời thực, người sử dụng MXH đang được ví như “công dân” trong xã hội mạng – một xã hội khác tồn tại song song với đời sống xã hội thực. Nhờ khả năng kết nối một cách đơn giản, người sử dụng MXH dễ dàng tạo lập một hoặc nhiều tài khoản để tham gia, hoặc tạo lập ra các hội, nhóm riêng nhằm kết nối các thành viên khác cùng sở thích, ngành nghề, quê quán dù thành viên đó ở bất kỳ đâu. Tính cộng đồng thể hiện rất rõ trong các hoạt động tương tác giữa các thành viên trong hội, nhóm trên MXH. Đây cũng là đặc trưng cơ bản của người Việt khi tham gia các hoạt động trên MXH. Theo Phạm Thị Thúy Nguyệt, đặc trưng này là sự chuyển dịch giá trị văn hóa truyền thống của người Việt vào internet khi mà tính cách của người Việt hình thành trong bối cảnh của làng xã Việt Nam, nơi các cư dân Việt sống với nghề trồng lúa nước đã liên kết với nhau chặt chẽ để ứng phó với những thách thức của môi trường sinh sống (7). Trong khi đó, tính cộng đồng trên MXH cũng có nhiều nét đương đồng với xu hướng liên kết chặt chẽ trong tổ chức nông thôn theo địa bàn cư trú, nghề nghiệp và sở thích của hoạt động phường, hội. Trần Ngọc Thêm cho rằng, ở nông thôn Việt Nam và mở rộng ra sau này là xã hội Việt Nam nói chung, còn có hội là tổ chức nhằm liên kết những người cùng sở thích, cùng thú vui, cùng đẳng cấp (8).

Tuy nhiên, có thể thấy, bằng cách dùng MXH để kết nối cộng đồng, tạo lập ra các hội, nhóm để chia sẻ bất kỳ điều gì mong muốn, người dùng MXH tại Việt Nam đang định nghĩa lại những nhận thức về chính mình trong phạm vi xã hội cách biệt rất xa những quan hệ cá nhân theo kiểu truyền thống. Vì vậy, để nhận ra được những giới hạn cần phải có trên MXH là hoàn toàn không đơn giản, bởi thế giới đó khác hẳn với ngoài đời thực. Sự tương tác tức thời và không biên giới của MXH có sức quyến rũ đặc biệt, có thể làm thay đổi thói quen, văn hóa truyền thống của người sử dụng. Người dùng dễ bị mê đắm trong thế giới ảo, đề cao thái quá hình ảnh bản thân, thậm chí ảnh hưởng đến cả đời sống và cá tính thực. Một người ngoài đời có công việc hàng ngày khô khan, đơn giản, ít giao tiếp, không có nhiều diễn biến phức tạp về tâm lý, thế nhưng, trên MXH lại hoàn toàn lột xác thành một người mới. Từ việc đăng tải những bức ảnh đẹp, chụp trong khung cảnh lãng mạn, phòng ốc sang trọng ấm cúng, rồi viết những status (dòng trạng thái) đầy chất văn chương khác xa hoàn toàn với con người ngoài thực tế, khiến người khác luôn nghĩ rằng cuộc sống của họ là như vậy.

Trong cuốn Cng đồng tưởng tượng, Benedict Anderson cho rằng, các cộng đồng trên thế giới, từ cộng đồng MXH hay cộng đồng tạo nên cả một quốc gia đều là những cng đồng tưởng tượng. Lấy ví dụ về quốc gia, theo Anderson, ngay cả trong một quốc gia nhỏ nhất, các thành viên cũng không thể biết hết nhau hay nghe về nhau chứ chưa nói tới chuyện gặp tất cả thành viên của quốc gia đó. Bởi vậy, từ khi con người thôi sống trong những nhóm nhỏ và bản sắc của họ một phần dựa trên một cộng đồng lớn hơn, toàn bộ các cộng đồng trên thế giới đều được tưởng tượng hoặc sáng tạo ra vì đa số các thành viên biết về các thành viên khác thông qua các thông tin gián tiếp thay vì trực tiếp mắt thấy tai nghe (9).

Tương tự, với hơn một tỷ người dùng trên toàn cầu, MXH Facebook được coi là “quốc gia” lớn thứ ba trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ. Ở Việt Nam, MXH Zingme có số người sử dụng tương tự như một xã hội thứ hai (hơn 8 triệu người dùng). Những người dùng này dù có mối liên kết với nhau như trong một cộng đồng thực ngoài xã hội, nhưng không thể chắc chắn rằng đó là những kết nối thực sự giữa con người với nhau. Họ chỉ có thể chia sẻ những giá trị chung, thậm chí những giá trị ảo, không có thật. Đó là sự tự do chia sẻ thông tin và tự do sống ảo, dĩ nhiên theo những nguyên tắc ứng xử cộng đồng do MXH đó đưa ra.

Trong một xã hội ảo, một cộng đồng ảo, quan điểm của mỗi cá nhân có thể tương đồng hoặc khác biệt, có thể đúng hoặc sai so với những quan điểm ngoài đời thực, nhưng gốc rễ vẫn là sự chuyển dịch từ văn hóa truyền thống vào MXH thông qua những giá trị bắt nguồn từ đời sống cộng đồng. Quá trình chuyển dịch có sự biến đổi, tương tác, thậm chí là biến dạng, tạo ra sự tương phản văn hóa.

3. Hot động ca các hi, nhóm: trường hp MXH Zingme

MXH của Việt Nam có số lượng thành viên đông nhất là Zingme. Các hội, nhóm hoạt động trên MXH này rất đa dạng, được hình thành từ nhiều yếu tố, như: trường lớp, vị trí địa lý (đồng hương), sở thích âm nhạc, game, giải trí và nghệ thuật, máy tính và công nghệ, giáo dục, hoạt động xã hội, lưu bút học trò và nhiều lĩnh vực khác không hoặc chưa thể xếp vào các yếu tố trên. Các hội, nhóm chủ yếu được phân cấp theo dạng bậc thang, từ trên xuống dưới. Trong các hội, nhóm về những lĩnh vực lớn lại có các hội, nhóm nhỏ chuyên biệt vào từng lĩnh vực cụ thể (lĩnh vực nhỏ). Ở mỗi hội, nhóm nhỏ lại có các topic (đề tài) do thành viên tự mở ra để cùng trao đổi, chia sẻ về những vấn đề gần gũi hơn. Ví dụ, trong hội, nhóm giải trí và nghệ thuật được chia ra làm nhiều hội, nhóm nhỏ như: khiêu vũ, thời trang, truyền hình, phim ảnh, radio, sách và thơ, truyện, truyện tranh, nghệ thuật… Trong các hội, nhóm này lại có rất nhiều đề tài thuộc lĩnh vực văn học nghệ thuật. Ví dụ như trong nhóm hội sách và thơ có hàng chục, thậm chí hàng trăm topic về các lĩnh vực liên quan đến sách và thơ, như: thơ tình online, hội yêu thơ, hội yêu tiểu thuyết, buôn thơ quán, sách văn học, hội thơ tự sáng tác, câu lạc bộ thơ tình Sài Gòn, nghệ thuật sống, truyện “chế”…

Ở một hội, nhóm khác có lượng thành viên rất lớn cùng hàng nghìn nhận xét, bình luận mỗi ngày là Fanclub. Các thành viên của hội, nhóm này chủ yếu là giới trẻ (18-24 tuổi), họ mở các topic lập hội, nhóm yêu thích, thần tượng theo từng tiểu loại, vấn đề khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung các topic lớn với số lượng thành viên từ 3.000 trở lên chủ yếu về âm nhạc, phim ảnh, bóng đá. Tiêu biểu như CLB Bigbang (nhóm nhạc nam của Hàn Quốc) quy tụ hơn 3.000 thành viên, tính đến thời điểm tháng 2 – 2014 đã có gần 10.000 thảo luận; CLB bóng đá Liverpool FC có lượng thành viên ít hơn, khoảng 2.300 nhưng đến cuối tháng 2 – 2014 đã có gần 5.000 thảo luận. Đặc biệt, CLB Manchester United FC có gần 7.000 thảo luận, 22.000 bài viết của hơn 3.000 thành viên.

Khảo sát cũng cho thấy, các hội, nhóm được thành lập trên Zingme dù được đặt tên và xây dựng tiêu chí hoạt động theo lĩnh vực của tên gọi nhưng thực chất chỉ có khoảng 15-20% các hội, nhóm hoạt động đúng theo tiêu chí của tên gọi, còn lại đa phần trao đổi các lĩnh vực văn hóa xã hội khác. Trong khi đó, phần lớn học sinh, sinh viên sử dụng MXH Zingme, dù tham gia nhiều hội, nhóm khác nhau, nhưng chủ yếu để chia sẻ về đồ ăn, quần áo, gia đình, bạn bè, du lịch, mua sắm, offline (gặp mặt). Đặc biệt, theo khảo sát trước đó tại các trường đại học và cao đẳng ở Hà Nội, 100% sinh viên sử dụng MXH được phỏng vấn đều cho biết tham gia ít nhất một hội hoặc nhóm trên MXH, cá biệt có người tham gia hàng chục, thậm chí hàng trăm hội, nhóm khác nhau thuộc mọi lĩnh vực trong cuộc sống.

Trong số những hội, nhóm đang hoạt động trên Zingme, không ít hội, nhóm có nội dung không lành mạnh, các thành viên tham gia đặt tên trang cá nhân cũng như để ảnh đại diện không liên quan đến bản thân. Nội dung trao đổi trên các hội, nhóm viết tắt nhiều, sai chính tả, không dấu, xuyên tạc, nói xấu người khác hoặc thường xuyên nói tục. Thậm chí có những hội, nhóm lôi kéo, tập hợp các thành viên thực hiện mua bán, trao đổi, bàn luận các nội dung phi văn hóa, vi phạm pháp luật.

Từ hoạt động của các thành viên trong hội, nhóm trên Zingme, có thể phân loại người dùng theo cá tính và lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, người dùng MXH này chủ yếu tập trung ở 5 dạng cá tính: chủ động, người mới, người dùng ổn định, người nghiện chia sẻ và người dùng quyền lực. Điều này khá tương đồng so với cá tính của người dùng MXH khác như Facebook, Go.vn, Twitter…

Dạng thứ nhất là người chủ động, luôn lắng nghe và lấy thông tin khi tham gia MXH, nhưng không thực sự tham gia vào những cuộc hội thoại, rủ rê, lôi kéo. Những thành viên khác khó hoặc không thể liên kết để tạo sự tương tác thường xuyên. Tuy vậy, nếu tiếp cận thông qua thông điệp trực tiếp họ có xu hướng đáp lại hoặc tương tác với các câu hỏi mang tính kích thích hoặc nhận xét.

Dạng thứ hai là người mới, là cơ hội để thành viên khác lôi kéo; các hội, nhóm cùng sở thích tập chung chăm sóc thông qua việc cung cấp cho họ những thông tin và công cụ để sử dụng thành thạo và trở thành thành viên tích cực của một hội, nhóm. Khi có những kỹ năng thành thạo trên MXH, thành viên mới sẽ có những đóng góp tích cực cho hội, nhóm đã hỗ trợ mình.

Dạng thứ ba là người dùng ổn định có xu hướng khá cố định và dễ dàng khám phá hơn so với dạng cá tính thứ 1 và thứ 2. Họ chia sẻ thông tin thường xuyên và sẽ tương tác khi được khuyến khích. Họ tìm kiếm những thứ có ích và có thể nhanh chóng thông báo hoặc chia sẻ nếu chúng thực sự thu hút.

Dạng thứ tư là người nghiện chia sẻ, có thể chia sẻ hầu hết mọi thứ (kể cả độc hại) và những người dùng khác phải cân nhắc việc không theo dõi họ nữa vì rất khó xử lý và bắt kịp dòng thông tin liên tục trên MXH. Ngược lại, dạng cá tính này rất sẵn sàng lắng nghe và chia sẻ bởi họ có nhiều thời gian để tham gia các hoạt động hội, nhóm vì mục đích cuối cùng là giải trí.

Dạng thứ năm là người dùng quyền lực, đây là những thành viên luôn được tin cậy. Họ có sự cân bằng giữa chia sẻ, tương tác và cung cấp giá trị. Nếu một thành viên nào đó có thể liên kết với những người có dạng cá tính này sẽ có một mối quan hệ vững chắc. Tuy nhiên, những người có dạng cá tính này lại luôn mong chờ vào chất lượng hơn là số lượng và rất khó tiếp cận.

Qua những dạng cá tính trên, có thể thấy hoạt động của các thành viên trên Zingme, trong đó có các hoạt động hội, nhóm là hoạt động mở, giữa thành viên này và thành viên kia không bị ràng buộc bởi cơ chế hành chính. Người dùng dễ dàng bày tỏ quan điểm, ý kiến kể cả ẩn danh hay nêu rõ danh tính. Tuy nhiên, mặt trái của những tranh luận sôi nổi, thoải mái ở dạng ẩn danh lại là môi trường thuận lợi cho tâm lý đám đông khi mỗi thành viên luôn cảm thấy an toàn khi nấp sau, hùa theo đám đông một cách vô thức.

Thông thường, con đường hình thành nên một tâm lý đám đông trong các hội, nhóm trên Zingme diễn ra như sau: đầu tiên trước một vấn đề gây tranh luận, sẽ có những ý kiến khác nhau nhưng chủ nhân của ý kiến nguyên thủy sẽ dùng quyền ngăn chn (block) hay hy kết bn (unfriend) những người phản đối. Về lâu dài chỉ còn những người cùng ý kiến nhưng chủ nhân sẽ lầm tưởng ý kiến của mình được mọi người tán đồng. Ảo tưởng sẽ lớn dần, tạo ra những thái cực: hoặc theo ta, hoặc đi chỗ khác chia sẻ. Tình trạng tạo ra màng lọc kim duyt như vậy không còn chỗ cho những tranh luận sòng phẳng. Các thành viên có quan điểm trái chiều phải dời bỏ hội, nhóm hoặc im lặng để tồn tại.

            Điển hình về tâm lý đám đông phi văn hóa trên các hội, nhóm trong Zingme đó là các hội, nhóm được lập ra để bêu xấu một cá nhân, tổ chức. Nạn nhân bị bêu xấu thường là người nổi tiếng, có thể là ca sĩ, người mẫu, nhạc sĩ, cầu thủ bóng đá, hoặc quan chức. Điều đáng nói, trong những hội, nhóm này xuất hiện nhiều ngôn từ thiếu văn hóa được các thành viên viết ra, hoặc sử dụng những hình ảnh phản cảm nhằm hạ thấp uy tín người khác.

Theo Nguyễn Vũ, văn hóa là những giá trị, thái độ và hành vi giao tiếp được đa số thành viên của một nhóm người cùng chia sẻ và phân định nhóm này với nhóm khác. Con đường hình thành một nét văn hóa mới là con đường chia sẻ những giá trị được chấp nhận rộng rãi. Như vậy điều đáng lo là hiện tượng đám đông trên MXH về lâu dài sẽ được chấp nhận rộng rãi, trở thành một giá trị văn hóa thì nó sẽ tác động ngược trở lại các thế hệ sau này (10).

Nhìn từ góc độ xã hội, tác động của tâm lý đám đông lên ứng xử của các cơ quan, tổ chức và cá nhân, nhất là cơ quan công quyền, thực thi luật pháp là có thật. Đã có những trường hợp án xử nặng hơn vì sức ép từ đám đông trên MXH: nhân viên bị sa thải, doanh nghiệp phải cho người điều hành từ chức,… tất cả chỉ để xoa dịu đám đông ảo trên MXH.

Tuy nhiên, một trong những đặc điểm của nền giáo dục hiện đại là tập cho con người có thói quen tò mò, quan sát, nhận định đúng sai với đầu óc phê phán. Người có học thức không bao giờ dễ dãi chấp nhận mọi chuyện được trình ra cho họ mà phải sàng lọc, phán đoán với tư duy độc lập. Đáng tiếc, xu hướng đám đông trên các MXH đang làm mai một kỹ năng này đến nỗi con người ngày càng lười suy nghĩ, sẵn sàng ăn thức ăn nấu sẵn: không thèm kiểm chứng thông tin, không thèm suy nghĩ xem lập luận được đưa ra có logic, thuyết phục không. Các câu nhận xét ăn theo ngày càng phổ biến (11).

4. Qun lý hot động hi, nhóm trên MXH

Hoạt động hội, nhóm trên MXH chỉ là không gian ảo, không phải là nơi công cộng nên không thể áp dụng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa thông tin. Tuy nhiên, MXH trên internet lại là nơi công khai, dễ dàng phát tán thông tin nên những ảnh hưởng của nó thậm chí còn lớn hơn cả việc vi phạm các quy định về văn hóa ở nơi công cộng.

Qua việc nghiên cứu các đặc điểm, bản chất của hoạt động hội, nhóm trên MXH, chúng tôi cho rằng, để quản lý một cách hiệu quả, cần có các nhóm các giải pháp cơ bản và toàn diện.

Trước tiên là nhóm 5 giải pháp về cơ chế, chính sách, bao gồm: quản lý thị trường cung ứng các ứng dụng và dịch vụ trên MXH; quản lý thông tin người dùng MXH (người dùng phải đăng ký thông tin tài khoản MXH một cách xác thực như đăng ký sim điện thoại di động); xây dựng chế tài đối với MXH nước ngoài cung cấp dịch vụ cho người sử dụng tại Việt Nam; khuyến khích, thúc đẩy các hoạt động tuyên truyền của Nhà nước sử dụng MXH; các hội, nhóm trên MXH có số thành viên lớn phải đăng ký và được cấp phép hoạt động.

Thứ hai là nhóm 4 giải pháp về kỹ thuật, bao gồm: nghiên cứu phương án xây dựng công cụ quản lý, phòng ngừa và cảnh báo; xây dựng phần mềm, công cụ quản lý, bảo mật thông tin cá nhân của các tài khoản đã khai báo thông tin; xây dựng công cụ đánh giá truy cập website; công cụ (phần mềm) kiểm soát thông tin đăng tải (công cụ này như một màng lọc những thông tin, câu từ phi văn hóa không được phép đăng tải trên MXH); xây dựng phương án hành động khi xảy ra tình huống khẩn cấp.

Trong thời đại toàn cầu hóa như hiện nay, mỗi một cá nhân đều có rất nhiều quyền và điều kiện để lựa chọn cộng đồng cũng như cuộc sống cho mình. Sống ảo hay sống thực, bạn ảo hay bạn thực, gia đình ảo hay gia đình thực,… hoàn toàn phụ thuộc vào nhận thức cá nhân. Không ai có thể phủ nhận những đóng góp tích cực của MHX trong cuộc sống, đặc biệt là cuộc sống của các bạn trẻ, nhưng những mặt trái của “xã hội ảo” đó dường như cũng quá nhiều trong bối cảnh giới trẻ Việt Nam thiếu nhiều kỹ năng sống thực tế. Hy vọng những thông tin trong nghiên cứu ban đầu này, sẽ có đóng góp thiết thực cho những nhà quản lý văn hóa và truyền thông trong việc hoạch định chính sách quản lý MXH ở Việt Nam.

_______________

1, 5. internetworldstats.com

2. asiadigitalmarketingyearbook.com

3. Socialbakers & SocialTimes.Me -2013, Báo cáo tại Hội thảo toàn cảnh CNTT-TT Việt Nam lần thứ 18 – VIO, TP.HCM, 2013.

4. wearesocial.net

6. comscore.com

7. Phạm Thị Thúy Nguyệt, S chuyn dch văn hóa truyn thng vào đời sng internet Vit Nam, Tạp chí Văn hóa Ngh thut, số 240, tháng 10-2012.

8. Trần Ngọc Thêm, Tìm v bn sc văn hóa Vit Nam, Nxb TP.HCM, 1996, tr.206.

9. Benedict Anderson, Imagined Communities: Reflections on the Origin and Spread of Nationalism, Revised Edition, 1983.

10, 11. Nguyễn Vũ, Muôn mt mng xã hi, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, ngày 10-1-2014.

Nguồn : Tạp chí VHNT số 358, tháng 4-2014

Tác giả : Nguyễn Hoàng Long

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *