NHỮNG NĂM NGỌ ĐÁNG NHỚ TRONG LỊCH SỬ NƯỚC TA

 
Trong lịch sử Việt Nam, những năm Ngọ đều là những năm đáng nhớ với nhiều ý nghĩa đặc biệt.
Năm Canh Ng (550): Triệu Việt Vương từ căn cứ Dạ Trạch bất ngờ tung quân đánh một trận quyết định với kẻ thù, giết được tướng giặc là Dương Sàn, khiến quân Lương tan vỡ hốt hoảng tháo chạy về phương Bắc. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Lương thắng lợi.
Năm Bính Ng (776): Bắt đầu diễn ra cuộc khởi nghĩa đánh quân xâm lược nhà Đường do Phùng Hưng lãnh đạo.
Năm Giáp Ng (1054): Nhà Lý đổi tên nước ta là Đại Việt, tỏ rõ niềm tự hào dân tộc và sự ngang tầm với các quốc gia khác.
Năm Mu Ng (1078): Lý Thường Kiệt đại thắng giặc Tống trên sông Như Nguyệt. Cũng chính nơi đây, Lý Thường Kiệt đã khảng khái đọc bài thơ Nam quốc sơn hà, bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta, làm nhụt nhuệ khí quân thù, góp phần vào thắng lợi, đưa nước ta vào thời kỳ thịnh trị, tự chủ.
Năm Mu Ng (1258): Quân dân Đại Việt chiến thắng quân Nguyên Mông lần thứ nhất, quét sạch 30 vạn quân xâm lược ra khỏi đất nước. Cuộc kháng chiến chống quân Mông lần thứ nhất thắng lợi, đập tan âm mưu xâm lược Đại Việt của quân Nguyên Mông.
Năm Nhâm Ng (1282): Nhà Trần mở Hội nghị Bình Than, bàn kế hoạch chống quân xâm lược Nguyên Mông lần thứ hai. Hội nghị Bình Than vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuận là tiền đề cho cả nước gắng sức kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông lần thứ hai thắng lợi.
Năm Bính Ng (1426): Chiến thắng Tốt Động – Chúc Động giải phóng Đông Quan, một chiến thắng vang dội của nghĩa quân Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo trong cuộc khởi nghĩa chống giặc Minh xâm lược (1418 – 1428).
Năm Bính Ng (1786): Khởi nghĩa Tây Sơn thắng lợi. Nguyễn Huệ, người anh hùng áo vải đất Tây Sơn đã đập tan các chế độ phong kiến, thống nhất toàn bộ đất nước.
Năm Canh Ng (1930): Nguyễn Ái Quốc thay mặt Quốc tế Cộng sản, tổ chức Hội nghị hợp nhất ba tổ chức Đảng ở Việt Nam thành một Đảng duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. Sự ra đời của Đảng đã đánh dấu bước ngoặt lịch sử vĩ đại của cách mạng Việt Nam, chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối chính trị, về con đường cứu nước, cứu dân, thống nhất đất nước, thoát khỏi ách áp bức của thực dân, phong kiến, thoát khỏi bần cùng, lạc hậu, đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Năm Nhâm Ng (1942): Bác Hồ sau khi từ nước ngoài trở về Tổ quốc trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, lần đầu tiên người được đón Tết cổ truyền ở Khuổi Nậm, Pác Bó, Cao Bằng. Người đã viết bài thơ chúc Tết đầu tiên mừng xuân và vui Tết với đồng bào. Cũng trong năm Nhâm Ngọ này, Bác Hồ bị bọn phản động Tưởng Giới Thạch bắt giam, đày ải qua 14 nhà tù ở Trung Quốc. Chính trong thời gian này, Bác đã viết tập thơ Nhật ký trong tù – một áng văn chương bất hủ.
Năm Giáp Ng (1954): Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là một trong những đỉnh cao chói lọi trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ, chấm dứt ách xâm lược của thực dân Pháp trên đất nước ta cũng như trên bán đảo Đông Dương. Chiến thắng này đã trực tiếp dẫn đến việc ký Hiệp định Giơnevơ, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
Năm Bính Ng (1966): Đế quốc Mỹ leo thang ném bom tàn phá miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Quân dân hai miền Nam – Bắc lập nhiều chiến công lớn, đánh thắng bước đầu chiến lược chiến tranh cục bộ của đế quốc Mỹ.
Năm Mu Ng (1978): Chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam thắng lợi. Quân tình nguyện Việt Nam giúp lực lượng cách mạng Campuchia đập tan tập đoàn diệt chủng Pôn Pốtlengxary.
Năm Canh Ng (1990): Công cuộc đổi mới liên tiếp giành thắng lợi. Đất nước vẫn đứng vững trước những diễn biến phức tạp ở Liên Xô và Đông Âu, chuẩn bị mọi mặt tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (vào năm 1991).
Năm Nhâm Ng (2002): Bầu cử Quốc hội khóa XI, gồm 498 đại biểu, trong đó số đại biểu chuyên trách được nâng lên 125 người, gấp 4 lần các khóa trước. Sự thay đổi về cơ cấu này nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp của cơ quan quyền lực tối cao. Cũng trong năm Nhâm Ngọ này, chủ trương xây dựng Nhà máy thủy điện Sơn La được thông qua lần cuối cùng tại kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa XI. Đây là một công trình thủy điện vào loại lớn nhất Đông Nam Á.
Năm Giáp Ng (2014): Cả nước ta kỷ niệm 60 năm ngày chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, 60 năm ngày ký Hiệp định Giơnevơ, 70 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.

Nguồn : Tạp chí VHNT số 355, tháng 1-2014

Tác giả : Phạm Phú Bình

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *