/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-priority:99;
mso-style-qformat:yes;
mso-style-parent:””;
mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt;
mso-para-margin-top:0cm;
mso-para-margin-right:0cm;
mso-para-margin-bottom:10.0pt;
mso-para-margin-left:0cm;
line-height:115%;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:11.0pt;
font-family:”Calibri”,”sans-serif”;
mso-ascii-font-family:Calibri;
mso-ascii-theme-font:minor-latin;
mso-hansi-font-family:Calibri;
mso-hansi-theme-font:minor-latin;}
Xã hội hóa giáo dục cùng với cơ chế mở cửa trong việc liên kết hợp tác giữa các trường đại học, cao đẳng là một trong những chính sách của Đảng và Nhà nước dành cho ngành giáo dục nhằm nâng cao, phát huy trí tuệ, năng lực làm việc của nguồn nhân lực Việt Nam. Ngành du lịch được cộng hưởng nhiều từ chính sách, dự án hợp tác với cộng đồng châu Âu, với chính phủ Luxembourg… đã góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch thời hội nhập.
Nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao
Khi bàn về nguồn nhân lực chất lượng cao, rất nhiều ý kiến đều cho rằng đó là yếu tố quan trọng hàng đầu của sự phát triển, là tài sản vô giá của mọi quốc gia, vùng lãnh thổ, doanh nghiệp… Đối với ngành du lịch, việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là yêu cầu và nhiệm vụ cấp thiết nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách trong bối cảnh cạnh tranh với những đòi hỏi về chất lượng, năng lực hoạt động… Do bản thân du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có sự cộng hưởng của nhiều ngành nghề khác nhau, nên việc đi tìm đáp án cho câu hỏi thế nào là nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao không đơn giản.
Ngành du lịch bao gồm nhiều nghề, lĩnh vực hoạt động kinh doanh khác nhau, nên khi xác định tiêu chuẩn nhân lực chất lượng cao cần phải định hướng đối với từng nhóm. Cụ thể: gián tiếp (lãnh đạo, quản lý, các nhà nghiên cứu, nhà giáo) và trực tiếp (lễ tân, phục vụ buồng, bàn, đại lý lữ hành, hướng dẫn viên du lịch, đầu bếp…). Mỗi nhóm nguồn nhân lực du lịch lại có các tiêu chuẩn, quy định cần đạt về chất lượng riêng bên cạnh sự giao lưu do tính chất, đặc thù của ngành. Từ thực tế của ngành du lịch, nguồn nhân lực chất lượng cao của nhóm gián tiếp phải đạt được yêu cầu tài trong lãnh đạo, quản lý, sử dụng và biết cách giữ chân người tài hay nói cách khác là biết cách định vị nguồn nhân lực; tâm trong thu phục lòng người, phát huy lòng yêu nghề, khả năng cống hiến và sáng tạo; tầm nhìn xu hướng vận động của ngành du lịch trong mối quan hệ với thế giới với hiện trạng đất nước, dự báo và có kế hoạch sánh ngang, vượt qua đối thủ.
Khi nhóm gián tiếp hoàn thành và đạt được mục tiêu về tiêu chuẩn chất lượng cao thì nhóm trực tiếp mới có những chuyển biến tích cực, đạt tới đích như mong muốn. Nguồn nhân lực du lịch trực tiếp đạt được chất lượng cao đóng vai trò quan trọng vì trực tiếp thể hiện cái tôi chất lượng của mình trong phục vụ, biểu diễn cũng như thuyết khách trước các du khách tới từ khắp mọi nơi. Để mang lại uy tín, vị thế, khả năng tài chính cho doanh nghiệp thì hiển nhiên cần không ngừng đào tạo và nâng cao về lượng, chất của nguồn nhân lực du lịch này. Nguồn nhân lực đó phải đảm bảo các yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng nghề, khả năng sáng tạo, kỹ năng sống, phối hợp công việc, biết vận dụng công nghệ tiên tiến phù hợp…và một yêu cầu tối quan trọng trong phục vụ du lịch, đó là trình độ ngoại ngữ, đặc biệt là ngoại ngữ chuyên ngành.
Vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao
Xác định được vai trò, lợi thế tương lai mà nguồn nhân lực chất lượng cao mang lại để thực hiện xây dựng các giải pháp đồng bộ là điều rất quan trọng và cần thiết. Hệ quả từ việc xây dựng nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao có vai trò rất lớn đối với sự phát triển và làm thay đổi diện mạo của ngành nói riêng, đất nước nói chung.
Nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ giúp cho việc xây dựng chính sách và hoạch định chiến lược phát triển ngành du lịch hợp lý, khoa học, gắn kết giữa lý luận và thực tiễn. Xây dựng chính sách cùng với hoạch định chiến lược là nhân tố mở rộng cánh cửa nhận thức để những người làm du lịch nắm bắt được kiến thức lý luận khi bước chân vào thực tiễn hoạt động du lịch. Điều này đòi hỏi sự lãnh đạo, quản lý phải có chất lượng, am hiểu sâu sắc cũng như khả năng dự báo để đưa ra chính sách, chiến lược hợp lý cho sự phát triển du lịch của đất nước và từng địa phương.
Nguồn nhân lực chất lượng cao tạo điều kiện thuận lợi cho ngành và doanh nghiệp du lịch tận dụng nguồn chất xám, sử dụng đúng người, đúng việc, phát huy hết khả năng con người để tìm kiếm lợi nhuận, tồn tại, cạnh tranh. Việc này mang lại nhiều lợi ích như giúp cho cán bộ công nhân viên thấy được tôn trọng tri thức, tôn trọng sự cống hiến, yêu nghề, an tâm làm việc và đưa ra những ý tưởng mới, gắn bó với doanh nghiệp.
Nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao với khả năng tư duy thị trường, thời cuộc sẽ đảm bảo nâng cao chất lượng, chủ động sáng tạo, đề xuất xây dựng sản phẩm dịch vụ du lịch mới để duy trì sự phát triển bền vững cho ngành, doanh nghiệp. Sản phẩm dịch vụ là hạt nhân, yếu tố cốt lõi tạo thành thị trường du lịch, được thị trường chấp nhận khi hội tụ hai yếu tố chất lượng và sự đa dạng để du khách có nhiều sự cảm nhận, lựa chọn. Bên cạnh đó, nâng cao chất lượng còn tạo niềm tin, gắn kết du khách với doanh nghiệp và sáng tạo ra sản phẩm dịch vụ du lịch mới theo kịp thị hiếu, tạo món lạ để kích cầu từ du khách.
Nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ khai thác hợp lý, hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch, tránh lãng phí. Tài nguyên du lịch được xem là điều kiện cần để phát triển du lịch. Nhưng một trong những điều kiện đủ chính là yếu tố con người, đặc biệt là những người làm du lịch, họ sẽ kết hợp các yếu tố để khai thác nguồn tài nguyên một cách hợp lý nhất. Như vậy, khi tài nguyên du lịch được sự tiếp nhận, ứng xử từ nhân lực chất lượng cao sẽ được khai thác, vận hành đúng thiên chức, quy luật của nó.
Đào tạo, xây dựng đội ngũ nhân lực chất lượng cao
Ngành du lịch cần xây dựng và hoàn thiện chính sách, chiến lược phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao, xem như khâu đột phá để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch Việt Nam. Xây dựng chính sách, chiến lược phát triển chất lượng nguồn nhân lực du lịch phải xuất phát từ chính sách chung, thực trạng nguồn nhân lực, tình hình chung của ngành du lịch thế giới, so sánh du lịch Việt Nam với ngành du lịch các nước, điều tra thị trường khách và sức hấp dẫn ngành nghề của sinh viên, năng lực đào tạo tại các trường… Khi chính sách, chiến lược được xây dựng, đi vào cuộc sống thì đó là thời điểm cơ quan quản lý nhà nước về du lịch vừa chung sức, vừa trao chìa khóa định hướng cho mọi tổ chức, các tỉnh thành, doanh nghiệp, cơ sở đào tạo về du lịch mở rộng kho tàng tri thức, đồng lòng thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
Nâng cao vị thế và phát huy hết khả năng vai trò của hoạt động đào tạo nguồn nhân lực du lịch. Đầu tư cho các trường, khoa đào tạo chuyên ngành du lịch từ các bậc đại học, cao đẳng tới trung cấp; xây dựng chương trình, giáo trình dạy học, trang thiết bị, đội ngũ chuyên gia trong ngành… Đặc biệt cần chú trọng tới các trường dạy nghề vì nơi đây hàng năm sản sinh cho ngành hàng ngàn lao động trực tiếp, giải quyết được một trong những vấn đề nan giải mà nhiều ngành, trong đó có du lịch, đang đối mặt đó là tình trạng thừa thầy, thiếu thợ. Khi lực lượng lao động trực tiếp được đào tạo có chất lượng, năng lực làm việc nâng cao thì chắc chắn thu nhập sẽ tốt. Vô hình chung, việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao giúp cho việc điều hòa, phân bổ hợp lý hơn nguồn lực lao động giữa các ngành và địa phương.
Phối hợp với các doanh nghiệp tham gia, đóng góp tài lực vào việc xây dựng nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao. Xét cho cùng, đối tượng hưởng lợi nhiều nhất từ nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao chính là các doanh nghiệp. Điều đó cho thấy được phần nào mức độ trách nhiệm và tầm quan trọng của doanh nghiệp đối với xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao. Nhà trường với ưu thế là hệ thống kiến thức lý luận thì doanh nghiệp là thực tiễn hoạt động. Vì vậy cần có sự liên kết đào tạo như tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia xây dựng chương trình, nội dung kết hợp với giảng dạy, đặc biệt là các nội dung liên quan tới bài tập tình huống. Hàng năm, các doanh nghiệp cần có sự đánh giá năng lực làm việc của nhân viên và tổ chức hội thảo báo cáo với các cơ sở đào tạo để hai bên nắm bắt được trình độ, chất lượng đang ở mức nào, cần có những điều chỉnh gì về nội dung lẫn phương pháp giảng dạy cho phù hợp. Sự liên kết giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người làm và người học.
Duy trì, mời gọi, ưu tiên các dự án liên quan đến nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch Việt Nam từ các tổ chức trong và ngoài nước. Chúng ta cần tìm kiếm, tranh thủ đón nhận các dự án về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vì một lẽ con người là yếu tố trung tâm của mọi sự tồn tại và phát triển. Một phần nữa là do ngành du lịch nước nhà còn đang đi sau nhiều nước, đặc biệt là tại khu vực Đông Nam Á, thể hiện sự chưa tương xứng với nguồn tài nguyên phong phú hiện có. Khi vấn đề chất lượng nguồn nhân lực được giải quyết hiệu quả thì các yếu tố vệ tinh thuộc trách nhiệm của nguồn nhân lực sẽ được thực hiện một cách nhanh chóng, khoa học và có chiều sâu.
Phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao không chỉ là nhu cầu cấp thiết của xã hội mà còn là chính sách, chiến lược phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của Đảng và Nhà nước. Tầm vóc, vị thế của Việt Nam có sánh ngang với các cường quốc, đáp ứng yêu cầu hợp tác cùng phát triển hay không một phần nhờ sự định hướng, chuẩn bị và tạo nền tảng bền vững đối với nguồn nhân lực chất lượng cao. Đào tạo, sử dụng và phát huy nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao sẽ là liều thuốc vừa nâng cao vị thế của ngành, vừa đáp ứng yêu cầu khách quan trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
Nguồn : Tạp chí VHNT số 328, tháng 10-2011
Tác giả : Phạm Trọng Lê Nghĩa
Bài viết cùng chủ đề:
Note ngay các trải nghiệm du lịch Huế dịp Valentine chi tiết nhất
Kinh nghiệm đi du lịch Đà Nẵng dịp tết nguyên đán 2023 chi tết A-Z
Top 11 địa điểm cho thuê xe máy Đà Lạt giá rẻ xe mới tinh 100%