/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-priority:99;
mso-style-qformat:yes;
mso-style-parent:””;
mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt;
mso-para-margin-top:0cm;
mso-para-margin-right:0cm;
mso-para-margin-bottom:10.0pt;
mso-para-margin-left:0cm;
line-height:115%;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:11.0pt;
font-family:”Calibri”,”sans-serif”;
mso-ascii-font-family:Calibri;
mso-ascii-theme-font:minor-latin;
mso-hansi-font-family:Calibri;
mso-hansi-theme-font:minor-latin;
mso-bidi-font-family:”Times New Roman”;}
LTS: Triển lãm mỹ thuật toàn quốc (TLMTTQ) là triển lãm định kỳ 5 năm do Bộ VHTTDL phối hợp cùng Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức. Triển lãm lần thứ 18 vừa diễn ra từ ngày 1 đến ngày 15-12-2010 tại Trung tâm triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam, số 2 Hoa Lư, Hà Nội. BTC có kế hoạch tiếp tục bày một phần Triển lãm tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM trong tháng 1-2011, gồm những sáng tác được giải, những sáng tác của các tác giả phía Nam và một số sáng tác khổ nhỏ của các tác giả phía Bắc, miền Trung. Theo thống kê của BTC, triển lãm có tất cả 837 sáng tác, trong đó có 14 sáng tác của các thành viên Hội đồng nghệ thuật trưng bày (chứ không tham dự tranh giải). Đây là triển lãm có số lượng sáng tác được chọn trưng bày lớn nhất so với tất cả các kỳ triển lãm trước.
1. TLMTTQ 2010 đánh dấu 10 năm chúng ta bước vào thế kỷ XXI, TK của tiến bộ khoa học công nghệ thế giới đã tiến những bước dài mà nhiều người lý thuyết dù rất lạc quan ở TK XX có lẽ cũng không hình dung ra được. Tiến bộ về khoa học kỹ thuật, môi trường vật chất giàu có dư thừa cùng sự bất ổn về các vấn đề ô nhiễm, môi trường, bất công xã hội, tiến trình cá nhân hóa ngày càng cao cùng với sự gia tăng thông tin của kỷ nguyên số hóa đã tạo nên diện mạo mới trong quan hệ kinh tế văn hóa toàn cầu. Diện mạo và quá trình toàn cầu hóa này ảnh hưởng và tác động hầu khắp đến mọi quốc gia, dân tộc trong xã hội văn minh trên hành tinh. Dù ít dù nhiều, Việt Nam cũng mon men gia nhập tiến trình này trong xu thế không cưỡng lại được, và sự va đập, khác biệt, phân hóa giữa các xu hướng thẩm mỹ Đông – Tây, giữa các thế hệ người làm văn hóa ngày càng bộc lộ rõ.
Thế giới đã biến đổi rất nhiều và nhận thức văn hóa cũng ở những cấp độ mới. Con người trở nên nhạy cảm hơn với biến động của nền văn minh vật chất và chung sống cùng dự cảm với các nguy cơ. Trong khi ở Việt Nam, nhà văn Nguyên Ngọc nhận xét: “Những gì gọi là văn hóa chúng ta đang làm thường rất ồn ào, mà văn hóa thật thì lại không ồn ào. Nó thâm trầm. Cái thắng có ồn ào bao giờ đâu, trừ khi phải thắng khẩn cấp vì sắp chết đến nơi! Chúng ta chưa thật sự làm văn hóa. Có phải thật thế không?”(1).
Có một liên tưởng, cùng trong năm 2010, TP Hà Nội kỷ niệm 1000 năm thành lập với một tâm thế tự tôn về vị thế của một trung tâm chính trị, kinh tế của cả nước, đồng thời là vùng đất giàu truyền thống đã từng tạo nên bản sắc văn hóa riêng trong lịch sử. Trong không khí chung hồi cố, kỷ niệm đó, mọi người mới có những phút lắng lại, tìm lại giá trị về văn hóa của con người, cảnh vật Hà Nội và chợt nhận ra rằng đã phôi pha rất nhiều. Mặc dù Bùi Xuân Phái là một danh họa của Việt Nam, được thừa nhận từ lâu và tốn không ít giấy mực của tây, ta viết về ông, nhưng mọi người lúc đó càng thấm thía cái mẫn cảm của linh giác nghệ sĩ, sự lịch duyệt tinh tế của Bùi Xuân Phái bằng hội họa của mình, “chứng nhân của thời đại”, đã lưu giữ lại những những hình ảnh về phố cổ Hà Nội mà nay gần như chỉ còn trong ký ức. Âm thầm sáng tạo bằng cả nhân cách văn hóa và tài năng của mình, từ những sáng tác về một đề tài tưởng như rất nhỏ, khu biệt nhưng bằng tình cảm, một tình yêu thực sự với cảnh và người Hà Nội đã làm nên một Bùi Xuân Phái nghệ sĩ, nhà văn hóa ở tầm quốc gia và quốc tế. Một người khác, họa sĩ Nguyễn Sáng, quê ở Nam Bộ, nhưng khi ra học trường Mỹ thuật Đông Dương, đã sống hàng chục năm và yêu quý, cảm nhận và trở thành người Hà Nội trong ý thức và nghệ thuật của mình. Nguyễn Sáng, khi vẽ Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ, từng nói: “ Khi còn trẻ, tôi nghĩ rằng dân tộc mình rồi đây sẽ năm, sáu mươi triệu người, là một dân tộc lớn. Vậy nền nghệ thuật của mình phải có vị trí thế nào trên thế giới. Và tôi cố gắng làm điều đó…”.
Những nghệ sĩ kể trên là những ví dụ cho thấy có tài năng nghệ thuật bẩm sinh thôi chưa đủ, chỉ khi nào người nghệ sĩ có được ý thức công dân, ý thức về văn hóa quốc gia dân tộc, khi sáng tác bằng tình cảm chân thành, bản lĩnh cá nhân, khiếu thẩm mỹ tinh tế và tri thức văn hóa phong phú, tiến bộ hướng đến tinh thần tự do, dân chủ mới hy vọng có những đóng góp gì đó thực sự đáng kể cho văn hóa nghệ thuật dân tộc. Điều này dường như thấy ít xuất hiện trong hoạt động văn hóa nghệ thuật thời gian gần đây, cũng như trong TLMTTQ 2010, mặc dù số lượng tác phẩm và tác giả đông đảo, với đầy đủ các đề tài cũng như loại hình, thể loại, chất liệu… Những vấn đề bức thiết trong xã hội, những thay đổi do ảnh hưởng của toàn cầu hóa văn hóa dường như chưa thực sự tác động nhiều lắm tới ý thức sáng tạo của nhiều nghệ sĩ. Không khí an nhiên, đèm đẹp, chú trọng đến hiệu quả thẩm mỹ của hình và màu bao trùm phòng triển lãm, vẫn như các lần TL MTTQ trước đây, tuy có bùng phát vượt bậc hoành tráng về số lượng và kích thước tác phẩm.
2. TLMTTQ 2010 có thể nói là một sự kiện được trông đợi của giới mỹ thuật trong năm 2010, để mọi người chiêm ngưỡng thành quả và thái độ của nghệ sĩ Việt Nam biến động ra sao trong giai đoạn hội nhập toàn cầu hóa. Có thể thấy rõ sự biến động thẩm mỹ, thay đổi quan niệm trong các sáng tác giữa thế hệ nghệ sĩ già và trẻ.
Ban tổ chức, Hội đồng nghệ thuật đã hoàn thành nhiệm vụ, làm tròn vai trong việc tuyển lựa, bình chọn các tác phẩm được trưng bày và nhận giải thưởng. Trong xã hội hiện nay, dưới áp lực của môi trường xã hội ngày càng dân chủ, cởi mở và sự nhanh nhạy của các cơ quan truyền thông, báo chí thì nhận trọng trách hội đồng nghệ thuật bình phẩm, xếp hạng các tác phẩm nghệ thuật của người khác là một việc làm nhạy cảm, đòi hỏi phải dũng cảm chịu trách nhiệm trước dư luận xã hội, ngành, giới. Dù mức độ thể hiện trong từng tác phẩm có khác nhau, nhưng ấn tượng chung nhất, rõ nét là xu thế chủ đạo của biểu hiện nghệ thuật có tính dân tộc- hiện đại trong các tác phẩm được chọn trưng bày. Đây là điều cần phải ghi nhận và cổ vũ trong TLMTTQ lần này. Xu hướng ảnh hưởng quá nặng nghệ thuật pop Trung Quốc đang lan tràn trong các nghệ sĩ trẻ đã được hạn chế trong số các sáng tác được chọn trưng bày. Vẫn biết giao lưu, ảnh hưởng, tiếp biến văn hóa từ bên ngoài để làm phong phú, giàu có thêm bản sắc văn hóa của cá nhân và dân tộc là việc làm cần thiết của bất cứ nền văn hóa nào muốn tồn tại, phát triển, Tuy nhiên, vai trò định hướng thẩm mỹ của cơ quan chuyên môn văn hóa là cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Nhiều nghệ sĩ đã thành danh không tham dự TLMTTQ 2010, cũng không xuất hiện gương mặt nghệ sĩ mới nổi bật. Tuy nhiên, trong triển lãm cũng có những cá nhân trẻ đặc sắc – những gương mặt ít nhiều đã có tác phẩm được giới chuyên môn biết đến như: Vũ Đình Tuấn, Nguyễn Thị Hải Hòa, Mai Duy Minh, Phạm Bình Chương, Khổng Đỗ Tuyền, Nguyễn Huy Tính, Phạm Khắc Quang, Vũ Bạch Liên…
Có thể nhận thấy một số tâm lý chung của giới sáng tác mỹ thuật Việt Nam hiện nay thông qua những tác phẩm được trưng bày trong TLMTTQ:
Thứ nhất, tâm lý cố tỏ ra hiện đại hợp thời: Tâm lý này không chỉ ở những nghệ sĩ trẻ mà cả nghệ sĩ già cũng vướng phải khi mặc cảm, sợ lỗi mốt, không theo kịp nhịp điệu cuộc sống và sự phá cách của đồng nghiệp. Họ sáng tác sa vào bệnh hình thức, uốn vặn cầu kỳ, kiểu sức và đề tài thường hướng đến khỏa thân, phồn thực…
Thứ hai, tâm lý cố tỏ ra lập trường: Trong nhiều năm nay, những đề tài về chiến tranh cách mạng, lãnh tụ, lao động sản xuất (thường được gọi là đề tài mũi nhọn) luôn được các cơ quan, đoàn thể đầu tư, khuyến khích các nghệ sĩ sáng tác. Có nhiều đợt phát động phong trào sáng tác về các đề tài này trong các lĩnh vực VHNT. Do truyền thống lịch sử hào hùng của đất nước, trên thực tế, vẫn có nhiều nghệ sĩ tâm huyết theo đuổi, sáng tác về các đề tài này như để tri ân những tấm gương anh hùng, những năm tháng kiên cường, bất khuất đấu tranh giành độc lập của cả một dân tộc. Những sáng tác nghệ thuật theo các đề tài mũi nhọn rất hiếm khi bán được, không có cơ quan và cá nhân nào mua, cho nên những sáng tác sau các đợt vận động thường các tác giả để đấy, vẽ những đề tài khác nhằm tiếp tục mưu sinh. Một thực tế khác, có tác phẩm trưng bày tại TLMTTQ là một vinh dự chung cho bất cứ nghệ sĩ nào. Do đó, có tâm lý chung trong giới nghệ sĩ nhiều năm nay là nếu tham gia các triển lãm lớn có tính chất quốc gia, để lọt qua được vòng xét duyệt tác phẩm trưng bày, thì cách tốt nhất là vẽ các đề tài mũi nhọn, ít ra cũng được hội đồng nghệ thuật châm chước ít nhiều. Do đó, nhiều nghệ sĩ cứ đến dịp triển lãm của Hội Mỹ thuật, TLMTTQ mới quay trở lại sáng tác đề tài mũi nhọn. Kết quả là chất lượng và tình cảm nghệ thuật trong tác phẩm rất trung bình, nhàn nhạt vì động cơ sáng tác, tâm lý xã hội của nghệ sĩ đã thay đổi khác trước. Bản thân xã hội cũng đã chuyển biến thẩm mỹ khác trước, có những yêu cầu về nghệ thuật khắt khe, đa dạng hơn. Có thể lấy ví dụ từ TLMTTQ 2010, điều dễ nhận ra là tất cả các tranh vẽ về Bác Hồ đều không vượt qua được những tác phẩm vẽ về Bác trong những năm trước đây, thậm chí có tác giả cũng không vượt qua được thành tựu của chính mình. Ngoài tình cảm nghệ thuật chân thành, vẽ về đề tài mũi nhọn ít nhiều còn cần vốn sống thực tế. Một ví dụ khác là bức tranh lụa Trước giờ lên đường (Lê Văn Sửu, Huy chương đồng). Nếu xét về tạo hình, đó là một bức tranh có kỹ thuật vẽ lụa khá tốt. Bức tranh gợi nhớ đến nghệ thuật của hai họa sĩ Mai Văn Hiến và Trọng Kiệm. Một bố cục bài bản, trường quy thể hiện cuộc chia tay trước giờ ra trận giữa các anh Vệ túm và các bà, các chị ở một vùng quê thanh bình nào đó. Không gian êm đềm, màu sắc nhẹ nhàng, trang trí, với những gốc cây cổ thụ được quét vôi trắng gợi đến khung cảnh dường như của một công viên. Tuy nhiên, chính những gốc cây quét vôi trắng (là những điểm màu trang trí trong tranh) lại trở nên phản tác dụng khi khiến người xem có những liên tưởng ngược về thực tế. Chính sự bài bản, thành thạo về tạo hình nhưng phi thực tế đã làm giảm đi xúc cảm chân thực trong tác phẩm.
Nghệ thuật rất cần thiết có những đầu óc sáng tạo tự do, phóng chiếu tưởng tượng không giới hạn, nhưng ở những đề tài và hình thức cụ thể nào đó, nó vẫn cần những mối liên hệ trên cơ sở hiện thực. Tấm gương của họa sĩ Bùi Xuân Phái và Nguyễn Sáng cho thấy, làm nghệ thuật có rất nhiều con đường, tâm hồn, nhiều cách để thể hiện tình cảm yêu nước của nghệ sĩ, nhưng quan trọng nhất là sự thành thực trong nghệ thuật. Bởi xét cho cùng, óc sáng tạo nghệ sĩ, tình cảm chân thành, nhân đạo mới là căn cứ để xác định giá trị nghệ thuật lâu dài của tác phẩm.
Thứ ba, tâm lý ủng hộ nghệ thuật đương đại để chứng tỏ tư duy cấp tiến. Trong số 8 tác phẩm nghệ thuật đương đại gửi tham dự (quá ít so với mặt bằng phát triển của đội ngũ sáng tác nghệ thuật đương đại ở Việt Nam hiện nay), ban tổ chức đã chọn trưng bày 4 tác phẩm. Chất lượng các tác phẩm nghệ thuật đương đại trong triển lãm không thực sự đặc sắc, và bị chìm đi trong không gian xung quanh. Có một số ý kiến cho rằng cần phải cho trưng bày thêm nhiều tác phẩm nghệ thuật đương đại hơn nữa. Thế nhưng, các tác phẩm nghệ thuật đương đại cần phải có một phương thức triển lãm kiểu khác, phòng triển lãm khác bởi đó là một dạng quan niệm thẩm mỹ khác với cách tổ chức không gian, ánh sáng… khác với cách trưng bày TLMTTQ lâu nay. Do đó, tốt nhất là có những dự án triển lãm dành riêng cho nghệ thuật đương đại trong thời gian tới.
3. Có những tín hiệu đổi mới đang bắt đầu từ TLMTTQ 2010 nhưng cần thiết phải thay đổi mô hình triển lãm cồng kềnh, tốn kém mà ít hiệu quả kiểu này, nếu còn có mong muốn có những bước phát triển vững chắc tiếp theo của mỹ thuật Việt Nam. Cách làm TLMTTQ như hiện nay là không còn phù hợp với tình hình trong nước cũng như hoạt động mỹ thuật trên thế giới. Thực tế, trong TLMTTQ 2010 có không ít tác phẩm tốt nhưng với số lượng dày đặc các tác phẩm bày cạnh nhau thì những tác phẩm tốt sẽ bị thiệt thòi.
Có lẽ đã đến lúc phải tính đến việc xây dựng Bảo tàng Mỹ thuật đương đại, một nơi có đầy đủ điều kiện thiết bị, ánh sáng, không gian… dành riêng cho trưng bày tác phẩm nghệ thuật tạo hình. Bên cạnh đó, cũng cần đào tạo, hoàn thiện một đội ngũ nhân viên bảo tàng, curator có trình độ chuyên môn cho những công việc tiếp theo. Và không thể thiếu vai trò của các nhà phê bình mỹ thuật độc lập, những người làm truyền thông cho những dự án lớn mang tính chất quốc gia. Những triển lãm chuyên đề cũng là cách làm gọn nhẹ và thiết thực hơn.
_______________
1. Ý kiến của nhà văn Nguyên Ngọc trong tọa đàm Văn hóa và toàn cầu hóa do Nxb Tri thức và Trung tâm văn hóa Pháp, L’Espace, Hà Nội, tổ chức, năm 2010.
Nguồn : Tạp chí VHNT số 319, tháng 1-2011
Tác giả : Phạm Quốc Trung
Bài viết cùng chủ đề:
Note ngay các trải nghiệm du lịch Huế dịp Valentine chi tiết nhất
Kinh nghiệm đi du lịch Đà Nẵng dịp tết nguyên đán 2023 chi tết A-Z
Nghệ nhân Nguyễn Đức Bằng thổi hồn vào lá bồ đề mạ vàng