Là chương trình hội thảo quốc tế, bao gồm các chuyên gia bảo tàng đến từ Đức, Philippines, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Việt Nam, được tổ chức tại Hà Nội vào cuối tháng 10–2015 với sự phối hợp tổ chức của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và Viện Goethe Hà Nội. Để tránh lạc bước trước sự phát triển như vũ bão của công nghệ nghe nhìn và truyền thông internet, các bảo tàng trên thế giới đã không chỉ còn là nơi trưng bày, lưu giữ những di sản văn hóa, mà còn cần phải là địa điểm trải nghiệm, giao lưu, tổ chức sự kiện, phải có vai trò quan trọng trong đời sống đô thị, là điểm thu hút khách du lịch. Câu hỏi đặt ra là phải làm những gì và làm như thế nào. Trong suốt 3 ngày, một tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm giữa 14 chuyên gia châu Âu, Đông Nam Á và các chuyên gia Việt Nam đã hướng đến 4 chủ đề thiết thực: Cách tiếp cận mới về thiết kế trưng bày: dàn dựng các tích truyện, không gian sáng tạo cho cảm xúc và trải nghiệm; Đưa bảo tàng vào cuộc sống thông qua các chương trình giáo dục, truyền thông và sáng tạo; Sự gắn kết giữa bảo tàng và internet trong việc xây dựng các bộ sưu tập kỹ thuật số, các ứng dụng và trò chơi tương tác, trải nghiệm cá nhân; Mối quan hệ giữa bảo tàng với đô thị thông qua việc đề xuất sự kiện và các hoạt động làm cho bảo tàng trở thành một phần không thể thiếu của đời sống văn hóa đô thị. Hội thảo thực sự rất có ý nghĩa đối với những người làm công tác bảo tàng ở nước ta, mặc dù thực tế cho thấy ngay ở những nước cùng khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Philippines, cách thức hoạt động bảo tàng của họ đã tiệm cận với những tiêu chuẩn quốc tế, bỏ lại Việt Nam một khoảng cách khá xa.
Nguồn : Tạp chí VHNT số 377, tháng 11-2015
Tác giả : CHI MAI
Bài viết cùng chủ đề:
Festival Huế – Nét đẹp văn hóa dân tộc Miền Trung Việt Nam
Note ngay các trải nghiệm du lịch Huế dịp Valentine chi tiết nhất
Kinh nghiệm đi du lịch Đà Nẵng dịp tết nguyên đán 2023 chi tết A-Z