Xây dựng gia đình việt nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa


 

Vn đ xây dng gia đình Vit Nam trong bi cnh hin nay luôn được Đng, Nhà nước coi trng: Gia đình là tế bào ca xã hi, là cái nôi thân yêu nuôi dưỡng c đi người, môi trường quan trng giáo dc nếp sng và hình thành nhân cách. Các chính sách ca nhà nước phi chú ý ti xây dng gia đình m no, hòa thun tiến b, nâng cao ý thc và nghĩa v gia đình đi vi mi lp người (1). Xây dng gia đình trong thi kỳ mi s góp phn rt ln vào vic hình thành nhân cách mi con người, t đó làm nn tng vng chc xây dng xã hi Vit Nam vng mnh.

1. Tác đng ca quá trình công nghip hóa, hin đi hóa (CNH, HĐH) đến gia đình Vit Nam

Tác đng tích cc

Thực tế cho thấy, quá trình CNH, HĐH đã tác động và làm thay đổi mạnh mẽ đời sống của các gia đình trong xã hội. Sự giao lưu, hội nhập trong thời kỳ mới đã mang đến cho gia đình Việt Nam nhiều cơ hội để phát triển kinh tế. Mức sống của người dân được cải thiện, số hộ gia đình có thu nhập cao ngày một tăng. Người dân có nhiều điều kiện chăm lo đến cuộc sống, do đó chất lượng gia đình ngày càng được nâng cao. Họ có những quỹ chi tiêu dành cho nhiều lĩnh vực khác của đời sống như văn hóa, thể thao, giải trí… Trong hàng loạt vấn đề thuộc về gia đình, có lẽ việc giáo dục là điều đáng quan tâm và chú ý nhất. Hệ thống các trường phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học được mở rộng cả về quy mô và loại hình đào tạo. Bên cạnh việc đầu tư cho giáo dục thì vấn đề y tế cũng ðược éảng và Nhà nước ta ðặc biệt quan tâm chú trọng phát triển nguồn nhân lực có chuyên môn cao và ðạo ðức nghề nghiệp. Phát triển mạng lưới y tế đến vùng sâu, xa để chăm sóc sức khỏe của người dân, góp phần nâng cao về thể lực và trí lực người Việt Nam.

Sự đổi mới của luật hôn nhân gia đình và các bộ luật khác như: chăm sóc bảo vệ bà mẹ và trẻ em, phòng chống bạo lực, bình đẳng giới… đã góp phần vào việc đẩy lùi những tư tưởng cổ hủ, xây dựng nên gia đình văn minh theo hướng hiện đại phù hợp với sự phát triển của xã hội. Quá trình CNH, HĐH đã tạo điều kiện cho mỗi cá nhân phát huy được tính sáng tạo, tìm tòi trong việc tạo ra những giá trị mới phù hợp với điều kiện của xã hội.

Tác đng tiêu cc

Quá trình CNH, HĐH một mặt mang lại lợi ích cho phát triển kinh tế – xã hội, nhưng mặt khác lại đang thu hẹp khoảng thời gian cá nhân dành cho gia đình. Nhiều bậc cha mẹ vì bận công việc đã giao phó con cái cho nhà trường và người giúp việc. Còn con cái lo học tập nên ít có thời gian giao tiếp với bố mẹ. Sự thiếu quan tâm của gia đình đã làm cho một số thanh thiếu niên sa vào những tệ nạn xã hội như chơi bời, tụ tập, kéo bè kéo cánh, nghiện ngập, trộm cắp, cướp giật… Thậm chí, còn hình thành nên lối sống thực dụng, ích kỷ, thiếu ý thức tôn trọng người lớn trong gia đình và ngoài xã hội.

Quá trình toàn cầu hóa tạo ra sự tiếp biến về văn hóa giữa các nước. Sự tương tác qua lại giữa các quốc gia đã tạo nên những làn sóng văn hóa không lành mạnh cho giới trẻ. Xu hướng sống th của giới trẻ hiện nay là một ví dụ. Xu hướng này đang gia tăng, đặc biệt là ở thành thị, khu công nghiệp. Nó không chỉ làm ảnh hưởng xấu đến thuần phong mỹ tục của gia đình truyền thống Việt Nam, mà còn vi phạm pháp luật. Không những thế, nó còn để lại nhiều hậu quả đáng tiếc xảy ra như mang thai ngoài ý muốn phải đi nạo phá làm ảnh hưởng đến chất lượng sinh sản sau này. Hiện nay, tại các vùng nông thôn, vùng sâu, xa còn tình trạng kết hôn trước độ tuổi cho phép của pháp luật. Nguyên nhân sâu xa là do người dân không hiểu biết về pháp luật và tâm lý cổ hủ của tập tục. Quá trình kết hôn sớm làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng gia đình như: sức khỏe sinh sản không được đảm bảo, trẻ sinh ra chậm phát triển… Các cặp vợ chồng trẻ không có kỹ năng chăm sóc con cái và không có nghề nghiệp ổn định để đảm bảo kinh tế, dẫn đến rạn nứt tình cảm, làm hạnh phúc gia đình tan vỡ. Trong giai đoạn hiện nay tình trạng quan hệ tình dục ngoài vợ chồng đang có xu hướng gia tăng. Việc ngoại tình không chỉ diễn ra ở nam giới mà còn cả ở nữ giới. Chính những hệ lụy này làm cho nhiều gia đình tan vỡ, trẻ em bơ vơ, chán nản không định hướng trong cuộc sống, dễ bị sa ngã vào tệ nạn xã hội.

Trong những năm gần đây, bạo lực gia đình có dấu hiệu gia tăng, diễn ra dưới nhiều hình thức như: ngược đãi, đánh đập giữa vợ chồng với nhau, cha mẹ đối với con cái, xúc phạm về nhân phẩm và danh dự, cưỡng ép tình cảm, lao động… Vấn đề này không chỉ diễn ra trong các gia đình có học vấn thấp, mà ngay cả những gia đình có học vấn cao. Nguyên nhân của nó xuất phát từ nhiều lý do: kinh tế, sự bất đồng về nhận thức, quan điểm, lối sống… đã tạo ra khoảng cách, sự khủng hoảng tâm lý của các thành viên trong gia đình. Hiện nay, gia đình truyền thống Việt Nam cũng bị tác động mạnh mẽ bởi hình thức gia đình khác quốc tch. Tình trạng nữ xuất ngoại lấy chồng sống không hạnh phúc, bị ngược đãi, bắt làm người ở, thậm chí bị bán vào các nhà chứa, bỏ trốn về nước… Những biểu hiện tiêu cực trong hôn nhân với người nước ngoài đang làm cho xã hội lo lắng. Các thực trạng trên đã dóng lên hồi chuông cảnh báo, cần phải có những biện pháp khắc phục những yếu kém và phát huy thế mạnh của văn hóa gia đình truyền thống trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước.

2. Xây dng gia đình Vit Nam thi kỳ CNH, HĐH

Nhằm xây dựng và phát huy giá trị văn hóa gia đình trong thời kỳ CNH, HĐH cần phải thực hiện một số giải pháp sau:

Thứ nhất, xây dựng gia đình dựa trên nền tảng của pháp luật sẽ giảm dần và chấm dứt tình trạng bạo lực gia đình, vi phạm quyền con người, kết hôn khi chưa đến tuổi… Việc tôn trọng pháp luật sẽ giúp xác định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của các thành viên trong việc xây đắp hạnh phúc gia đình. Để thực hiện điều đó, đòi hỏi các cấp ngành cần phải chú ý đến việc tuyên truyền luật hôn nhân và gia đình đến mọi đối tượng trong xã hội. Tổ chức lớp học ngắn hạn cho thanh niên về kiến thức gia đình trước khi kết hôn. Xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ có năng lực để hướng dẫn và thực thi pháp luật. Thường xuyên đi xuống các địa bàn dân cư để tuyên truyền nhận thức cho người dân. Một khi pháp luật đã thấm sâu vào mọi người dân thì vấn đề gia đình sẽ được khắc phục, tạo tiền đề cho xã hội phát triển.

Thứ hai, Nhà nước cần có chính sách phát triển kinh tế, đảm bảo đời sống ổn định cho các gia đình. Phải có chiến lược phát triển kinh tế, lấy con người làm mục tiêu cơ bản để xây dựng gia đình có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc và tiến bộ. Để làm được điều đó cần phải chú trọng đến việc đào tạo nghề, bổ sung chính sách xã hội nhằm mục tiêu giảm nghèo bền vững. Tùy vào điều kiện cụ thể của từng địa phương mà cán bộ cơ sở đưa ra mục tiêu phát triển kinh tế hộ gia đình, tránh tình trạng lãnh đạo trên giy mà phải đi sát thực tế.

Thứ ba, phát huy, kế thừa những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình Việt Nam và văn minh nhân loại. Việc kế thừa những giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống Việt Nam là một việc làm quan trọng và cần thiết. Đó là việc xây dựng gia đình biết yêu thương, chăm sóc, kính trọng, nhường nhịn và sống thủy chung. Bên cạnh đó cần tiếp thu có chọn lọc những nét đặc sắc, tiến bộ của văn hóa nhân loại để làm phong phú cho chuẩn mực gia đình Việt Nam trong thời đại mới. Tích cực trong việc bài trừ tư tưởng trọng nam khinh nữ, coi trọng con trai trưởng, tình trạng kết hôn sớm, xâm phạm tinh thần và thân thể, ngược đãi người già… Ngoài ra, cũng cần phải ngăn chặn hình thức gia đình mới sống thử trước hôn nhân, chủ nghĩa thực dụng quá mức, lạm dụng tình dục vị thành niên…

Thứ tư, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của gia đình đối với mọi người, đặc biệt là các bạn trẻ. Quá trình CNH, HĐH đã mang lại sự thay đổi to lớn trên nhiều mặt của xã hội, nhưng dường như nhận thức về vấn đề gia đình vẫn còn những khoảng trống. Điều này đặt ra cho những người lãnh đạo phải có được nhận thức đúng đắn về vai trò, vị trí của gia đình trong phát triển xã hội thời kỳ mới. Đảng và nhà nước cần xây dựng chính sách chuyên sâu về kế hoạch hóa gia đình, có những biện pháp cương quyết xử lý những hành vi vi phạm pháp luật. Đẩy mạnh toàn dân xây dựng gia đình văn hóa, không ngừng cải tiến để phù hợp với tình hình phát triển của xã hội. Phát triển tốt chính sách an sinh xã hội, cải tiến, nâng cao chất lượng dịch vụ. Giúp các gia đình có thể tiếp cận được với thông tin qua truyền hình, đài, internet, báo chí… Phải có chính sách quan tâm đến các gia đình có công với cách mạng, những nạn nhân bị nhiễm chất độc màu da cam, trẻ mồ côi, người già không nơi nương tựa…

Thứ năm, xây dựng gia đình kiểu mẫu sống hòa thuận, hạnh phúc. Giáo dục nếp sống văn hóa cho trẻ em là cả một quá trình lâu dài và được bắt đầu từ rất sớm. Muốn làm được điều đó thì cần sự kết hợp giữa gia đình, nhà trường và các đoàn thể. Trong gia đình cha mẹ phải phối hợp với nhau để giáo dục con cái một cách tốt nhất. Sự giáo dục tối ưu nhất đối với trẻ có lẽ là sự gương mẫu của cha mẹ thể hiện trong lời nói và hành động. Do đó, cha mẹ cần phải được trang bị tốt các kiến thức cũng như kỹ năng sống. Cha mẹ phải luôn quan tâm, khuyến khích sự sáng tạo của con cái, và không nên bắt con theo một khuôn mẫu đã định sẵn. Đối với nhà trường cần phải khuyến khích trẻ đến lớp, thực hiện chính sách miễn phí giáo dục từ cấp tiểu học, trung học, hỗ trợ học sinh nghèo vượt khó học giỏi. Nhà trường cũng phải có những sân chơi bổ ích cho các em như: thành lập các câu lạc bộ, tổ chức các buổi nói chuyện về giới, tâm lý lứa tuổi, sức khỏe sinh sản, mâu thuẫn phát sinh từ gia đình và cách khắc phục… Đối với các tổ chức xã hội phải có những chương trình mới, tạo ra sân chơi, khóa học ngắn hạn như: nữ công gia chánh, đào tạo nghề, khóa học quân đội…

Quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam đã mang lại nhiều thành công trong phát triển kinh tế – xã hội, nhưng bên cạnh đó còn tồn tại những hệ lụy không nhỏ. Sự du nhập của các luồng văn hóa phương Tây đã làm mai một những giá trị văn hóa truyền thống của gia đình Việt Nam. Để giữ gìn các giá trị chuẩn mực văn hóa gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới, mỗi người cần ý thức được trách nhiệm của bản thân. Xây dựng gia đình hạnh phúc không chỉ là việc của mỗi cá nhân, nó còn là của toàn xã hội. Phấn đấu xây dựng gia đình theo hướng bền vững, văn minh, hiện đại mang đậm bản sắc dân tộc, trên tinh thần tôn trọng pháp luật Việt Nam.

_______________

1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đi hi đi biu toàn quc ln th VII – cương lĩnh xây dng đt nước trong thi kỳ quá đ lên ch nghĩa xã hi, Nxb Sự tht, Hà Nội, 1991.

Nguồn : Tạp chí VHNT số 352, tháng 10-2013

Tác giả : Võ Văn Dũng – Võ Tú Phương

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *