Nguyễn huy tưởng và nghệ thuật khắc họa nhân vật lịch sử trong truyện viết cho thiếu nhi


 

Nguyn Huy Tưởng (1912-1960) là nhà văn đã dành nhiu tâm huyết cho đ tài lch s. Các tác phm ca ông v đ tài này đã tái hin thành công nhng ct mc lch s ca dân tc. Ngay t khi còn tr, Nguyn Huy Tưởng đã ý thc sâu sc tm quan trng ca vic am hiu lch s trong đi sng tinh thn dân tc, cũng như trong s phát trin nhân cách ca tng cá nhân, đc bit đi vi thiếu niên nhi đng. Bng nhng tác phm như An Dương Vương xây thành c, Lá c thêu sáu ch vàng, K chuyn Quang Trung…, Nguyn Huy Tưởng đã đưa các em tr v vi nhng năm tháng đy hào hùng trong lch s dân tc. Điu hp dn tr thơ t nhng tác phm này chính là ngh thut khc ha các nhân vt lch s.

Đề tài lịch sử không hề dễ viết nhưng bằng vốn kiến thức sâu rộng, bằng việc căn cứ vào các sử liệu và phát huy khả năng tưởng tượng sáng tạo trong khi viết, Nguyễn Huy Tưởng đã giúp trẻ em hình dung một cách rõ nét, sinh động về các giai đoạn lịch sử, các nhân vật lịch sử nhiều khi bị lớp bụi thời gian làm mờ nhòa. Nhà văn đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật đặc sắc trong việc khắc họa các nhân vật lịch sử, đem lại sự thích thú cho thiếu nhi khi được đọc tác phẩm của ông.

Nguyễn Huy Tưởng đã lựa chọn những tình huống truyện nhiều ý nghĩa để khắc họa chân dung nhân vật lịch sử. Các nhân vật được đặt trong những biến cố lịch sử dân tộc để bộc lộ phẩm chất, bản lĩnh, tài năng. An Dương Vương xây thành c ghi lại hoàn cảnh đầy thử thách, cam go của cả dân tộc. Giặc Triệu Đà đang tiến gần vào bờ cõi, làm cách nào để chiến thắng giặc ngoại xâm? An Dương Vương cùng nhân dân Âu Lạc đã dốc sức, đồng lòng để xây dựng thành trì kiên cố chống giặc. Chuỗi truyền thuyết về An Dương Vương có nhiều sự kiện lịch sử nhưng Nguyễn Huy Tưởng đã chọn việc xây thành để vua An Dương Vương bộc lộ phẩm chất, tài năng. Lá cờ thêu sáu ch vàng lại kể về sự kiện giặc Nguyên Mông sang xâm lược nước ta lần thứ 2 (năm 1285). Vua quan, binh lính, nhân dân thời Trần đều đứng lên đánh giặc. Đây là giai đoạn lịch sử hào hùng với hào khí Đông A tỏa sáng. Trần Thủ Độ với câu nói bất hủ: “Đầu tôi chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”, Trần Bình Trọng với câu trả lời đanh thép: “Ta thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”, Trần Hưng Đạo với câu nói nổi tiếng: “Xin bệ hạ trước hãy chém đầu thần đi đã rồi hãy ra hàng”; những người lính tự thích vào vai hai chữ Sát Thát với lời thề thiêng liêng sống đánh giặc, chết cũng đánh giặc; những người dân cùng đồng lòng “Đánh. Thưa, chỉ có đánh” khi được vua Trần hỏi ý kiến… Trần Quốc Toản là một thiếu niên chưa đầy mười sáu tuổi, bằng những việc làm cụ thể góp sức mình bảo vệ non sông. Nếu Lá cờ thêu sáu ch vàng tái hiện giai đoạn lịch sử TK XIII thì Kể chuyn Quang Trung lại đưa trẻ thơ đến với giai đoạn lịch sử TK XVIII. Người anh hùng áo vải được đặt trong cuộc tiến công ra Bắc với nhiệm vụ quét sạch 20 vạn quân Thanh. Bản lĩnh lãnh đạo, tầm nhìn, đức độ của người chỉ huy được bộc lộ trong hoàn cảnh lịch sử này.

Mỗi một giai đoạn lịch sử biết bao sự kiện, chính sử chỉ ghi những sự kiện chính theo quan điểm của nhà cầm quyền đương thời, truyền thuyết lại là lịch sử nhuốm màu lãng mạn theo tâm tình của nhân dân. Vì vậy người viết truyện lịch sử vừa cần biết đắm mình trong vầng hào quang quá khứ, vừa cần sự tỉnh táo để phân tích, đánh giá các sự kiện, nhân vật lịch sử một cách công tâm, chính xác, để các tác phẩm văn học không sai lệch so với lịch sử. Bằng khả năng tưởng tượng, tư duy phân tích chặt chẽ, Nguyễn Huy Tưởng đã lựa chọn những chi tiết tiêu biểu thể hiện lòng yêu nước nồng nàn, sự mưu trí, dũng cảm, tài lãnh đạo của các nhân vật lịch sử. Truyền thuyết dân gian kể về những chiến công xây thành, chế nỏ, chiến thắng cuộc Nam xâm lần thứ nhất của Triệu Đà, những nguyên nhân dẫn đến đất nước Âu Lạc rơi vào một ngàn năm Bắc thuộc. Nguyễn Huy Tưởng lại giúp trẻ em hình dung rõ hơn tâm trạng, ý chí, hành động vì nước của vua An Dương Vương.

Nhà văn đã mượn giấc mơ của An Dương Vương, được thần núi Thất Diện bày cách xây Loa thành “không có bốn cửa đông, tây, nam, bắc… quân Triệu Đà không biết đánh vào chỗ nào… chỉ có một con đường đi vào, càng vào càng heo hút, vào không dễ mà ra càng khó” (1). Giấc mơ kỳ diệu là kết quả của những trằn trọc, cân nhắc. An Dương Vương cùng toàn dân bắt tay vào công việc xây thành. Hàng đêm, nhà vua có mặt nơi diễn ra việc xây thành. Nhà vua mừng ra mặt khi bức thành vững chãi hiện dần qua thời gian, lo lắng tái mặt, toát mồ hôi lúc gần sáng, có tiếng gà gáy thành lại sụp đổ. Nhà vua bồn chồn ngày không ăn đêm không ngủ, mình gầy như xác ve. Tấm lòng yêu nước đau đáu của nhà vua đã được muôn dân chia sẻ, được thần linh cảm động giúp đỡ. Những người dân tự nguyện giết hết gà trống để không còn tiếng gáy quái ác làm sụp thành. Thần Kim Quy đã chỉ đường cho nhà vua tới gò ông Cò diệt con kê tinh thâm hiểm, nhờ đó thành xây xong. Gạt bỏ những yếu tố kỳ ảo của một truyện cổ tích, các chi tiết của truyện vẫn giúp trẻ em dễ hình dung ra tâm trạng, hành động, ý chí xây thành giữ nước của An Dương Vương.

Khi xây dựng nhân vật Trần Quốc Toản một thiếu niên yêu nước thời Trần, Nguyễn Huy Tưởng đã chọn lựa những chi tiết phù hợp với tính cách nhân vật, đáp ứng được tâm lý của trẻ em khi đọc tác phẩm. Trần Quốc Toản là một thiếu niên sớm có ý thức trách nhiệm với non sông. Trước thái độ nghênh ngang, hợm hĩnh coi thường phép nước của sứ giả nhà Nguyên, lòng dân vô cùng căm giận. Nỗi uất giận đó cũng xen vào giấc ngủ trẻ thơ. Trần Quốc Toản mơ bắt được Sài Thung (tên sứ giả hống hách của nhà Nguyên) nhốt vào cũi giải về kinh. Sài Thung đớn hèn chắp tay lạy như tế sao, làm Trần Quốc Toản bật cười tỉnh dậy và biết đây là một giấc mơ. Bực tức vì nhỏ tuổi không được dự bàn việc nước, Hoài Văn hầu Trần Quốc Toản đã nhịn đói, rong ruổi ngựa suốt một ngày dưới nắng hè tìm nơi họp bàn việc nước của nhà vua. Bị quân lính Thánh Dực ngăn cản, Quốc Toản đã liều mình rút kiếm đe dọa “không buông ra ta chém” rồi chạy xồng xộc xuống bến, quỳ trước nhà vua tiếng nói như thét: “Xin quan gia cho đánh. Cho giặc mượn đường là mất nước” (2). Yêu nước thiết tha khiến chú bé chẳng nghĩ gì đến tính mạng của mình.

Vua Thiệu Bảo ngợi khen và ban cho cam quý. Uất giận vì giặc cướp nước, tủi hổ vì vẫn bị coi là trẻ con, Trần Quốc Toản đã bóp nát cam quý vua ban lúc nào không biết. Những chấn động trong tình cảm đã khiến chú bé có những hành động vượt ra ngoài sự kiểm soát của lý chí. Sức mạnh của lòng căm thù có thể biến thành một sức mạnh vật chất lớn lao. Trần Quốc Toản đã tự dựng cờ nghĩa với sáu chữ vàng Phá cường đch báo hoàng ân, nhanh chóng thu phục được hơn sáu trăm trai tráng thành lập quân đội, luyện tập võ nghệ, lên đường đánh giặc… Những hành động đó thể hiện ý thức tự lập, tự cường cao cả của người anh hùng nhỏ tuổi. Trận Hàm Tử Quan là trận phản công đầu tiên của nhà Trần nhằm bẻ gãy sự phối hợp của hai cánh quân đường bộ (do Thoát Hoan chỉ huy), đường thủy (do Toa Đô chỉ huy). Trần Quốc Toản đã xung phong đi đánh Toa Đô với những lời khẳng khái “một Toa Đô chứ mười Toa Đô cháu cũng không sợ”, “nếu không lấy được đầu Toa Đô cháu xin nộp đầu mình dưới trướng” (3). Thái độ cương quyết của Trần Quốc Toản đã khiến Trần Hưng Đạo hết sức hài lòng, tin tưởng giao nhiệm vụ là tướng tiên phong trong trận Hàm Tử Quan. Trong cuộc giao tranh với lão tướng nhà Nguyên, Trần Quốc Toản đã ba lần chủ động tấn công sang thuyền Toa Đô với một ý chí ngoan cường. Bằng những chi tiết tiêu biểu, sinh động nhà văn đã khắc họa thành công tấm gương thiếu nhi yêu nước: “Hoài Văn tuổi trẻ chí cao/ Cờ đề sáu chữ quyết vào lập công”.

Chỉ bằng vài nét chấm phá, với Kể chuyn Quang Trung, Nguyễn Huy Tưởng giúp trẻ em hiểu hơn tầm vóc của người anh hùng. Đọc xong tác phẩm trẻ thơ không thể quên một ông vua tài năng đức độ, có tài cầm quân đánh đồn, hạ trại siêu phàm. Đoàn quân áo vải từ Nam ra Bắc với biết bao khó khăn nhưng Quang Trung đã động viên được tinh thần quân sĩ, tạo nên cuộc hành quân thần tốc, bất ngờ, bí mật. Đoàn quân qua dòng sông Gianh vào lúc nửa đêm giữa lúc mùa đông giá rét, Quang Trung đã giả vờ ngủ để hiểu tâm tư của quân sĩ. Khi mọi người lính đều tuân theo lá cờ lệnh, ào ào vượt sông sang bờ Bắc, quyết tâm đánh giặc, ông mới trình bày kế hoạch vào thành Thăng Long và cho quân ăn tết sớm. Quang Trung đã thương yêu quân sĩ như những người thân trong gia đình. Nhà vua chia quân đội thành những nhóm nhỏ ba người, dùng cáng để hành quân, hai người khiêng và một người nằm nghỉ rồi lại thay phiên nhau. Cách hành quân thần diệu đó vừa giữ sức cho quân lính vừa đảm bảo thần tốc. Bạn đọc nhỏ tuổi nhớ mãi hình ảnh Quang Trung mặt sạm đen với chiếc áo chiến bào tối như mực bên lá cờ hiệu cũng đen vì thuốc súng, cùng quân sĩ lao vào đồn giặc. Trận Hạ Hồi chỉ bằng việc ra oai, gây thanh thế mà kẻ thù khiếp sợ lũ lượt ra hàng. Trận Ngọc Hồi giặc trong đồn dùng súng thần công bắn ra như mưa khói đen mịt mù. Quang Trung đã đưa ra những quyết định sáng suốt kịp thời. Nhà vua dựa vào dân quanh vùng làm những khiên lớn bằng ván gỗ nhồi rơm, cứ mười người lính khiêng một chiếc mở đường vượt thành lũy hạ đồn. Nguyễn Huy Tưởng đã miêu tả hết sức cụ thể những trận đánh hào hùng của nghĩa quân áo vải, qua đó ngợi ca tài thao lược quân sự của Quang Trung. Không chỉ là người giỏi cầm quân, Quang Trung còn là người có tầm nhìn xa trông rộng, biết trọng người tài. Hành quân đến vùng Nghệ An, biết La Sơn phu tử là Nguyễn Thiếp, đang ở ẩn trên núi, Quang Trung không hề giữ sĩ diện cá nhân, đã ba lần đích thân lên núi mời Nguyễn Thiếp cùng tham gia giúp quân Tây Sơn. Ngay lúc đoàn quân áo vải với sức mạnh như chẻ tre làm cho giặc kinh hoàng, Quang Trung đã nhờ người viết thư cầu hòa với nhà Thanh để giữ hòa hiếu lâu dài tránh hao tổn xương máu nhân dân.

Các nhân vật lịch sử như An Dương Vương, Trần Quốc Toản, Quang Trung đã trở nên gần gũi thân thiết với các em qua từng trang viết của Nguyễn Huy Tưởng. Trẻ em bị lôi cuốn vào những diễn biến hấp dẫn của truyện, khả năng tưởng tượng được kích thích bay bổng, vì vậy, diện mạo, tính cách, tài năng của các anh hùng lịch sử xa cách mấy ngàn năm trở nên rõ nét. Nguyễn Huy Tưởng không chỉ là người kể chuyện lịch sử mà còn là người có tài làm thức tỉnh lịch sử, lay động tâm hồn các thế hệ sau.

Cùng với nghệ thuật tạo dựng tình huống, lựa chọn các chi tiết tiêu biểu, Nguyễn Huy Tưởng còn sử dụng rất thành công biện pháp đối lập khi khắc họa chân dung, tài năng, tính cách các nhân vật anh hùng. Ở An Dương Vương là sự đối lập giữa khả năng có hạn của con người và khát vọng, hoài bão lớn lao, trong một thời gian ngắn xây dựng được thành trì kiên cố chống giặc ngoại xâm. Vì thế nhà vua đã dốc lòng, dốc sức hết mình vì nước, vì dân. Khắc họa Trần Quốc Toản, nhà văn lại chú ý sự đối lập giữa ngoại hình có phần yếu liễu đào tơ “da trắng, môi đỏ, mắt xanh biếc”, khuôn mặt ngây thơ còn bụ sữa với những suy nghĩ sâu sắc, chín chắn mong được dời non lấp biển. Đối lập giữa tuổi đời còn rất nhỏ nhưng ý chí kiên định, hành động quyết đoán. Đối lập giữa một con người quyết đoán, mạnh mẽ trong hành động nhưng lại hết sức giàu tình cảm, dễ mủi lòng, dễ xúc động. Vì thế nhân vật Trần Quốc Toản xứng đáng là tấm gương thiếu nhi yêu nước tiêu biểu trong lịch sử dân tộc. Quang Trung mặc dù xuất thân từ tầng lớp bình dân nhưng lại mang những phẩm chất của con người cao quý. Quang Trung là vị tướng tài ba, lỗi lạc, có tài xét đoán tình hình, có tầm nhìn xa trông rộng, có cách ứng xử linh hoạt trong mọi tình huống, có kế hoạch hành quân, đánh đồn thần diệu bất ngờ.

Xuất phát từ tình yêu con trẻ tha thiết, tình yêu đất nước mãnh liệt, Nguyễn Huy Tưởng là người đã tìm ra và đặt nền móng cho một cách viết mới trong văn học dành cho trẻ em. Bằng việc xây dựng được những hình tượng văn học điển hình, sống động, phù hợp với cái nhìn và sự cảm nhận của thiếu nhi, nhà văn đã viết lịch sử bằng văn học để trẻ em hiểu, yêu và tự hào về lịch sử dân tộc mình. Với những đóng góp của mình, Nguyễn Huy Tưởng xứng đáng là một trong những người đặt nền móng trong việc hình thành và xây dựng nền văn học thiếu nhi Việt Nam. Xin lấy lời của nhà nghiên cứu phê bình văn học Vân Thanh để kết thúc bài viết này, Nguyễn Huy Tưởng là “người dẫn đầu gương mẫu của nền văn học thiếu nhi Việt Nam” (4).

_______________

1. Tìm mẹ, Nxb Kim Đồng, 2005, tr.68.

2. Sđd, tr.83.

3. Sđd, tr.156.

4. Nguyễn Huy Tưởng v tác gi và tác phm, Nxb Giáo dục, 2000, tr.231.

Nguồn : Tạp chí VHNT số 356, tháng 2-2014

Tác giả : Liên Hương

4.7/5 - (3 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *