/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-priority:99;
mso-style-qformat:yes;
mso-style-parent:””;
mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt;
mso-para-margin-top:0cm;
mso-para-margin-right:0cm;
mso-para-margin-bottom:10.0pt;
mso-para-margin-left:0cm;
line-height:115%;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:11.0pt;
font-family:”Calibri”,”sans-serif”;
mso-ascii-font-family:Calibri;
mso-ascii-theme-font:minor-latin;
mso-hansi-font-family:Calibri;
mso-hansi-theme-font:minor-latin;}
Du khách đến Đà Nẵng thường chọn loại bánh lạ miệng này về làm quà tết, vừa ngon, lại giá rẻ. Bánh khô mè khô giòn, kéo tơ dẻo, vị bùi, ngọt thanh, thơm mùi gừng và mè rang. Dạng bánh hình vuông, mỗi cạnh khoảng 4cm, có màu tượng trưng cho đất, được đóng gói mỗi hộp 24 cái.
Nguyên liệu làm bánh cũng rất dễ kiếm, gồm: bột gạo, bột nếp, đường kính trắng thắng lên với nước gừng và mè trắng chà vỏ.
Trước đây, bánh khô mè còn có tên gọi là bánh bảy lửa, vì khâu chế biến phải trải qua ngọn lửa 7 lần, còn ngày nay công đoạn đã được cải tiến đơn giản hơn. Đầu tiên, người ta chọn lấy gạo và nếp trắng, ngâm khoảng 1 giờ để sạch ráo xong đem xay bột. Rồi xúc hỗn hợp bột ướt này đem chà vào khuôn bánh hình vuông, hấp cách thủy, đem nướng 3 lần, rồi tẩm nước đường gừng sao cho vừa phải không nhiều cũng không ít có những sợi tơ đường dẻo, trong lóng lánh dài khó đứt và cuối cùng là tắm một lớp áo mè.
Nói đến bánh khô mè Cẩm Lệ, người ta nghĩ ngay đến bà Liễu, người có nhiều công sức và tâm huyết hơn 20 năm cải tiến khâu chế biến, đóng gói, tiếp thị, truyền bá khắp cả nước và ra nước ngoài. Bà Liễu tên thật là Huỳnh Thị Điểu, sinh năm 1946, có cơ sở sản xuất ở số nhà 309 Ông Ích Đường, Cẩm Lệ, Hòa Vang, Đà Nẵng. Với 30 công nhân sản xuất bánh hàng ngày, bà đã không ngừng nâng cao chất lượng chiếc bánh khô mè và tiếng tăm cơ sở, mày mò cách bán hàng để khẳng định nhãn hiệu Bánh khô mè bà Liễu trên thương trường.
Bánh khô mè vốn kỵ gió, nếu ăn không hết lần 12 cái, bánh sẽ ỉu xìu và chảy nước mất ngon. Bà đã cải tiến khâu đóng hộp bánh 24 cái nhỏ tách rời và có thể bảo quản trong vòng 5 tháng.
Nói về nguồn gốc của bánh khô mè, có câu chuyện kể rằng: Khi xưa muốn thi đỗ làm quan, học trò xứ Quảng phải gồng gánh lều chõng đi bộ 15 – 20 ngày ra kinh đô Huế dự thi. Để nhẹ gánh cho chồng, các bà vợ đảm đang đã nghĩ ra cách làm bột ngũ cốc (một thứ lương khô gọi là lớ), khi ăn chỉ cần trộn thêm đường vào. Lúc đó, ở làng Hòa Quý (Đà Nẵng), một người phụ nữ có sáng kiến biến bột lớ thành bánh khô mè như bây giờ để làm lương khô cho chồng về kinh thi. Khi đỗ đạt, trở về làm tri phủ, vị quan này đã tôn vinh công lao vợ bằng cách luôn đãi đằng quan khách bằng thứ bánh dân gian ấy như là dịp để khoe sự đảm đang, thông minh của vợ mình.
Bánh khô mè bà Liễu đã mở nhiều đại lý ở khắp các địa phương như Hà Nội, TP.HCM… và đã liên kết xuất khẩu sang thị trường nước ngoài: Mỹ, Canada, Trung Quốc… Bánh khô mè bà Liễu đã nhận được sự đánh giá cao, đoạt được huy chương vàng chất lượng tại hội chợ thương mại, hội chợ hàng xuất khẩu tiêu dùng trong nước và ngoài nước.
Ngày tết có một đĩa bánh khô mè mời khách, vừa ăn vừa uống trà, thú vị biết bao. Cắn chiếc bánh khô giòn, thơm mùi mè, gừng, kéo sợi tơ đường dài lóng lánh ngọt ngào, giòn tan mùi bột nếp gạo, uống một ngụm trà (hoặc chè xanh), hương vị quê xứ Quảng như lắng đọng lại với người thưởng thức.
Nguồn : Tạp chí VHNT số 332, tháng 2-2012
Tác giả : Nguyễn Văn Long
Bài viết cùng chủ đề:
Nghệ nhân Nguyễn Đức Bằng thổi hồn vào lá bồ đề mạ vàng
Vai trò của thư viện trong các cơ quan quản lý nhà nước
Nhận thức và giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở nước ta hiện nay