Bút pháp hội họa trong “gối đầu lên cỏ” của natsume soseki


 

1. Nhà văn Natsume Soseki

Nhà văn Natsume Soseki (1867-1916) là một hiện tượng của văn học cận đại Nhật Bản, cho đến nay, những tác phẩm của ông vẫn nằm trong danh sách những tác phẩm bán chạy nhất. Cùng với Mori Ogai và Akutagawa Ryunosuke, N.Soseki được đánh giá là một trong ba trụ cột của văn học Nhật Bản hiện đại. Chân dung của ông được in trên tờ giấy bạc 1000 yên và được phát hành trong 20 năm liền. Là một học giả xuất sắc được đào tạo bài bản ở Anh, sáng tác của ông là sự kết hợp kiến thức sâu rộng về văn hóa phương Tây cùng với Thiền học và văn hóa cổ điển Trung Hoa. Điểm nổi bật của tác phẩm N.Soseki là cái Tôi cô đơn, đặc biệt là nỗi cô đơn của người trí thức trong xã hội tư sản còn nhiều tàn dư phong kiến. Hành trình sáng tác của Soseki là những nỗ lực tìm kiếm để khẳng định cái tôi. Sự nghiệp sáng tác của ông rất dồi dào với hơn 20 tiểu thuyết và nhiều bài thơ, bài tiểu luận trong khoảng thời gian từ 1903 đến 1916. Ở giai đoạn đầu, những sáng tác của ông mang tính trào phúng, châm biếm dí dỏm, nhẹ nhàng, càng về sau càng đi sâu vào nỗi lòng của con người trước thời cuộc với một bút pháp bậc thày.

Tên tuổi của N.Soseki bắt đầu được biết đến với tiểu thuyết đầu tay Tôi là con mèo (Wagahai wa neko daeru) đậm màu sắc trào phúng. Tiếp theo là Cậu m ngây thơ (Botchan), tác phẩm được đọc nhiều nhất cho đến tận bây giờ, được xem là điển hình cho thanh niên Nhật. Và Gối đu lên c (Kusamakura) là sự thể nghiệm độc đáo, hòa quyện giữa thơ và văn xuôi, không giống như tiểu thuyết thông thường…

2. Tiu thuyết Gi đu lên c

Câu chuyện kể về chàng họa sĩ với cuộc hành trình lên miền sơn cước để xa lánh cõi đời và để vẽ tranh. Chàng bị thu hút vào câu chuyện tình éo le của cô gái Nami như nàng Nagara xưa kia (trầm mình tự tử vì không biết phải lựa chọn như thế nào giữa hai chàng trai). Nami buộc phải lấy người mình không yêu, nàng bỏ về nhà cha mẹ sau khi chồng nàng phá sản, kể từ đó nàng chịu sự đàm tiếu của dân làng. Câu chuyện của nàng Nami giữa cảnh mùa xuân diễm lệ khiến chàng họa sĩ trào dâng xúc cảm. Chàng say sưa nói về nghệ thuật truyền thống phương Đông và phương Tây, về sự gắn bó giữa nghệ thuật và đời sống. Tiếp xúc với nhiều người, suy nghĩ đau đáu về Nami, thế nhưng chàng họa sĩ lại không thể vẽ được bức tranh nào, bao nỗi niềm với mùa xuân trần thế chàng gửi gắm vào những bài thơ. Tiểu thuyết Gối đu lên c trở thành một cuốn tiểu thuyết đậm chất thơ, đan xen giữa thơ và văn xuôi. Và bức tranh nàng Nami chính là chìa khóa để độc giả thẩm thấu vẻ đẹp của tác phẩm.

Tên tác phẩm là Kusamakura gợi nhớ đến cuộc hành trình của các lữ khách trong truyền thống Nhật Bản, chàng họa sĩ đã thực hiện một cuộc hành trình lên vùng sơn thôn vắng vẻ, bỏ lại sau lưng phố thị đông đúc, ngột ngạt, thị phi. Cuộc hành trình của chàng họa sĩ mang mục đích khẳng định lập trường cá nhân giữa hai bờ Đông-Tây, khẳng định cái tôi trong nghệ thuật. Tác phẩm không có cốt truyện, gần như là sự hiển hiện nối tiếp của những bức tranh. Người đọc bắt gặp hình ảnh của nàng Nami trong sương mờ của những ẩn ức trong cuộc đời, gương mặt với những nét biểu cảm không thể nói thành tên, của nỗi đau khi người đời đàm tiếu trước cuộc hôn nhân không hạnh phúc của nàng. Nami như một nghệ sĩ trình diễn hình ảnh để dần dần chàng họa sĩ thâu nhận, khám phá cảm xúc chân thật nhất của nàng. Với Gối đu lên c, Soseki khẳng định nghệ thuật không xa rời cuộc sống, bức tranh của chàng họa sĩ chỉ hoàn chỉnh khi xúc cảm aware thể hiện trên gương mặt cô gái.

Chàng ha sĩ và bc chân dung nàng Nami

Là một người say mê hội họa, N.Soseki trở thành họa sĩ nghiệp dư dưới sự hướng dẫn của Tsuda Seifu. Từ thời thơ ấu, ông đã thích những bức tranh theo phong cách Nanga (trường phái phía Nam của hội họa Trung Quốc) đặc trưng bởi những bức vẽ về cảnh quan thanh bình. Khi sang Anh du học, có dịp tiếp xúc với hội họa phương Tây, N.Soseki đã kết hợp hội họa Đông- Tây, và biến chúng thành chất liệu trong tiểu thuyết của ông.

N.Soseki đã truyền tải và vẽ nên bức tranh bằng trải nghiệm của chính cuộc đời mình. Trong Gối đu lên c ông cung cấp câu chuyện về nàng Nami, những hình ảnh tưởng tượng về nàng, những lần trình diễn hình ảnh để người đọc cùng tham gia vào hành trình vẽ tranh của chàng họa sĩ. Từ khung cảnh thiên nhiên đến câu chuyện về nàng Nami đều là bước chuẩn bị cho một bức tranh hoàn chỉnh.

Với một tâm hồn luôn đau đáu về sự đánh mất bản sắc của Nhật Bản khi chạy theo làn sóng phương Tây thì nghệ thuật truyền thống là điều N.Soseki luôn gìn giữ, kỷ vật đó là điểm tựa, là sức mạnh tự vệ của một Nhật Bản còn non yếu trước sức mạnh văn minh phương Tây. Với N.Soseki, nghệ thuật là sự nhất trí giữa cái tôi của người sáng tác và cái tôi của người thưởng thức vì thế sự phát triển tự do cá nhân quá mức sẽ đẩy hai cái tôi xa nhau, nghệ thuật không còn tồn tại nữa. Chàng họa sĩ sau chuyến du hành lên đỉnh đã có được bức tranh hoàn hảo. Chân dung của nàng Nami hiện ra qua từng cách nàng xuất hiện, và điều đó khiến Nami trở thành một nghệ sĩ trình diễn hình nh. Bi cảm aware chàng họa sĩ tìm thấy trên gương mặt Nami là tuyên ngôn nghệ thuật của N.Soseki.

Phác ha chân dung

Tác phẩm mở đầu bằng câu chuyện của bà lão hàng nước về cô gái trong làng. Bi kịch đời nàng hiện lên qua sự lựa chọn khó khăn của nàng, để rồi buộc phải lấy người mình không yêu, chấp nhận cuộc hôn nhân không hạnh phúc, khi ngân hàng nhà chồng nàng đóng cửa, nàng quay về nhà cam chịu sự đàm tiếu là người không tình nghĩa. Hình ảnh nàng Nami hiển hiện rõ ràng từng đường nét trong trí tưởng tượng của chàng họa sĩ ngay giây phút đầu: ngày nàng về nhà chồng, từ chiếc áo cưới lộng lẫy nàng mặc, dáng nàng ngồi trên lưng ngựa, cánh hoa đào vương trên tóc nàng được tường thuật kỹ lưỡng nhưng duy nhất gương mặt của cô dâu trong ngày về nhà chồng là chàng họa sĩ không thể tưởng tượng được. Trong niềm khắc khoải tìm kiếm gương mặt của cô dâu trẻ, bỗng nhiên dưới búi tóc truyền thống Nhật Bản hiện lên gương mặt thanh thản khi trôi theo dòng nước của nàng Ophelia trong tranh vẽ của phương Tây. Phương Đông, phương Tây luôn là sự đối lập và phân vân trong tác phẩm của N.Soseki. Cái phân vân giữa phương Đông và phương Tây thể hiện trong sự ám ảnh của chàng họa sĩ về gương mặt của Nami. Vì sao chàng họa sĩ lại tưởng tượng gương mặt của một Ophelia phương Tây trong hình ảnh truyền thống đó? Ngay từ những nét phác họa ban đầu, chàng họa sĩ đã phải ngập ngừng đặt bút, bức tranh này sẽ phác họa như thế nào. Bức chân dung nàng Ophelia của Millias là biểu tượng cho sự phân vân của chàng họa sĩ. Một bức tranh phương Tây, có thể xem là hình mẫu, là phương pháp thay thế cho bức vẽ về một cô gái Nhật Bản đầy ẩn ức. Tiếp xúc với Nami, chàng họa sĩ càng thấy ám ảnh hình ảnh nàng Ophelia.

Nhưng rồi chàng họa sĩ cũng không thể phác họa gương mặt của cô gái cho dù thuộc lòng từng chi tiết trên gương mặt nàng, chàng lúng túng không biết nên xếp cô vào loại chân dung nào. Ngay lập tức chàng nhận ra “Chắc hẳn cái vẻ không hài hòa trên gương mặt cô gái này là bằng chứng cho sự thiếu cân bằng trong tâm hồn, và sự thiếu cân bằng trong tâm hồn gắn với tình trạng mất cân bằng trong thế giới của cô” (1). Nami sống lãnh cảm trong những lời đàm tiếu của dân làng, nàng sống trong thế giới của riêng mình, của thiên nhiên sống động, của sự vượt thoát những lối suy nghĩ xưa cũ, của sự khẳng định con đường riêng của mình. Nhưng thế giới của riêng nàng vẫn không thể cho nàng sự vững chãi, an toàn và cảm xúc.

Ngh sĩ trình din hình nh

Nàng Nami chính là nghệ sĩ, nàng sáng tác qua cách nàng xuất hiện: mặc chiếc áo cưới kimono lộng lẫy, lướt nhẹ trong đêm mùa xuân, ẩn hiện trong làn sương như một bức vẽ hình thể tuyệt bích. Nàng vắt vẻo trên đỉnh núi như một diễn viên Kabuki đại tài. Màn trình diễn của nàng mang đến sự thi vị để cuộc sống không nhuốm bụi trần và sự toan tính, dèm pha của người đời. Mối quan hệ giữa chàng họa sĩ và nàng Nami là mối quan hệ gìn giữ nghệ thuật, bởi chàng họa sĩ vẽ được bức tranh hằng mong mỏi khi tiếp xúc lâu dài với Nami. Chỉ chàng họa sĩ mới hiểu được sự thiếu sót aware ở cô gái, và chỉ mình chàng họa sĩ mới đủ sáng suốt để nhận biết Nami không phải là người kỳ dị, quá khích. Nàng biết sống thoát tục ngay giữa cõi đời. Chàng họa sĩ và nàng Nami là sự nhất trí giữa cái tôi của nhà sáng tác và cái tôi của người thưởng thức. “Vì thế, tôi đã nhìn thấy ở cô ấy một vẻ gì như là sự khát khao nương tựa, ẩn trong cái vẻ ngoài khinh bạc thế kia. Đằng sau sự nổi loạn ẩn chứa một vẻ sâu lắng dịu dàng. Bên trong sự nỗ lực để thể hiện tài năng và khí phách vượt cả hơn trăm người đàn ông là dòng chảy âm thầm của những đam mê trong sáng” (2). Gương mặt nàng Nami gợi lên sự khát khao nương tựa và đồng cảm. Chính vì vậy chàng họa sĩ cảm nhận giữa mình và cô gái có một mối lương duyên kỳ lạ dù mong manh nhưng khó đứt. Gối đu lên c không đưa đến một câu chuyện tình, nó đưa đến sự gắn bó giữa cái tôi nghệ sĩ và cái tôi người thưởng thức. Chàng họa sĩ và nàng Nami luân phiên hoán đổi vai trò. Nami lúc như một nghệ sĩ trình diễn hình ảnh, giúp chàng họa sĩ đọc được tâm hồn cô gái, giúp chàng vẽ bức tranh ám ảnh trong tâm trí nhưng có lúc Nami chính là người thưởng thức bức tranh của chàng họa sĩ, bức tranh trong trí tưởng tượng đó được thể hiện qua những bài thơ.

Nami là một hình bóng mờ ảo, như mây như khói, nàng mang đến sự huyền diệu của hành trình tìm kiếm: “Sự huyền ảo chỉ xuất hiện ở lằn ranh mập mờ giữa hai thế giới” (3). Những lần gặp gỡ giữa chàng họa sĩ và nàng Nami là hành trình tìm kiếm cảm xúc. Chàng họa sĩ mong muốn nắm bắt cảm xúc của cô gái và Nami cố gắng truyền đạt cách nhìn của nàng về cuộc sống nhân sinh như một nghệ sĩ trình diễn hình ảnh. Trong ánh chiều chạng vạng, nàng mặc áo kimono dài tay lướt nhẹ nhàng trên ban công, một màn trình diễn lạ lùng với vẻ đoan trang, lặng lẽ khiến chàng họa sĩ sửng sốt đánh rơi cả chiếc bút chì. Bóng dáng trầm ngâm trong bộ quần áo rực rỡ chìm dần trong bóng chiều như tan vào cõi u huyền: “Tôi cảm thấy có một vẻ gì đó siêu thực khi hình ảnh cô gái diện bộ trang phục chỉ phù hợp với cuộc sống hào nhóng có phông cảnh dát vàng phía sau và những giá nến bằng bạc lung linh trước mặt… Phải chăng cô vốn thuộc về bóng tối, và đây là khoảnh khắc mà cái ảo ảnh tạm thời đang trở về với cõi sâu thẳm khởi nguyên, nên mới có thể thong dong cất bước trên lằn ranh giữa hai thế giới hư và thực?” (4). Một người con gái e lệ hẳn không tự nhiên để lộ thân hình trước đôi mắt của chàng họa sĩ trong bồn tắm mờ hơi nước: “hình ảnh cô gái với suối tóc đen bồng bềnh buông dài mềm mại trên tấm lưng thon chắc gợi lên trong tôi cảm giác về sự đoan trang, lịch lãm và thanh tú. Lúc đó tôi chỉ có một suy nghĩ rằng, mình đã tìm ra được một hình ảnh tuyệt đẹp, toàn bích cho bức vẽ” (5). Nami yêu cầu chàng họa sĩ vẽ mình trong tư thế trôi theo dòng nước với gương mặt thanh thản, nàng xuất hiện trong những khoảnh khắc mờ ảo khiến chàng họa sĩ lúc như nắm bắt được, lúc như với tay không tới: “Nếu là diễn viên kabuki chắc hẳn cô ấy sẽ thành công rực rỡ. Những diễn viên bình thường thì khi lên sân khấu mới thoát ly đời thường để hóa thân vào vai diễn. Còn cô ấy thì diễn xuất ngay trong cuộc sống đời thường. Thậm chí bản thân cô không hề biết là mình đang diễn nữa. Diễn rất vô tư và tự nhiên. Trường hợp của cô có thể gọi là cuộc đời thi vị. Nhờ có cô mà tôi tiến bộ rất nhanh trong sáng tác hội họa” (6).

Xét về mặt nào đó, nàng Nami là một nghệ sĩ thực thụ hoặc chí ít nàng là người có tâm hồn nghệ sĩ, bởi theo N.Soseki, người nghệ sĩ sống trong một thế giới chỉ còn ba góc, bị vạt mất một góc (góc của đời sống bình thường). Người nghệ sĩ phải đứng bên ngoài cuộc sống, giữ một khoảng cách để nhìn ngắm và chiêm nghiệm, ông gọi đó là khoảng cách thẩm mỹ. Nami đứng bên ngoài cuộc sống và tìm đến một thế giới riêng của nàng, nơi cái đẹp và sự tự do là tuyệt đối, chính vì thế những lần xuất hiện của nàng như sự trình diễn những hình ảnh hoàn mỹ của một bức tranh.

Nami yêu cầu chàng họa sĩ vẽ chân dung của mình thanh thản xuôi theo dòng nước, nhưng chàng họa sĩ gặp khó khăn khi không nắm bắt được sự vượt thoát hoàn toàn, không còn chút dấu vết gì của sự gắn bó cõi đời của Nami. Không thể tìm thấy sự hòa hợp khi ghép gương mặt thanh thản của nàng Ophelia vào thân hình thoát tục như sương khói của Nami, chàng họa sĩ đành loay hoay tìm kiếm điều còn thiếu, vết khuyết của cuộc sống: “Tuy nhiên nếu gương mặt một người chết trôi mà mà lại có được sự bình yên đến thế thì hình ảnh ấy phải là một huyền thoại hay một biểu tượng. Thể hiện sự đau đớn vể thể xác thì sẽ làm hỏng tinh thần của bức tranh, nhưng nếu là gương mặt hoàn toàn bình thản, không có vẻ gì là đau khổ thì không phản ánh được tình cảm của con người. Phải vẽ một khuôn mặt như thế nào thì mới là thành công nhỉ? Bức tranh Ophelia của Millias thì đúng là thành công đấy, nhưng tôi không tin rằng thế giới tinh thần của danh họa và mình lại giống nhau. Millais là Millais, tôi là tôi. Vì vậy tôi muốn vẽ một bức trang về sự an lạc ở người chết đuối, xuất phát từ cảm hứng của riêng mình. Nhưng chẳng dễ gì mường tượng được gương mặt mà mình muốn thể hiện” (7).

Sự cẩn trọng và cân nhắc của chàng họa sĩ đã tỏ rõ lập trường riêng trong bức tranh. Tâm hồn anh luôn canh cánh, thoát khỏi sức ám ảnh của bức tranh nàng Ophelia phương Tây. Chàng họa sĩ biết rằng mình cần phải làm gì để tìm kiếm nét mặt thật sự của nàng Nami. Phải mất rất lâu, bức chân dung hoàn thiện của nàng Nami mới hiển hiện rõ ràng trong tâm trí của chàng họa sĩ, bởi lẽ, “vẽ tranh không đơn giản là sự sao chép nhân vật, cảnh tượng như một phần của thế giới tự nhiên, mà phải ít nhiều thể hiện được trạng thái tâm hồn trong khoảnh khắc thăng hoa cảm xúc, lồng vào tâm trạng khó tả ấy những hình ảnh nhất định về sự sống thì mới được xem là thực sự thành công” (8).

Hình ảnh nàng Nami mờ ảo là thế giới của sự hòa nhập, của cái đẹp mong manh, thoát tục. Và có lẽ cảm xúc thật nhất trên gương mặt vốn lãnh cảm của Nami là khi nàng gặp người chồng cũ của mình, sự kết nối mỏng manh giữa họ cho chàng họa sĩ cảm hứng để vẽ bức tranh về hai người có dáng vẻ hài hòa đặc biệt: “Sự ràng buộc giữa hai người không còn nữa, nên cảm hứng vẽ tranh cũng phân tán mất rồi” (9). N.Soseki đưa người đọc bước chầm chậm qua từng khung hình, cuộc gặp gỡ giữa Nami và người chồng cũ của cô dường như là nốt thăng duy nhất trong bản nhạc trầm lắng của N.Soseki, thân hình của Nami đã có thể vẽ, nhưng gương mặt nàng vẫn là dấu hỏi lớn.

N.Soseki tạo ra một màn đêm bí ẩn dày đặc bao quanh Nami, nhưng những bí mật về nàng Nami cho đến cuối cùng cũng không còn quan trọng nữa, gương mặt cô gái trong buổi chiều trên sân ga khi nhìn bóng người chồng khuất sau những toa tàu. Người chồng ra đi không trở về, mang theo quá khứ của cô, những nỗi niềm u uẩn: “Gương mặt du sĩ dần dần khuất dạng. Nami đứng ngẩn ngơ nhìn theo. Trong khoảnh khắc ngơ ngẩn ấy, bất ngờ trên gương mặt cô thoáng hiện vẻ tiếc nuối pha lẫn nỗi buồn. Đó chính là cảm xúc aware mà tôi chưa từng thấy cô thể hiện trên nét mặt. Và đó là khoảnh khắc mà bức tranh tôi đang vẽ ra trong tưởng tượng trở nên hoàn chỉnh với những đường nét thật rõ ràng” (10). Bút pháp hội họa này còn được ghi nhận trong một tác phẩm nổi tiếng khác của N.Soseki: Shanshiro, nàng Mineko được liên kết với hàng loạt những bức tranh, từ lúc cô xuất hiện duyên dáng trong khuôn viên trường đại học đến bức chân dung Mineko xuất hiện trong bộ sưu tập nghệ thuật. Shanshiro đã nói rằng Mineko là một bức tranh, còn đối với Mineko, Shanshiro là một bài thơ.

Tiểu thuyết Gối đu lên c mang đến hiệu ứng thị giác đặc biệt cho người đọc, nàng Nami xuất hiện lần lượt như những nét phác thảo để kết lại ở bức tranh hoàn thiện. Ở đó người nghệ sĩ đồng hóa mình vào đối tượng; chàng họa sĩ đã nắm bắt được tâm hồn cô gái. N.Soseki không phải là người đầu tiên giúp hội họa và văn học bắt tay nhau. Cái tài tình của ông là những bức tranh mang đường nét phương Tây nhưng thấm đượm tinh thần phương Đông trở thành biểu tượng mới trong tiểu thuyết Nhật Bản đầu TK XX. Gối đu lên c và những tác phẩm khác của N.Soseki đã đưa tên tuổi của ông trở thành một trong những nhà văn quan trọng có ý nghĩa vượt thời gian như nhận định của GS Mitsuyoshi Numano (Đại học Tokyo) trong hội thảo văn học Nhật Bản (2009).

_______________

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10. Natsume Soseki, Gối đu lên c, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội, 2012.

Nguồn : Tạp chí VHNT số 352, tháng 10-2013

Tác giả : Bùi Thanh Phương

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *