CÔNG CHÚNG VIỆT NAM VỚI NHẠC GIAO HƯỞNG

/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-priority:99;
mso-style-qformat:yes;
mso-style-parent:””;
mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt;
mso-para-margin-top:0cm;
mso-para-margin-right:0cm;
mso-para-margin-bottom:10.0pt;
mso-para-margin-left:0cm;
line-height:115%;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:11.0pt;
font-family:”Calibri”,”sans-serif”;
mso-ascii-font-family:Calibri;
mso-ascii-theme-font:minor-latin;
mso-hansi-font-family:Calibri;
mso-hansi-theme-font:minor-latin;
mso-bidi-font-family:”Times New Roman”;}


Từ những năm 60 của TK XX, âm nhạc giao hưởng đối với công chúng Việt Nam còn là điều xa lạ và mới mẻ. Điều đó cũng dễ hiểu, bởi vì âm nhạc giao hưởng là một thể loại mang tính nghệ thuật cao, nó được diễn tả không phải bằng lời mà là bằng cả một khối âm thanh đồ sộ của các nhạc cụ phương Tây. Bởi vậy, thưởng thức loại hình nghệ thuật này cần phải có sự chuẩn bị về vấn đề giáo dục âm nhạc ở một mức độ nhất định, nhất là đối với công chúng chưa có điều kiện làm quen với âm nhạc giao hưởng.
Ở các nước phương Tây, ngoài việc giảng dạy trong các nhạc viện, các trường văn hóa nghệ thuật, âm nhạc giao hưởng còn là phương tiện để truyền bá, dẫn dắt công chúng bằng những câu chuyện về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của các nhạc sĩ nổi tiếng thế giới. Ngoài ra, trên các phương tiện thông tin đại chúng như đài phát thanh, truyền hình và ở những địa điểm sinh hoạt cộng đồng, thường xuyên có chương trình biểu diễn, giới thiệu âm nhạc giao hưởng với phần diễn giải mang tính giáo dục, định hướng thẩm mỹ cho công chúng yêu thích thể loại âm nhạc này. Thậm chí, trong nhà trường phổ thông, học sinh cũng được nghe âm nhạc giao hưởng dưới hình thức truyền bá, dẫn dắt một cách đơn giản, dễ hiểu nhằm phát huy trí tưởng tượng cho các em.
Như vậy, dù là trẻ con hay người lớn, mọi tầng lớp khác nhau trong xã hội ít nhiều cũng được các nhà lý luận âm nhạc giới thiệu, phân tích và truyền bá âm nhạc giao hưởng ở mức độ đơn giản, hấp dẫn và dễ hiểu. Còn ngôn ngữ âm nhạc và phương tiện biểu hiện sẽ phụ thuộc vào trình độ của mỗi người trên nhiều bình diện khác nhau khi đi nghe dàn nhạc giao hưởng trình diễn.
Người châu Âu coi đi nghe âm nhạc giao hưởng là nét đẹp văn hóa, là nhu cầu thường xuyên trong đời sống văn hóa tinh thần của họ. Nét đẹp đó được thể hiện rõ ở thái độ thưởng thức của mỗi người bằng sự ngưỡng mộ, hoan nghênh chân thành, mở rộng lòng mình trong bầu không khí tràn ngập những âm thanh giao hưởng. Ngoài trình diễn tại các nhà hát, các phòng hòa nhạc, người ta thường thấy xuất hiện nhiều chương trình trên những phương tiện thông tin đại chúng, giới thiệu âm nhạc giao hưởng của các thời kỳ, các dàn nhạc nổi tiếng cũng như một số nhà chỉ huy tài năng được công chúng mến mộ.
Trong khi đó, vào thời kỳ đầu những năm 60 của TK XX, nước ta đã có nhiều đoàn nghệ thuật của Liên Xô và các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa đến biểu diễn không ít chương trình ca nhạc đặc sắc, trong đó có âm nhạc giao hưởng. Công chúng Việt Nam bấy giờ được thưởng thức nhiều chương trình ca múa nhạc, nhiều tác phẩm nổi tiếng của các nhạc sĩ châu Âu với tinh thần giao lưu và hữu nghị. Nhiều đoàn chuyên gia của nước ngoài được mời đến Việt Nam để giúp đỡ xây dựng nhà hát, dàn nhạc và dàn dựng các chương trình để phục vụ công chúng trong những sự kiện trọng đại của đất nước.
Sự ra đời của các trường văn hóa nghệ thuật trong cả nước được coi là bước ngoặt quan trọng, bởi những cơ sở đào tạo này đã cung cấp cho đất nước nhiều cán bộ âm nhạc có phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, tinh thần phục vụ cho sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa và giải phóng dân tộc. Cũng trong thời kỳ này, nhiều giao hưởng của các nhạc sĩ: V.Mozart, L.Beethoven, F.Schubert, F.Chopin, P.Tchaikovsky, M.Glinka… được giới thiệu với công chúng Việt Nam tại Hà Nội và một số thành phố khác.
Để phản ánh tư tưởng của thời đại, chủ nghĩa anh hùng cách mạng và dáng vóc của một đất nước, thì đòi hỏi cần có một loại hình nghệ thuật xứng tầm, đó là âm nhạc giao hưởng. Như vậy, sự ra đời của âm nhạc giao hưởng Việt Nam và nhu cầu thưởng thức của công chúng trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, là một nhiệm vụ cấp bách mà Đảng và Nhà nước đã định hướng trong đường lối phát triển văn hóa nghệ thuật của nước nhà.
Bác Hồ từng nói: “Bác thì không thạo về âm nhạc, nhưng vừa rồi các cháu vừa cử quốc thiều của các nước đồng minh, gặp Bác họ đều khen là vừa giành được chính quyền mà đã có được một bản nhạc hoàn chỉnh, chơi được như thế là giỏi”.
Vào năm 1981, nhạc sĩ Phạm Minh Khang, Mặc Hy đến thăm nhạc sĩ Bùi Công Kỳ ở phố Nguyễn Huy Tự, ông Kỳ cho biết: sau khi bắt nhịp chỉ huy dàn nhạc giao hưởng đánh bài Kết đoàn, Bác Hồ có nói với văn nghệ sĩ: “Bác muốn các cô các chú nhạc sĩ phấn đấu học hỏi để có thể sáng tác được những bản giao hưởng Việt Nam cho đồng bào mình được nghe”.
Lời nói của Bác cũng là lời dặn dò của một vị lãnh tụ đứng đầu nhà nước, có thể coi là nguồn động viên, khích lệ với nhạc sĩ sáng tác trước những nhiệm vụ nặng nề mà tổ quốc giao phó. Tuy nhiên, để sáng tác được âm nhạc giao hưởng thì trước hết đòi hỏi người nhạc sĩ phải được học tập, trang bị những kiến thức âm nhạc cơ bản và kỹ năng sáng tác ở trình độ chuyên nghiệp cao.
Đáp ứng nhu cầu cấp bách này, sau ngày hòa bình (1954), Đảng và Nhà nước đã cử một số nhạc sĩ đi đào tạo khóa đầu tiên tại Trung Quốc như Hoàng Vân, Trần Ngọc Xương, Phạm Đình Sáu, rồi tiếp đến là Huy Du, Hoàng Đạm, Chu Minh, Ngô Sỹ Hiển… Năm 1955-1958 nhạc sĩ Đỗ Nhuận là người đầu tiên được nhà nước cử đi học tại Nhạc viện Tchaikovsky Liên Xô, nhạc sĩ Hoàng Việt học ở Bulgarie (1958) và ông đã hoàn thành xuất sắc bản liên khúc giao hưởng Quê hương, có thể được coi là tác phẩm khởi đầu của thể loại âm nhạc giao hưởng nhiều chương của Việt Nam. Rồi vào những năm tiếp theo, các thế hệ nhạc sĩ lại tiếp tục được cử sang Liên Xô và một số nước xã hội chủ nghĩa khác để học tập âm nhạc. Trong số đó có nhạc sĩ Trọng Bằng, Nguyễn Đình Tấn, Đàm Linh, Ca Lê Thuần, Nguyễn Xinh, Nguyễn Văn Nam, Doãn Nho, Vĩnh Bảo, Phạm Minh Khang, Đỗ Hồng Quân, Nguyễn Đình Lượng, Trọng Đài, Nguyễn Thị Nhung (Bulgarie), Trần Trọng Hùng (Cộng hòa dân chủ Đức). Sau khi tốt nghiệp, lớp nhạc sĩ này về nước và trở thành những cán bộ có trình độ chuyên môn vững vàng. Họ đã biết tiếp thu những tinh hoa âm nhạc thế giới, kết hợp với ngôn ngữ âm nhạc dân tộc của nước nhà để sáng tạo ra những bản giao hưởng mang màu sắc Việt Nam. Nhiều tác phẩm giao hưởng đã được biểu diễn ở trong và ngoài nước, được công chúng hưởng ứng đón nhận.
Vào những năm đầu của thập niên 70 TK XX, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước bước vào thời kỳ gay go ác liệt, lần đầu tiên Đài Tiếng nói Việt Nam giới thiệu một chương trình âm nhạc giao hưởng thính phòng có sự diễn giải, phân tích về nội dung, hình tượng âm nhạc cũng như thân thế sự nghiệp của các nhạc sĩ. Chương trình này do cố nhạc sĩ Nguyễn Xinh cộng tác với Đài tiếng nói Việt Nam để định hướng thẩm mỹ cho công chúng. Những phân tích của ông rất sâu sắc, trí tuệ và dễ hiểu cùng với giọng nói có sức truyền cảm đã tạo ra sự hứng thú yêu thích cho công chúng Việt Nam thời bấy giờ. Trên khắp đất nước từ Bắc vào Nam, theo lịch phát sóng, cứ 14h ngày chủ nhật hàng tuần, công chúng lại mở đài để nghe nhạc sĩ Nguyễn Xinh giới thiệu về âm nhạc giao hưởng. Chương trình này chỉ tồn tại được khoảng gần 10 năm, rồi sau đó không thấy xuất hiện. Dẫu vậy, những bài nói chuyện của cố nhạc sĩ Nguyễn Xinh sau này đã trở thành những chuyên đề nghiên cứu, bài giảng về lịch sử âm nhạc thế giới, phân tích tác phẩm cho các thế hệ sinh viên sáng tác, lý luận, chỉ huy của các nhạc viện và các trường văn hóa nghệ thuật trong cả nước.
 
 

Những năm gần đây, nhiều chương trình biểu diễn âm nhạc giao hưởng tại Nhà hát lớn thành phố cũng như một số đô thị lớn khác đã đón nhận nhiều trí thức, thanh niên, học sinh, sinh viên ở các trường đại học và những công chúng khác đến nghe. Như vậy, công chúng Việt Nam không phải không có trình độ để thưởng thức âm nhạc giao hưởng, mà cái chính là sự định hướng phát triển không rõ ràng, không cân đối giữa các loại hình nghệ thuật khác nhau. Bởi vậy, các nhà quản lý văn hóa cần định hướng phát triển rõ ràng, mang tính đồng bộ và tính khả thi để tránh tình trạng tự phát, xô bồ, chồng chéo lên nhau trong cơ chế thị trường ngày nay. Và, cần có những chương trình biểu diễn âm nhạc giao hưởng mang tính giáo dục, tính định hướng thẩm mỹ nghệ thuật cho công chúng dưới mọi hình thức truyền bá, diễn giải. Công chúng Việt Nam cần được thường xuyên thưởng thức các tác phẩm giao hưởng của các nhạc sĩ trong nước và nước ngoài

        Nhà nước cần đầu tư thích đáng về nguồn kinh phí cho dàn nhạc, chế độ nhuận bút tác phẩm để có thể phát triển tốt loại hình âm nhạc giao hưởng trong hiện tại và tương lai. Nghị quyết của đại hội VII và đại hội VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã định hướng rõ về việc xây dựng một nền văn hóa nghệ thuật Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Đó là phương châm mang tính nền tảng biểu hiện xu thế hội nhập và phát triển ở TK XXI, thế kỷ chấn hưng văn hóa dân tộc để có thể đem lại những giá trị văn hóa nghệ thuật nói chung và âm nhạc giao hưởng nói riêng đến với mọi tầng lớp công chúng Việt Nam.

Nguồn : Tạp chí VHNT số 325, tháng 7-2011

Tác giả : Phạm Minh Thành

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *