PHỦ DẦY, NƠI BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA DÂN TỘC

/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-priority:99;
mso-style-qformat:yes;
mso-style-parent:””;
mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt;
mso-para-margin-top:0cm;
mso-para-margin-right:0cm;
mso-para-margin-bottom:10.0pt;
mso-para-margin-left:0cm;
line-height:115%;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:11.0pt;
font-family:”Calibri”,”sans-serif”;
mso-ascii-font-family:Calibri;
mso-ascii-theme-font:minor-latin;
mso-hansi-font-family:Calibri;
mso-hansi-theme-font:minor-latin;
mso-bidi-font-family:”Times New Roman”;}


Phủ Dầy là một quần thể di tích lịch sử văn hóa đã được Nhà nước xếp hạng, bao gồm hơn 20 đền, phủ, chùa, lăng,… nằm trải đều trong một không gian đẹp với cảnh quan thiên nhiên thơ mộng, có núi có sông xen giữa ruộng đồng. Vì thế từ lâu, phủ Dầy đã trở thành một trong những danh lam thắng cảnh bậc nhất ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Đặc biệt, lễ hội phủ Dầy được tổ chức hằng năm vào tháng ba âm lịch nhằm thực hành nghi lễ biết ơn, tưởng nhớ bà chúa Liễu Hạnh. Cùng thời điểm này, bà chúa Liễu Hạnh cũng được thờ tại nhiều nơi khác trong cả nước, nhưng lễ hội phủ Dầy vào loại long trọng bậc nhất với sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân.
Lễ hội phủ Dầy gắn liền với sự tích về Thánh Mẫu Liễu Hạnh và để tôn vinh Thánh Mẫu – một bậc thiên hạ mẫu nghi, vị thần chủ của tín ngưỡng thờ Mẫu, một vị thánh trong Tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Chính những huyền thoại về bà, về công đức của bà đối với nhân dân đã tạo nên sự ngưỡng mộ kỳ lạ. Vì vậy, hàng năm cứ đến dịp lễ hội, có đến hàng vạn lượt người ở khắp mọi miền đất nước lại tụ họp về đây để thực hiện đời sống tâm linh theo tục thờ Mẫu; đồng thời tham quan chiêm ngưỡng một quần thể kiến trúc độc đáo và được tham dự các sinh hoạt lễ hội văn hóa truyền thống đặc sắc.
Đến với quần thể di tích Phủ Dầy, chú ý quan sát, ta thấy có bộ ba kiến trúc liên quan chặt chẽ với bà chúa Liễu Hạnh: phủ Tiên Hương, phủ Vân Cát và lăng Chúa Liễu. Phủ chính Tiên Hương là một công trình đẹp, được xây dựng từ thời Lê Cảnh Trị (1663-1671) và đã qua nhiều lần trùng tu, có 19 tòa với 81 gian lớn nhỏ. Mặt phủ quay về phía tây nam nhìn về dãy núi Tiên Hương. Trước phủ có hồ bán nguyệt và một sân rộng, có ba tòa nhà dàn hàng ngang hai tầng, tách mái đó là phương du nơi đón khách tới hành hương. Bên trong điện thờ chính có tượng Bà Chúa sơn son thếp vàng, đặt ở hậu cung.
Lễ hội phủ Dầy kéo dài từ 3 đến 8-3 âm lịch hàng năm. Vào chính hội 3-3 âm lịch, du khách thập phương nô nức hành hương tụ họp về đây. Hội phủ Dầy thật sự hấp dẫn bởi sự đan xen, hòa quyện giữa những nghi thức trang trọng cùng những hoạt động văn hóa đặc sắc. Tiêu biểu nhất trong hội phủ Dầy là rước Mẫu thỉnh kinh từ phủ chính Tiên Hương vào ngày 6-3 âm lịch. Bên cạnh đó, du khách còn được xem rước kiệu bát cống long đình, xem múa rồng hội trên đỉnh núi Kim Thái, xem đấu vật, kéo co, đánh cờ… Hội phủ Dầy còn là hội chợ, người ta đem bày bán các sản phẩm địa phương để khách dự hội có dịp mua sắm và được đắm mình trong những điệu chầu văn ngả nghiêng, say đắm.
Để phục hồi và phát triển lễ hội như ngày nay, bảo vệ được một quần thể di tích theo tín ngưỡng thờ Mẫu, đó là kết quả sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của các thủ nhang đền, chùa, lăng – những người được chính quyền và nhân dân tín nhiệm cử ra trông coi các điểm di tích. Nổi bật và tiêu biểu hơn cả là thủ nhang phủ chính Tiên Hương – phụ trách điểm di tích lớn nhất của quần thể di tích phủ Dầy. Cụ Trần Thị Duyên tuy đã ngoài 80 tuổi nhưng vẫn đủ minh mẫn, sức khỏe đảm nhiệm công việc thủ nhang, tiếp tục thực hiện những công việc, ý tưởng để xây dựng và bảo vệ di tích một cách tốt nhất. Được sự quan tâm của chính quyền và nhân dân địa phương, đặc biệt với sự trợ giúp tích cực của con cháu, cụ đã giữ vững và phát huy những thành quả trước đó, đồng thời phát triển, hoàn thiện phủ ngày một khang trang và bề thế hơn.
Cụ Trần Thị Duyên cho biết: hơn 20 năm về trước (trước năm 1988) phủ Tiên Hương rất tiêu điều, các đồ thờ tự cái mất, cái hỏng, nhiều di vật, cổ vật phân tán trong dân và nhiều nơi khác, các cung thờ bị mối mọt, dui mè hỏng gẫy, mái ngói xô dồn, dột nát, tường bong vữa, nền nhà ẩm ư­ớt… Các công trình khác của di tích xuống cấp trầm trọng như phương du, nhà bia, các nhà giải vũ, nhà khách, phủ cổ, nền sân, tường bao… Trước thực trạng như vậy, với tấm lòng tận tâm với Mẫu và tinh thần trách nhiệm của thủ nhang, các cụ đã xin phép các cấp lãnh đạo được xây dựng lộ trình tu sửa. Trong việc tu sửa di tích, các cụ đều tuân thủ theo Luật di sản văn hóa. Trong hơn 20 năm qua, hầu như năm nào phủ Tiên Hương cũng có hạng mục công trình của di tích được tu sửa, trong số đó có các hạng mục như phủ cổ, ba tòa phương du, cung đệ tam, đệ tứ… và được làm sao y như nguyên mẫu. Bà Trần Thị Huệ (con gái cụ Duyên) cho biết thêm, trong 2 năm 2010-2011 phủ Tiên Hương tiến hành xây dựng và chuẩn bị đưa vào sử dụng một số công trình như: xây dựng hồ tích phúc hay còn gọi là hồ tụ thủy; nhà tiếp linh; dãy nhà gồm nhiều phòng cho du khách thập phương đến hành hương có nơi ăn chốn ở…, kinh phí xây dựng lên tới hàng tỷ đồng phần lớn do khách thập phương, các nhà hảo tâm phát tâm công đức và nhà phủ đóng góp.
Ngoài việc tu sửa di tích, thủ nhang phủ Tiên Hương đã đầu tư cơ sở vật chất thiết bị như: mua sắm hàng trăm bộ trang phục tế, hàng ngàn cờ hội, hơn một ngàn bộ trang phục cho lễ rước đuốc, hơn 500 bộ trang phục cho lễ kéo chữ và nhiều đèn lồng treo ở đường đi… Để tạo màu sắc và không khí lễ hội, thủ nhang đã đầu tư cho nhiều địa phương trong huyện các đội rồng, sư tử, kỳ lân và nhiều trang thiết bị lễ hội khác. Cùng với những cống hiến nêu trên, thủ nhang phủ Tiên Hương còn là người hoạt động xã hội tích cực, làm từ thiện ở tất cả các phong trào như xây dựng quỹ vì người nghèo, phong trào nạn nhân chất độc da cam, quỹ cho các cháu tàn tật vươn lên học tập, ủng hộ nhân dân các vùng bị thiên tai. Đáng chú ý, năm 2011 nhà phủ đã ủng hộ và chia sẻ cùng nhân dân Nhật Bản khắc phục khó khăn do thiên tai động đất, sóng thần làm hàng vạn người chết và mất tích là 10 triệu đồng. Bên cạnh đó, hàng năm thủ nhang còn đóng góp một phần kinh phí để địa phương xây dựng các công trình phúc lợi công cộng như điện, đường, trường, trạm…, xây dựng các thiết chế văn hóa phục vụ cho hoạt động của nhân dân địa phương và phục vụ cho xã hội. Với những thành tích và đóng góp kể trên, thủ nhang phủ Tiên Hương đã được tặng rất nhiều kỷ niệm chương, giấy khen do các ban ngành, tổ chức trao tặng.
         Thực tế cho thấy, được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo tỉnh Nam Định, đặc biệt là của ngành văn hóa. Lễ hội phủ Dầy đã có sự phục hồi và phát triển mạnh mẽ, từng bước đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tâm linh của đông đảo quần chúng nhân dân. Trong đó, đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển chung là những cống hiến của các thủ nhang. Họ đã có công gìn giữ và bảo vệ các điểm di tích, đồng lòng xây dựng lễ hội phủ Dầy luôn trở thành một trung tâm thờ Mẫu lớn nhất cả nước.

Nguồn : Tạp chí VHNT số 329, tháng 11-2011

Tác giả : Trọng Nghĩa

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *