DỰ BÁO TƯƠNG LAI, TIỀN ĐỀ ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-priority:99;
mso-style-qformat:yes;
mso-style-parent:””;
mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt;
mso-para-margin-top:0cm;
mso-para-margin-right:0cm;
mso-para-margin-bottom:10.0pt;
mso-para-margin-left:0cm;
line-height:115%;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:11.0pt;
font-family:”Calibri”,”sans-serif”;
mso-ascii-font-family:Calibri;
mso-ascii-theme-font:minor-latin;
mso-hansi-font-family:Calibri;
mso-hansi-theme-font:minor-latin;
mso-bidi-font-family:”Times New Roman”;}


Quá khứ – hiện tại – tương lai là những giai đoạn khác nhau trong quá trình tiến hóa của nhân loại, trong đó, quá khứ là những gì đã xảy ra, hiện tại là tất cả những gì đang diễn ra trước mắt chúng ta, còn tương lai là những gì chúng ta đang hướng tới. Như vậy, hiện tại chỉ là một khoảnh khắc, quá khứ được xác định khoảng 1 triệu năm, còn tương lai của con người là một ẩn số.
Từ khi bước vào văn minh, con người đã quan tâm tìm hiểu nguồn gốc và quá khứ lịch sử của mình. Nhiều tín ngưỡng cổ xưa và tất cả các tôn giáo mang tầm quốc tế đều tập trung giải thích nguồn gốc của con người và nguồn gốc của thế giới. Dù đó là những hiểu biết ngây thơ và là những tín điều tôn giáo nhưng nó đã chứng tỏ tư duy lịch sử, tư duy tìm về cội nguồn được hình thành từ rất sớm. Sau này, những bộ lịch sử đồ sộ của các nhà sử học vĩ đại thời cổ như Hêrôđốt, Tư Mã Thiên… càng góp phần khẳng định sự quan tâm sâu sắc đến quá khứ của con người.
Trong khi bộ môn lịch sử – khoa học nghiên cứu thời quá khứ được phát triển hàng nghìn năm trước, thì tương lai học – môn học nghiên cứu và định hướng cho sự phát triển của xã hội trong tương lai được hình thành muộn hơn rất nhiều. Có lẽ, cũng là điều bình thường, bởi vì các nhà sử học thông qua việc tìm hiểu, nghiên cứu các nguồn tài liệu khảo cổ học hoặc tài liệu chữ viết để phát hiện ra những quy luật đã xảy ra trong quá khứ, ngược lại các nhà tương lai học phải tư duy để tiếp cận và dự báo những vấn đề mà con người chưa từng biết tới. Trong tương lai phía trước của nhân loại luôn luôn bao gồm các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, tôn giáo, quan hệ quốc tế… mà chúng không bao giờ phát triển độc lập, đơn tuyến. Các yếu tố đó luôn luôn phát triển chồng chéo, đan xen vào nhau vô cùng phức tạp làm cho tương lai trở nên khó hiểu và “thần bí”.
Chúng ta không nên quên một điều cần thiết: Tương lai không phải sự kéo dài và nối tiếp của quá khứ và hiện tại. Trong tương lai có thể có sự phát triển bình thường, tiệm tiến, đi lên và ở tương lai bao gồm sự thăng trầm, đột biến hoặc có những bước lùi của lịch sử.
Tương lai là những gì chúng ta chưa hề biết, nhưng đó lại là cái đích mà con người sẽ hướng tới. Nhân loại luôn suy tư, trăn trở, tìm hiểu và dự báo những điều sẽ xảy ra trong tương lai, bởi vì từ hiện tại tiến tới tương lai, con người có thể có những lựa chọn để tìm ra hướng đi phù hợp nhất. Tính hiệu quả và tốc độ phát triển bền vững sẽ tăng lên nhiều lần nếu dân tộc nào đưa ra được những dự báo chuẩn xác, từ đó có sự chuẩn bị chu đáo, đề ra được cách thức và lộ trình đi tới tương lai một cách thích hợp.
Thời nào cũng có những con người hướng về tương lai và muốn lý giải tất cả những bí ẩn của tương lai nhưng không phải bất cứ ai cũng có thể nhận thức và kiểm soát được tương lai. Chỉ có những người có tri thức uyên bác, có tầm nhìn sâu rộng, có cái tâm trong sáng và tinh thần cách mạng cao, quyết tâm thúc đẩy xã hội tiến lên mới có thể tiếp cận được những qui luật của tương lai.
Mặc dù tương lai không phải là quá khứ và tương lai là khác với hiện tại, nhưng tương lai lại luôn luôn có mối quan hệ hữu cơ với quá khứ và hiện tại. Chính vì vậy, muốn nắm bắt được tương lai chúng ta không thể không nhìn về quá khứ cũng như không thể quên được truyền thống văn hóa lịch sử của dân tộc. Chúng ta cần phải vượt qua những giới hạn, những trở ngại trong suy nghĩ của chính mình. Thách thức lớn nhất của chúng ta hiện nay là tâm lý tiểu nông, sản xuất nhỏ, thích yên tĩnh, ngại thay đổi, không thích từ bỏ mô hình cũ, truyền thống cũ để sáng tạo ra những mô hình mới, hướng đi mới.
Từ nền kinh tế công nghiệp chuyển sang nền kinh tế tri thức trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay đòi hỏi các quốc gia dân tộc phải vừa hợp tác, vừa cạnh tranh, chấp nhận sự phát triển nhanh và thay đổi liên tục của tư duy xen kẽ sự thay đổi gián đoạn hoặc những bước ngoặt tạo ra những đột biến không tuân theo qui luật cũ.
Chúng ta cần lưu ý rằng kinh nghiệm lịch sử là vô cùng cần thiết để nhận thức tương lai, nhưng chủ nghĩa kinh nghiệm chỉ dựa vào nhận thức cũ, quan niệm cũ, tư duy cũ, chiến lược cũ, thành tựu cũ, thì lại kìm hãm sự phát triển.
Trong vài chục năm gần đây, chúng ta đã chứng kiến những bước tiến thần kỳ của văn minh nhân loại, đồng thời chúng ta cũng chứng kiến những biến đổi vô cùng to lớn, gây đảo lộn xã hội loài người. Nhiều điều trước kia là không thể nhưng nay trở thành có thể.
Thời đại mới và trật tự mới của thế giới hiện nay đòi hỏi mỗi chúng ta phải có cách nhìn mới, cách tư duy mới. Thực tiễn ngày nay ngày càng sinh động và biến đổi với tốc độ nhanh chưa từng có, nếu dân tộc nào có nhận thức mới dẫn đến đưa ra được quyết định mới về mô hình mới, triển khai hoạt động của những cơ chế mới và cách làm mới thì dân tộc đó mới có thể thích ứng được với tương lai.
Con người có khả năng nhận biết được tương lai và đưa ra được những dự báo chính xác về tương lai hay không? Đó là câu hỏi làm nhiều người quan tâm. Thực tế đã cho thấy những người bình thường nhìn về tương lai thường thấy xa vời, mênh mông, bất tận. Họ cho đó là điều khó lòng đạt được bởi vì những điều ở hiện tại con người cũng chưa có khả năng nhận thức được đầy đủ, nói gì đến những phán đoán của sự việc trong tương lai.
Nhưng đối với những nhân tài xuất chúng nhờ có một tầm nhìn chiến lược, nhờ sự sáng suốt, nhạy bén và khả năng ứng biến linh hoạt, cùng với những linh cảm tài tình và sự say mê sáng tạo, họ có thể đoán định được tương lai.
Thời đại toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày nay làm cho nhiều người hy vọng và họ đưa ra những lý thuyết nhìn nhận thế giới ngày nay là phẳng lặng, nhấn mạnh nhiều đến thuận lợi và cơ hội cho các dân tộc trên con đường phát triển hướng tới tương lai. Những lý thuyết đó chỉ phản ánh một khía cạnh nào đó của thực tế, nó chỉ đúng một phần và chỉ đúng trong những khoảnh khắc của lịch sử mà thôi. Nếu nhìn xa trông rộng, chúng ta sẽ nhận thấy trong tương lai tiềm ẩn những cơ hội và thách thức, ở đó có cả thuận lợi và khó khăn, có cả thành công và thất bại, phát triển và khủng hoảng. Tương lai mà chúng ta đang đi tới tồn tại những cái có lý trong muôn vàn những cái vô lý và cả những cái hợp lý trong vô số những cái nghịch lý.
Chúng ta cần phải nhìn nhận tương lai gần và tương lai xa. Tương lai không phải là một đích cố định mà tương lai là một cái gì đó vô tận, là một chuỗi những gián đoạn và là một quá trình luôn luôn vận động không bao giờ kết thúc.
Muốn vươn tới sự phát triển bền vững, tránh được những sai lầm, khủng hoảng đòi hỏi chúng ta phải luôn luôn hướng về tương lai bằng chiến lược đề ra theo hướng mở, năng động và phải có những phán đoán mang tính tổng thể, bao quát, biện chứng trên cơ sở chiêm nghiệm, suy ngẫm từ những bài học lịch sử trong quá khứ.
Có rất nhiều con đường để đi tới tương lai, nhưng tương lai lại là cái mà ta sẽ tới, cái mà chúng ta không thể tiếp cận trực tiếp mà chỉ có thể dự báo, phán đoán bằng những linh cảm. Chúng ta không thể áp đặt cho tương lai một mô hình cụ thể nào đó bởi vì trong tương lai luôn luôn chứa đựng những cái có thể và không thể, những tiến bộ và thăng trầm.
Từ tiếp cận, tìm hiểu tương lai đến nhận thức khám phá tương lai là một quá trình vô cùng phức tạp và sinh động, đòi hỏi con người phải nắm vững qui luật phát triển của nhân loại, trong khao khát vươn lên không nản chí và không sợ những gián đoạn hoặc những bước lùi của lịch sử, sẵn sàng thay đổi trong những hoàn cảnh mới.
Trên con đường đi tới tương lai chúng ta sẽ gặp nhiều điều mới lạ mà trong quá khứ và trong hiện tại chưa hề xảy ra. Chính vì thế chúng ta cần phải sáng tạo ra những đường lối mới, những lý luận mới trong đó có thể có sự gắn kết và quan hệ với quá khứ nhưng cũng có thể vượt qua quá khứ hoặc là phủ định quá khứ biểu hiện tính tiến bộ, cách mạng và nhảy vọt, đáp ứng được nhu cầu thực tiễn, đáp ứng được nguyện vọng của con người.
Có nhiều con đường và nhiều cách thức để hướng tới tương lai, vì lẽ đó chúng ta phải luôn luôn sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, tự tin khai phá những con đường đi mới và đưa ra những cách làm mới thể hiện bản lĩnh và tinh thần quả cảm của những người tiên phong của thời đại. Với tầm nhìn chiến lược và khoa học, với mục đích vì hạnh phúc và tiến bộ của con người, chúng ta sẵn sàng thay đổi cách nhìn nhận thế giới, thay đổi cách điều hành xã hội, đưa ra những dự báo chiến lược, chính xác góp phần định hướng cho xã hội phát triển đi lên đúng theo qui luật tự nhiên và xã hội một cách bền vững và hiệu quả.
          Dự báo tương lai là một nhiệm vụ quan trọng, một tiền đề cần thiết để mỗi quốc gia, dân tộc và nhân loại phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay.

Nguồn : Tạp chí VHNT số 303, tháng 9-2009

Tác giả : Phạm Ngọc Trung

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *