Hành trình ra biển thông tin của tam tạng kinh hàn quốc

Sư thày Jongnim, Chủ tịch hội đồng Viện nghiên cứu Tam tạng kinh Hàn Quốc ((RITK) là người có ảnh hưởng chủ chốt trong việc số hóa bản phát hành thứ hai của Tam tạng kinh Hàn Quốc (Tripitaka Koreana), được biên soạn từ cách đây khoảng 750 năm. Ông trở thành nhà sư từ năm 1972. Trong suốt những năm 1980, khi còn là giám đốc thư viện tại ngôi đền Haein, ông đã từng đắn đo: “Chúng ta đã đạt tới giới hạn của truyền thông ấn bản. Tôi muốn tạo ra những phiên bản vi tính hóa cho các ấn phẩm Kinh Phật để phù hợp với cuộc sống của ngày hôm nay”. Là một người ham đọc và cũng là một nhà thiền sư, ông bắt đầu hình dung về một giấc mơ điện toán không tưởng, theo đó máy vi tính sẽ hỗ trợ việc truyền đạt được triết học Phật giáo, như một phát minh phụ thuộc, thông qua việc mở rộng lối dẫn hiểu vào một lượng văn bản đồ sộ của bộ Tripitaka Koreana.

 


           Một số dữ kiện về Tripitaka Koreana

Từ khi được thành lập vào năm 1993, RITK đã cất công tìm kiếm để kiến tạo nên một Tripitaka mới gồm cả bản thứ hai của Tripitaka được lưu giữ tại ngôi đền Haein, bản đầu tiên (ra đời trong thời gian 1011 – 1087) đã bị cháy cùng một loạt các văn bản liên quan như ấn phẩm bổ sung của quốc sư Uicheon thời Goryeo, được biết đến như là Gyojang chongnok.

 Tuy nhiên, đã xuất hiện khá nhiều vấn đề trong việc nhập liệu 52 triệu ký tự Trung Quốc của Tripitaka Koreana, chẳng hạn như việc chọn lựa một định dạng (font) chữ tiếng Trung chuẩn, xử lý các ký tự biến kiểu (khác nhau về cách viết nhưng có một nghĩa chung), việc thêm dấu, và cả vấn đề tài chính. Tuy nhiên, dự án quy mô này đã được hoàn tất trong năm 2000. Có thể nói, việc số hóa Tripitaka là một nhiệm vụ dễ làm người ta nản chí và tính đến thời điểm hiện tại (1), các quốc gia, vùng lãnh thổ cũng có bản Tripitaka như Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Tây Tạng đều chưa thể thực hiện được.

Kể từ khi được hoàn thành, toàn bộ văn bản số hóa Tripitaka Koreana được hiệu đính thêm sáu lần nữa, hướng đến sự chính xác và hoàn thiện. Trong quá trình này, các nhà nghiên cứu đã công bố hàng chục bài nghiên cứu liên quan đến các ký tự biến thể, thuật ngữ Phật giáo, qui cách chú thích riêng của Tripitaka, thư mục Kinh tự và nhiều vấn đề khác, mở ra một chân trời mới trong lĩnh vực nghiên cứu Phật giáo.

Bên cạnh đó, việc phục hồi bản kinh khắc trên đá ở ngôi đền Hwaeom cũng được hoàn tất. Bản kinh này đã bị phá hủy thành hơn 13.000 mảnh trong thời gian Nhật Bản xâm lược, năm 1592. Người ta đã tìm cách chụp hình lại từng mảnh một và dần ráp nối để dựng lại nguyên bản gốc. “Điều này là không thể nếu không có thành công của việc nghiên cứu số hóa Tripitaka Koreana”, sư thày Jongnim giải thích. Ông cho biết thêm, sau khi ghép tất cả các mảnh lại với nhau, họ chợt nhận ra rằng họ vừa tái tạo lại 60 bộ Kinh Hoa nghiêm.

Đầu năm 2004, Jongnim tìm ra các di vật có lưu giữ bản Tripikata Koreana đầu tiên, bao gồm các hình ảnh được chụp lại và các nghiên cứu mang tính thư mục của gần 1.800 bộ được lưu trữ tại ngôi đền Nanzen, Nhật Bản. Với các cơ sở dữ liệu này cộng với hơn 300 bộ của bản phát hành đầu tiên ở Hàn Quốc, lấy từ bảo tàng Horim, cơ sở dữ liệu của bản Tripitaka Koreana đầu tiên đã được thiết lập vào năm 2009.

Năm 2011, ấn phẩm bằng hình ảnh của Tripitaka Koreana nguyên bản được phát hành. Dự án tiêu biểu này đã bảo tồn các dữ liệu nguyên thủy dưới thời Goryeo ở mức tốt nhất có thể, không chỉ có ảnh chụp và văn bản mà còn bao gồm cả những chi tiết như giấy, mực, hồ dán, gỗ, chất nhuộm và các ổ lưu trữ. Việc này đã đem lại một cái nhìn bên trong tới cả chuỗi nghiên cứu khoa học rộng lớn về sưu tập các văn bản liên quan đến Phật giáo trong TK XI. Tất cả các dữ liệu này hiện có mặt tại trang web RITK (2). Sư thày Jongnim gọi đây là hành trình ra biển thông tin, chứa đựng một sự tuyển chọn liên tục được cập nhật bổ sung các từ điển, thư mục liên quan, kể cả thông tin về những cá nhân từng khắc bản mộc Tripitaka, bên cạnh các ký tự Phật giáo.

Những nguồn dữ liệu được số hóa của TK XXI

Sư thầy Jongnim đang tiếp tục thực hiện một số dự án bổ sung. Ông đã hoàn thành việc thu thập các dữ liệu tham khảo cho khoảng 4.700 bộ giảng Kinh Phật (gyojang), do nhà sư Uicheon thời Goryeo (1055-1101) thu thập được. Thêm vào đó, ông cũng hoàn thành một nghiên cứu so sánh về Tripitaka Koreana và các tài liệu Đôn Hoàng (A Comparative Study of the Tripitaka Koreana and the Dunhuang Documents), dựa trên bộ Kinh Đôn Hoàng nằm rải rác ở tại Anh, Đức, Pháp và Nga. Dự án này sẽ là nền móng cho công trình Một lịch scủa việc xuất bảnbiên tập tài liệu Phật giáo. Mục tiêu duy nhất của ông là xuất bản trực tuyến được 30 phiên bản Tripitaka từ các nơi trên thế giới, bằng tiếng phổ thông tại các quốc gia này chẳng hạn như: Pali, Sanskrit, Nhật Bản,Trung Quốc, tiếng Anh. Mục tiêu này bao gồm cả phiên bản tiếng Hàn (Hangeul ) của Tripitaka Koreana hiện đang được phiên dịch và một Tripikata đặc biệt sẽ được thành hình như lời cầu nguyện cho sự thống nhất hai miền Nam – Bắc Triều Tiên.


 Sư thày Jongnim. Ảnh Ahn Hong-beom 

Ước mong mà ông ấp ủ là làm đem lại hơi thở mới cho lĩnh vực nghiên cứu Phật giáo, hay đúng hơn là cho ngành nghiên cứu Tripitaka, mở đường tiên phong cho những nỗ lực sâu rộng hơn các nghiên cứu hiện hành.

 “Hiện nay, bất kỳ ai cũng có thể dễ dàng và thuận tiện lên internet để truy cập vào bộ sưu tập quy mô không chỉ về Tripitaka Koreana, mà còn gồm những tài liệu liên quan đến Tripitaka toàn thế giới, sư thày Jongnim tiếp tục lý giải. Điều này cũng đồng thời rọi sáng cho tiến trình phát triển từ các bản thảo viết tay đến các bản in khắc gỗ, từ các dạng bản in có thể lưu chuyển được đến các văn bản số hóa. Quá trình thử nghiệm tất nhiên không tránh những sai lầm và mắc lỗi, nhưng nhìn chung lại thì mọi việc đang diễn ra đúng như tôi kỳ vọng. Tôi không ngần ngại khi gọi đây là bộ sưu tập số hóa của TK XXI, nối tiếp bốn bộ sưu tập mang tính lịch sử sau khi Đức Phật qua đời”. Theo ông, ba quốc gia Đông Á, Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản, đã có những thay đổi về vị trí kể từ khi xuất hiện Tripitaka. Ban đầu, Trung Quốc giữ vị trí số một khi các bản kinh Phật được dịch sang tiếng Hán và dưới thời Tống, người Trung Quốc đã có bản Tripitaka của mình. Sau đó, nhờ việc biên tập và hiệu đính của sư thày Sugi, triều đại Goryeo đã phát triển và hoàn thiện nó để tạo ra ván khắc gỗ Tripitaka Koreana, được bảo tồn một cách trọn vẹn cho đến ngày hôm nay. Ngược lại, người Nhật không thành công trong việc phát hành Tripikata của riêng họ, nhưng khi họ đến Hàn Quốc thời Joseon và mang về Nhật Bản những bản in của Tripitaka Koreana đầu tiên, cùng với các bản thảo viết tay, rồi tạo ra một ấn phẩm Tripitaka tiếng Nhật và giữ gìn nó cho đến ngày hôm nay. Vào những năm 20, TK XX, Nhật Bản đã thành công trong việc sản xuất hàng loạt các ấn phẩm có thể lưu chuyển được của bản Tripitaka hoàn chỉnh, cùng với phụ lục và các nguồn dữ liệu hiện đại. Kể từ đó, các học giả Phật giáo trên toàn thế giới rất ngưỡng mộ bộ ấn phẩm này. Tripitaka Koreana mất đi giá trị thực tế của chính mình và Nhật Bản đã giành vị trí dẫn đầu trong nghiên cứu Phật giáo.

“Nhưng, năm 2000, với việc hoàn thành phiên bản số của Tripitaka Koreana, chúng tôi đã mở ra một thời kỳ mà trong đó mọi học giả nghiên cứu Phật giáo có thể tra cứu cơ sở kiến thức Tripitaka Koreana. Nếu như chúng tôi không hoàn thành nhanh việc số hóa bộ ấn phẩm này, các nghiên cứu về Phật giáo Hàn Quốc vẫn phải còn phụ thuộc các nước phương Tây, Trung Quốc hoặc Nhật Bản”. Sư thày Jongnim thành lập một nhóm nghiên cứu, qui mô từ 5 đến 15 nhà nghiên cứu, để ứng phó kịp thời với tất cả các vấn đề xảy ra trong quá trình thực hiện dự án số hóa và mọi thứ đạt được tiếp sau đó như là một ví dụ tiêu biểu của những thành quả chung sức.

Có một số những ký tự bao gồm nhiều phiên bản trong Tripitaka Koreana. Ấn bản tiếng Nhật mới gần đây vốn sử dụng Tripitaka Koreana như một cốt lõi cơ sở, đã tiêu chuẩn hóa từng bộ ký tự nhiều biến thể này nhưng bản số hóa của Tripitaka Koreana có thể lưu giữ được hơn khoảng 30.000 ký tự biến thể dùng trong các bản khắc gỗ. Trong 7.486 bộ ký tự biến thể, có một bộ gồm tới 65 biến thể.

Giáo sư Yi Guy-gap, trường Đại học Yonsei, và nhóm các nhà nghiên cứu của ông đã xuất bản cuốn T điển các ký tự biến thể trong Tripitaka Koreana. Cuốn sách sắp xếp lại các ký tự biến thể khác nhau và chỉ ra mối quan hệ của chúng với các ký tự tiêu chuẩn. Đây là dự án đầu tiên và qui mô nhất thuộc lĩnh vực này trong lịch sử nghiên cứu ký tự Hán ngữ và là một bản tham khảo rất quan trọng cho việc số hóa Tripitaka tại các nước khác. Một khi một nước nào đó đưa ra một bản thông tin về các ký tự biến kiểu của họ, RITK sẽ nhập các ký tự này vào danh sách và số hóa chúng để làm công cụ tham khảo. Các cthích tmục Tripitaka Koreana và cuốn Từ điển Phật giáo do một nhóm các nhà nghiên cứu, dưới hướng dẫn của giáo sư Jeong Seung-seok, trường Đại học Dongguk, thực hiện, đã lưu được nhiều mục từ hơn bao giờ hết.

Công tác bổ sung các bản khắc gỗ của Tripitaka Koreana với các khoảng cách qui định rõ ràng giữa các ký tự và 10 dấu câu riêng cho bản số hóa từng được thực hiện một cách tỉ mỉ bằng tay vào những năm 1990, tận dụng nguồn nhân lực vốn có của cả hai miền Nam – Bắc Triều Tiên. Các học giả đáng kính tại Bắc Triều Tiên từ Viện hàn lâm Khoa học xã hội, với sự tinh thông về tiếng Hán cổ điển, đã tham gia vào dự án thông qua cầu nối là Trung Quốc. Kết quả là, bản Tripitaka Koreana số hóa đã vượt qua ấn bản Tripitaka tiếng Nhật. Nhiếp ảnh gia Park Bo-ha đã có tới 160.000 hình ảnh chụp các bản in Tripikata Koreana, bảo tồn ấn bản này dưới dạnh hình ảnh.

Danh mục Tripitaka tương tác thể hiện quan hệ tương hỗ giữa các bài viết, được sử dụng như một bản kế hoạch chi tiết và hệ thống trung tâm đầu não cho dự án Tripitaka hội nhập sẽ được thực hiện trong một vài năm tiếp theo.

Những nỗ lực tri thức đam mê thực sự

RITK nằm trong khu phức hợp của ngôi đền Bota tại Anam-dong, Seogbuk-gu, Seoul. Sư thày Jongnim thôi chức giám đốc Viện năm 2005 và hiện là chủ tịch của ban điều hành. “Trước khi các dự án có thể hoạt động rất hiệu quả, tôi cũng đã phải tham gia vào. Sau đó, chúng tôi xây dựng nhóm nghiên cứu cho từng dự án và giải thể mỗi sau khi họ hoàn thành công việc. Việc hợp tan này là một thử thách lớn” – ông chia sẻ.

RITK là một cơ quan nhỏ nên rất khó mà tin được là những dự án lớn như số hóa Tripitaka Koreana được nghiên cứu và hoàn thành tại nơi này. Một vài đồng nghiệp lâu năm, các nhà sư Daeseok, Junghyeon, Cheolhwan và Kim Mi-yeong thường làm việc tại đây. Điển hình là Oh Yun-hui, người vừa phát hành cuốn Tripitaka Korean: mạch máu nuôi dưỡng sự hiểu biết về một thiên niên k (The Tripitaka Koreana: A Vessel that Holds the Wisdom of a Millennium), người từng làm việc cùng với sư thày Jongnim trong những ngày khởi đầu của dự án truyền thông số này. Bảy trong số những người từng tham gia vào dự án Tripitaka Koreana đã trở thành các nhà tu hành, bảy người khác đã được nhận bằng Tiến sĩ cho các công trình của họ về Tripitaka từ những cơ sở đào tạo khoa học uy tín như trường Đại học Peking.

Thêm vào đó, dự án số hóa vĩ đại của Tripitaka Koreana được bắt đầu từ một niềm đam mê tri thức của một cá nhân. Niềm đam mê này đã chuyển hóa một cá nhân này, thậm chí là cả thế giới Phật giáo trở thành một di sản của tất cả mọi người. Nhưng nếu không có giấc mơ của sư thày Jongnim thì dự án này sẽ không bao giờ được thực hiện.

Trong lúc xem hình ảnh bản Tripitaka Koreana số hóa trên màn hình máy tính, trong đầu tôi đầy suy nghĩ về những cá nhân đã hết mình cống hiến cho dự án này, từ phát thảo dự án, sắp xếp tài chính đến theo dõi toàn bộ quá trình sản xuất.

Uicheon là một hoàng tử, đi tu từ khi 10 tuổi. Trong hành trình đến Trung Quốc dưới thời nhà Tống, nhà Liêu, Nhật Bản và Okinawa, ông đem về nhà với hơn 4.700 bản chú Kinh Phật, được xuất bản thành ba bộ in khắc gỗ có tựa đề Gyojang chongnok. Đây là một thử thách rất lớn mà ngay cả Trung Quốc và Nhật Bản thời kỳ này không hề đề cập giải quyết. Nhà sư Sugi, đền Gaetae tại Geseong, đã biên tập lại ấn phẩm thứ hai của Tripitaka Koreana bằng cách so sánh nó với Tripitaka bản đầu tiên, bản in thời nhà Liêu, thời Tống và các bản Kinh Phật mà cá nhân ông thu thập được. Ông sửa chữa lại các lỗi, chỉnh lưu các phần bỏ đi trong khoảng 60 bộ Kinh.

Nhờ vào công tác biên tập lại này mà Tripitaka Koreana đã trở thành một bộ sưu tập hoàn chỉnh nhất của Kinh Phật, các bản in với rất ít lỗi nhỏ, chứng minh được tiêu chuẩn cao của ngành nghiên cứu Phật giáo và cả văn hóa in ấn thời Goryeo. Nhà sư Sugi cũng đồng thời để lại được 10 bộ lưu trữ lại các quá trình biên tập và hiệu đính của ông. Sư thày Jongnim nhận định: “Các bộ lưu trữ của thày Sugi là bộ viết tay đầu tiên lập ra một hệ thống độc lập để hiệu đính, có từ hơn 200 năm trước khi Erasmus đã làm như vậy với các bản kinh Công giáo ở phương Tây”.

Một ván khắc gỗ từ sưu tập của nhà sư Sugi đã giới thiệu trong Triển lãm đặc biệt về Tripitaka, tổ chức tại Bảo tàng Phật giáo Trung ương, bên trong ngôi đền Jogye, Seoul. “Dù chỉ là một mộc bản bình thường bị đen vì mực và khắc nét ngược các ký tự Trung Quốc, bản gỗ này dường như thấm đậm được tinh thần cao cả của nhà sư Sugi, sư thầy Sungahn, phụ trách bộ phận bảo tồn của đền Haein nói về thày Sugi. Mỗi khi nghĩ về ông, tôi cảm thấy tim mình như run lên”.

Thêm vào đó, Choe U, cùng với con trai và anh rể là các nhà tài trợ chính cho bản phát hành thứ hai của Tripitaka Koreana. Khi sư thày Jongnim thực hiện dự án số hóa Tripitaka, sư thày Songdam của vùng Incheon cũng phát biểu: “Đây là nhiệm vụ duy nhất của cộng đồng Phật giáo kỷ nguyên này”. Các đạo sinh Phật giáo cũng đã quyên góp được hơn 1tỉ won cho dự án, đây là sự kiện gây quỹ lớn chưa từng có trong cộng đồng Phật giáo Hàn Quốc. Tập đoàn điện tử Samsung, Ủy ban di sản văn hóa, Quỹ nghiên cứu quốc gia của Hàn Quốc, và các tổ chức khác cũng tham gia góp phần vào dự án, nhưng các khoản tài trợ từ những cá nhân và tổ chức ngưỡng mộ, kính trọng sư thày Jongnim và công việc của ông đóng một vai trò quyết định.

Có khoảng 12 bản lưu từ thời Joseon liên quan đến việc in ấn Tripitaka, phải là một lượng lớn nhân công mới đáp ứng được công việc in ấn, khâu đóng hơn 6.000 bộ để làm thành một tập hoàn chỉnh. Vì thế, những nỗ lực như vậy phần lớn được đóng góp bởi hoàng tộc hoặc các nhà sư có địa vị cao. Dù xã hội thời Joseon phải tuân theo các quy luật của đạo Khổng nhưng các vị vua Taejo, Sejong và Sejo cũng đã đóng góp vào các nỗ lực nói trên như là một cách để cầu xin Đức Phật phù trợ cho đất nước, nhân dân, cho hoàng tộc.

Công nương Shin, vợ của vua Yeonsangun, đã in ba bộ Tripitaka hoàn chỉnh cho chồng của bà – một bạo chúa khét tiếng tàn bạo, trong khi người thừa kế hoàng hậu Insu và Inhye, dưới thời của vua Seong – jong, đã chỉ đạo các dự án trùng tu lại kho bảo tồn Tripitaka. Vua Gojong đã in bản Tripitaka bằng tiền của riêng mình và bảo tồn các bản in tại đền Jeongyang, khu vực M. Geumgang (Núi Kim Cương), trong khi hoàng hậu Eom và công nương Im đã góp công làm sạch và bảo trì bản gỗ.

Gần đây nhất, 12 tập đã được làm tại Đền Haein vào năm 1963, trong đó gồm có một tập hoàn chỉnh gồm hơn 6.000 bộ đã được lưu giữ trên tầng thứ 2 của Sudarajang (Kho lưu trữ Kinh Phật), một trong hai tòa nhà kho chứa Tripitaka, nơi chúng ta có thể nhìn ngắm các bộ Kinh này từ bên ngoài cửa sổ.

La Tâm dịch

 (nguyên bản: Venerable Jongnim pursues computopia with digitized Canon, Koreana, vol. 21, No. 4, Winter 2011)

_______________

1. Bài viết được xuất bản trong Koreana số mùa đông năm 2011.

2. www.sutra.re.kr/home_eng/index, mục Dữ liệu kiến thức Tripitaka Koreana

 

Nguồn : Tạp chí VHNT số 379, tháng 1-2016

Tác giả : KIM YOO – KYUNG

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *