/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-priority:99;
mso-style-qformat:yes;
mso-style-parent:””;
mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt;
mso-para-margin-top:0cm;
mso-para-margin-right:0cm;
mso-para-margin-bottom:10.0pt;
mso-para-margin-left:0cm;
line-height:115%;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:11.0pt;
font-family:”Calibri”,”sans-serif”;
mso-ascii-font-family:Calibri;
mso-ascii-theme-font:minor-latin;
mso-hansi-font-family:Calibri;
mso-hansi-theme-font:minor-latin;}
Hát đúm là một sinh hoạt ca hát đối đáp giữa trai và gái thường diễn ra trong các ngày hội làng vào mùa xuân ở một số địa phương thuộc các tỉnh trung du và châu thổ Bắc Bộ. Ngày xưa, ở hai tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, hàng năm vào đầu xuân, 21 làng đều mở hội hát xoan. Sau phần tế lễ theo nghi thức, các cô đào phường xoan và trai làng có lối hát đúm.
Hát đúm là trò chơi giao duyên của trai gái ngoài đời, được cấy ghép vào cuộc hát xoan, do vậy không liên quan gì đến nghi lễ hát xoan. Lúc hát thì nam một bên, nữ một bên và có những quả đúm là một mảnh vải điều to bằng hai bàn tay, trong có gói quả cau, lá trầu (đôi khi gói thêm cả đồng tiền trinh) làm cầu nối cho mỗi lời đối đáp.
Mở đầu cuộc hát, bên nam thường vừa đọc vừa ngâm ngợi đôi câu thơ, sau đó mời bên nữ hát. Khi người đại diện bên nữ tay cầm quả đúm hát xong khổ thơ, thì tung quả đúm về phía chàng trai nào đó mà cô muốn đối đáp. Chàng trai nhặt quả đúm lên, mở ra cho thêm một miếng trầu hay một quả cau rồi túm lại, sau đó cất tiếng hát đáp lại. Cuối câu hát chàng trai đến cầm tay cô gái và trao quả đúm. Cứ thế, lần lượt hết cặp trai gái này đến cặp trai gái khác, vừa tung quả đúm, vừa hát đối đáp. Cuộc hát thường diễn ra một ngày, nhưng cũng có khi lại hát từ chập tối đến rạng sáng, tùy theo diễn biến của cuộc hát. Có lẽ vì lý do này, nên người ta còn gọi hát đúm là chơi đúm, một lối chơi hấp dẫn nhất, say mê nhất trong cuộc hát xoan, cho nên người ta thường gọi phường xoan là phường đúm.
Âm nhạc hát đúm rất đơn giản, chỉ có một làn điệu. Lời ca là những câu thơ lục bát, song thất lục bát, hoặc lục bát biến thể nhưng rất phong phú về nội dung. Khi kết hợp với âm nhạc thường tạo ra cảm giác nhẹ nhàng, bay bổng đậm chất trữ tình.
Vùng Kinh Bắc ngày xưa, trong hát quan họ ở ngày hội có đưa khăn mời trầu, người ta cũng gọi là hát đúm.
Ở Hải Dương, trước kia người ta cũng gọi hát đối là hát đúm. Hát đối thường diễn ra trong các dịp mùa cấy, mùa gặt, hoặc hội làng. Cuộc hát chia làm hai tốp nam nữ. Hát đúm ở đây không hình thành một hệ thống bài bản của riêng, mà thường sử dụng các làn điệu dân ca như trống quân, cò lả, sa mạc, lý hành vân…
Ở Hải Phòng, ngày xưa nhiều nơi có hát đúm, nhưng nay chỉ có xã Phả Lễ và Phục Lễ thuộc huyện Thủy Nguyên còn lối hát này. Hàng năm từ mùng 4 đến mùng 10 tháng giêng, dân làng mở hội. Sau khi làm lễ tế thần khai xuân, làng tổ chức các trò chơi đánh đu, đánh cờ, đấu vật, chọi gà và hát đúm. Phụ nữ ở Phả Lễ, Phục Lễ xưa có tục dùng khăn che mặt khi ra khỏi nhà, vào hội xuân hát đúm họ mới bỏ khăn. Do vậy hội xuân hát đúm gắn với tục này nên được gọi là hội mở mặt. Hát đúm hội có ba phần: chào hỏi, hát đố, hát chia tay. Hát đúm ở đây có đặc điểm nhiều khi dấu giọng của ngôn ngữ không tuân thủ theo cao độ của âm nhạc.
Hát đúm có mặt ở nhiều địa bàn, nhưng tên gọi của nó vẫn chưa thống nhất. Cách giải thích về tên gọi này hình như chỉ thiên về đúm là đàn đúm, hoặc đúm là gọi chệch của từ đám mà ra. Dẫu sao đi nữa thì đó vẫn là lối hát đối đáp trai gái mang nhiều yếu tố cổ, thường diễn ra trong các ngày hội làng ở Bắc Bộ vào mùa xuân.
Nguồn : Tạp chí VHNT số 331, tháng 1-2012
Tác giả : Tuệ Anh
Bài viết cùng chủ đề:
Nghệ nhân Nguyễn Đức Bằng thổi hồn vào lá bồ đề mạ vàng
Vai trò của thư viện trong các cơ quan quản lý nhà nước
Nhận thức và giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở nước ta hiện nay