Sáng tác âm nhạc nhìn từ cơ chế và chủ thể sáng tạo


 

Âm nhc mi là mt cm t dùng đ phân bit vi âm nhc c truyn, được lch s âm nhc Vit Nam ghi li và xác nhn ra đi vào năm 1930, mà du mc đu tiên là bài Cùng nhau đi hng binh ca Đinh Nhu. Âm nhc mi (đc bit là âm nhc cách mng) là h qu ca c quá trình giao lưu văn hóa gia nước ta và phương Tây mà ch yếu thông qua văn hóa Pháp, đng thi nó cũng là sn phm ca nhng người chiến sĩ cng sn. Bi vy, trong quá trình phát trin, nó luôn chu s chi phi đường li văn hóa văn ngh ca Đng Cng sn Vit Nam. Âm nhc mi có hai mng là thanh nhc và khí nhc, vi nước ta, nó được coi như mt th vũ khí tinh thn và có nhng đóng góp đáng k trong hai cuc kháng chiến vĩ đi cũng như công cuc xây dng đt nước va qua.

Bước vào thời kỳ đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đặc biệt là từ khi có Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 BCHTƯ Đảng (khóa VIII), nếu đánh giá một cách tổng thể và khách quan, thì chắc hẳn không ai không thừa nhận rằng: âm nhạc Việt Nam vẫn diễn ra hết sức sôi động và đang trên đà phát triển. Nhìn vào thực tế, những gì diễn ra trên sân khấu ca nhạc nước nhà thời gian qua thì đúng là như vậy. Bởi các loại hình nghệ thuật như sân khấu, điện ảnh đang phải tìm nhiều cách để đi đến khán thính giả, thì âm nhạc đã minh chứng được sự quảng đại của nó với đông đảo công chúng.

15 năm qua, những người hoạt động âm nhạc đã có đóng góp lớn trong việc hạn chế sự lan tràn của một số bài hát thiếu sức sống thuộc dòng nhạc ngoại, nhạc xưa, và ít nhiều xây dựng được diện mạo của nền âm nhạc mang bản sắc văn hóa Việt Nam… Những thành quả đã đạt được, rõ ràng không thể phủ nhận, tuy nhiên, nếu nhìn vào chiều sâu của nó vẫn có nhiều sự bất cập. Đó có lẽ cũng là một nguyên nhân dẫn đến âm nhạc Việt Nam đang thiếu những tác phẩm mang tầm thời đại.

1. Sáng tác khí nhc

Từ lâu trong tâm thức của công chúng nước ta, kể cả những người làm nghề và Hội Nhạc sĩ Việt Nam, luôn có sự nhầm lẫn, gọi tất cả người sáng tác khí nhạc và sáng tác ca khúc là nhạc sĩ. ở những nước có nền âm nhạc phát triển, họ không như vậy, mà gọi người viết khí nhạc là nhạc sĩ, người viết ca khúc phổ thông là tác giả, chơi đàn là nhạc công, hát là ca sĩ… Cách gọi ấy không phải để phân định đẳng cấp cao thấp, mà để hiểu rõ nghề nghiệp của từng người trong lĩnh vực hoạt động âm nhạc. Chính sự hiểu nhầm, hay sự lẫn lộn, hoặc đánh tráo khái niệm đã tạo ra cái nhìn méo mó cho công chúng về âm nhạc, về những chủ thể sáng tạo, dẫn đến nhiều giá trị văn hóa đang có xu hướng bị đảo lộn.

Trên dòng chảy của sự phát triển, âm nhạc mới cũng chia thành hai mảng: khí nhạc và thanh nhạc. Bao giờ cũng vậy, thanh nhạc luôn chiếm ưu thế về đất diễn, công chúng, và những người sáng tác. Còn lĩnh vực khí nhạc, nếu tính từ những năm 60 của thế kỷ trước cho đến nay, đã có tuổi đời hơn 50 năm, thế nhưng, số lượng người thưởng thức loại âm nhạc này không nhiều. Đó có thể là do nhận thức, hoặc do công chúng nước ta chưa hợp với văn hóa thưởng thức kiểu này. Nhưng dẫu sao, muốn nhìn âm nhạc của một đất nước có phát triển hay không, thường bao giờ cũng phải nhìn vào lĩnh vực khí nhạc. Tôi xin dẫn lời của nhạc sĩ Nguyễn Đình Phúc khi ông bày tỏ nỗi băn khoăn “Âm nhạc nói chung đâu phải là bài hát? Bài hát cần như cơm ăn nước uống hàng ngày, nhưng đó chỉ là phần rất nhỏ trong đời sống âm nhạc của chúng ta mà thôi. Nếu một nhạc sĩ sáng tác chuyên nghiệp mà cả một đời chỉ còn đọng lại dăm mười bài hát thì… quả thật chẳng đáng mấy tự hào”(1).

Tuy nhiên, do nền kinh tế của đất nước chưa đủ mạnh, nên kinh phí đầu tư của nhà nước thông qua Hội Nhạc sĩ cho khí nhạc còn hạn hẹp. Cũng có lẽ một phần do nhận thức, một phần là do lợi nhuận về kinh tế, nên ở nước ta chưa có một mạnh thường quân nào đứng ra đỡ đầu cho thể loại này như trong lĩnh vực bóng đá. Nếu có đơn vị nào quan tâm đến, cũng chỉ mang tính chất đặt hàng trên cơ sở quen biết và mang nặng yếu tố “kính biếu” nhất thời, chứ không mang tính thường xuyên (chẳng hạn năm 1998, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu hỗ trợ khoản kinh phí khá lớn cho nhạc sĩ Hoàng Hà hoàn thành tác phẩm giao hưởng Côn Đảo, từ đó đến nay không thấy một trường hợp nào tương tự như vậy). Hơn nữa, nếu có kinh phí cho các tác phẩm khí nhạc, thì Hội Nhạc sĩ cũng thường đầu tư theo kiểu xếp hàng lần lượt, không mang tính trọng điểm. Kiểu đầu tư đó dẫn đến hệ quả là: bên cạnh những tác phẩm có chất lượng cao của một số nhạc sĩ quen tư duy khí nhạc, vẫn còn tình trạng nhiều tác phẩm ra đời không tránh khỏi sự sơ sài về nội dung, không có ngôn ngữ khí nhạc, mờ nhạt về khả năng biểu cảm. Và, dù tác phẩm có hay, hoặc chưa đạt yêu cầu về chất lượng nghệ thuật, đều cùng chung một số phận: không đất diễn, lưu trữ thì cẩu thả, thiếu tính khoa học.

Một vấn đề nghịch lý đang nổi cộm trong lĩnh vực khí nhạc là: mặc dù hàng năm có tới trên dưới chục người tốt nghiệp sáng tác từ các nhạc viện trong và ngoài nước, nhưng xem ra số lượng nhạc sĩ làm nghề, đến nay càng giảm đi đáng kể. Một công bố của Tổng Thư ký Hội Nhạc sĩ Việt Nam trên báo Văn hóa ra ngày 19-8-2005, khiến nhiều người phải suy nghĩ: “Chúng ta có gần 1000 nhạc sĩ, trong số đó chỉ khoảng 5% (tức khoảng 50 người) viết khí nhạc”. Tại sao có thực trạng này? có lẽ do một số nguyên nhân sau:

Th nht, viết khí nhạc là một việc khó, không phải là việc có thể thực hiện một sớm, một chiều là xong, mà đòi hỏi phải đầu tư trí tuệ khá lớn, nó có thể kéo dài vài ba tháng, thậm chí vài ba năm mới hoàn thành. Mặc dù tốn nhiều thời gian và công sức như vậy, nhưng nhiều tác phẩm vừa viết ra chưa khô mực, thậm chí chưa có “giấy khai sinh” đã bị rơi vào quên lãng, bởi không có kinh phí dàn dựng, hoặc giả nếu được dàn dựng thì chỉ biểu diễn được một, hai lần là chấm dứt. Rõ ràng cho đến thời điểm hiện tại, giao hưởng của các tác giả Việt Nam thật sự chưa có đất để tồn tại và dụng võ. Vấn đề này đã tác động trực tiếp ít nhiều đến cách nhận thức của nhạc sĩ trước cuộc sống. Bởi, sáng tác khí nhạc, không đủ kinh tế để đảm bảo cho đời sống hàng ngày của các nhạc sĩ, mặt khác còn mất nhiều thời gian vào việc làm tưởng chừng như vô bổ này.

Th hai, nhìn một cách khách quan trung thực vào lĩnh vực khí nhạc thì thấy những băn khoăn của các nhạc sĩ là điều dễ hiểu, và việc lý giải số lượng các nhạc sĩ làm nghề ngày một ít đi cũng không phải là điều khó. Ngoại trừ một số sinh viên nhạc viện vì nghề nghiệp của họ gắn với âm nhạc và ít người khác, còn lại đa số công chúng Việt Nam không mặn mà lắm với âm nhạc thính phòng và giao hưởng. Điều cũng dễ hiểu, bởi đa số công chúng nước ta ngay cả ở thời điểm hiện tại vẫn còn trong tình trạng mù nhạc. Món ăn tinh thần quen thuộc của họ chỉ là ca khúc phổ thông, còn khí nhạc, hay nói cụ thể hơn là âm nhạc giao hưởng – thính phòng, cái thuật ngữ đó còn hoàn toàn mới lạ.

Cách đây 5 năm, chúng tôi có thực hiện 500 phiếu điều tra, đối tượng là sinh viên học tại các trường nghệ thuật (nhóm trội) ở Hà Nội. Kết quả 70/500 em gạch chân vào phần thích âm nhạc giao hưởng thính phòng (2). Con số ấy thật khiêm tốn nhưng rõ ràng không chắc chắn, bởi vì nó không xuất phát từ nhu cầu thưởng thức thực sự. Khi được hỏi tại sao lại thích thể loại này, thì hầu như đều có chung một câu trả lời: thích vì muốn xem hình hài của nó ra sao. Kết quả này chỉ phản ánh được phần nào thực trạng của công chúng trước thể loại âm nhạc giao hưởng – thính phòng, thực tế trong cuộc sống thực ngoài đời có khi lại mang một dạng thái khác. Có thể người làm âm nhạc lại không thích âm nhạc, có khi người ngoại đạo vì một lý do gì đó mà họ lại say mê và am tường hơn.

Th ba, một nguyên nhân nữa cũng vô cùng quan trọng tác động trực tiếp đến số lượng của các nhà soạn nhạc, đó là: nền kinh tế cho dù được vận hành theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhưng nó vẫn phát triển theo quy luật của cơ chế thị trường. Như vậy, những năm gần đây, muốn hay không âm nhạc cũng được coi là thứ hàng hóa, loại hàng hóa siêu lợi nhuận. Viết khí nhạc, tốn nhiều thời gian, tác phẩm không bán được, thu nhập ít, không đáp ứng được đời sống tối thiểu hàng ngày, vậy nên nhiều nhạc sĩ cũng thể hiện được tính nhanh nhạy với thị trường bằng cách chuyển sang một kênh khác. Đó là viết nhạc cho phim, cho sân khấu, phối khí nhạc nhẹ, viết ca khúc đủ loại, thậm chí cả “thôn ca”, “xã ca”, “tỉnh ca”, “nông trường, xí nghiệp ca”, “ngành nghề ca”… Công việc lao động sáng tạo có vẻ đỡ vất vả hơn nhưng thu nhập lại cao hơn, và điều quan trọng lại dễ nổi tiếng và được công chúng yêu mến.

V s lượng tác phm khí nhc

Do những nguyên nhân đã nêu ở trên, dẫu hàng năm các nhạc viện cho ra lò trên dưới chục nhạc sĩ, cộng với những nhạc sĩ gạo cội thì số lượng người viết khí nhạc vẫn ngày một ít đi theo cái nghĩa thực của nó, theo đó số lượng các tác phẩm khí nhạc cũng ngày càng ít đi. Nếu ai nói: hiện nay chúng ta có một đội ngũ những người sáng tác khí nhạc hùng hậu, số lượng tác phẩm ngày càng nhiều và chất lượng tác phẩm ngày càng cao, thì đó chắc chỉ là cái giọng của căn bệnh thành tích, hoặc là sự lạc quan tếu. Cứ nhẩm tính trên đầu ngón tay thì sẽ rõ, không ít nhạc sĩ chỉ viết được một hoặc hai tác phẩm giao hưởng khi còn là sinh viên của nhạc viện, còn ra ngoài đời, họ sẵn sàng đoạn tuyệt nó, vì những nguyên nhân đã phân tích ở trên. Có thể kiểm chứng vấn đề này thông qua kênh từ một cơ quan trung ương là Hội Nhạc sĩ Việt Nam thì sẽ rõ. Một là lật giở những trang về chân dung của các nhạc sĩ sáng tác hiện đại Việt Nam, xem có bao nhiêu nhạc sĩ có thể viết được khí nhạc, và mỗi người có bao nhiêu tác phẩm; những tác phẩm đó đã được biểu diễn lần nào chưa, hay vẫn còn ở trên giấy; hoặc đã biểu diễn rồi thì được mấy lần, nó có đời sống trong công chúng không? Hai là, nhìn vào số lượng giải thưởng hàng năm của Hội sẽ biết được nhiều vấn đề, trong đó số lượng các tác phẩm khí nhạc bao giờ cũng chiếm một tỷ lệ thật khiêm tốn. Bằng chứng là năm 2004, một năm có nhiều ngày lễ lớn, nhưng trong đánh giá của Tổng Thư ký Hội Nhạc sĩ Việt Nam GS.NSND Trọng Bằng thì đó là “một năm bội thu ca khúc, thất thu về khí nhạc”(3). Riêng về số lượng giữa các thể loại cũng không đồng đều. Các nhạc sĩ thường hay viết tác phẩm ở thể loại nhỏ như tiểu phẩm, hòa tấu, nhạc cụ dân tộc chỉ cho một số cây đàn, còn các tác phẩm giao hưởng thì đa phần rơi vào những nhạc sĩ đã được đặt hàng và họ dùng luôn tác phẩm đó để dự thi.

Cht lượng các tác phm khí nhc

Nhìn vào tình hình thực tế diễn ra trong những năm qua, chúng ta có thể yên tâm và tạm hài lòng với số lượng các tác phẩm như vậy, không nên kỳ vọng, đòi hỏi là tất cả tác phẩm viết ra đều phải có chất lượng cao. Được như thế cũng đủ mừng lắm, nhưng nếu xét tổng thể và nhìn đối sánh thì rõ ràng tác phẩm của 15 năm qua, về chất lượng khó thể sánh bì được với các tác phẩm thuộc những năm tháng của cuộc chiến tranh chống Mỹ. Điều đó có nghĩa là, trên con đường phát triển của nền khí nhạc Việt Nam thì thời gian gần đây có nhiều biểu hiện của sự chùng xuống, nếu không muốn nói là thoái trào. Tại sao có hiện tượng đó? Ngoài việc tác động trực tiếp của cơ chế kinh tế thị trường cũng như các vấn đề xã hội, thì trong nội tại từng tác phẩm đã chứa đựng nhiều sự nổi cộm. Để nhìn rõ hơn những “cái gợn” đó xin lần lượt chỉ ra các vấn đề:

Th nht, phần nhiều các tác phẩm khí nhạc Việt Nam từ xưa tới nay vẫn bị ảnh hưởng nhiều của ngôn ngữ ca khúc. Hiện nay cũng vậy, không có gì mới mẻ hơn, nói cách khác, những tác phẩm viết cho nhạc đàn phần nhiều thiếu ngôn ngữ khí nhạc. Có nguyên nhân sâu xa của nó, nếu nhìn dưới bình diện văn hóa, thì người dân Việt Nam có truyền thống ngâm ngợi, thích sự mềm dẻo chải chuốt, thích luyến láy trong giai điệu âm nhạc. Điều đó hoàn toàn không đáp ứng cho vấn đề tư duy khí nhạc, mà biểu hiện rõ nhất trong là cách phối khí dàn nhạc. Những tác phẩm nào may mắn có ngôn ngữ khí nhạc thì lại bị luẩn quẩn trong lối tiến hành hòa thanh công năng mà thế giới đã từng làm cách đây hai, ba thế kỷ. Như vậy, những tác phẩm khí nhạc thuộc dạng này vừa mới ra đời đã xếp vào hàng cũ, rõ ràng nó không cuốn hút được người nghe, và như thế là chưa đề cao được chức năng thẩm mỹ định hướng của tác phẩm cho công chúng.

Th hai, những năm tháng của thời buổi giao lưu văn hóa mang tính toàn cầu như hiện nay, ở nước ta có một vài tác phẩm được gọi là hiện đại của dăm ba tác giả trẻ. Những tác giả này là sinh viên đang học hoặc đã tốt nghiệp từ các nhạc viện trong nước, họ được tài trợ, đi tu nghiệp tại các nhạc viện của một số nước như Pháp, Mỹ, Đức… Thời gian tuy có ngắn, nhưng cũng đủ để họ cảm nhận và mở rộng tầm nhìn, thấy được nhiều điều trong sự phát triển âm nhạc của nước bạn. Khi về nước, họ đã có một số tác phẩm được liệt vào dạng hiện đại, đó cũng là một đóng góp lớn, là một tín hiệu vui cho nền âm nhạc nước nhà. Nhưng thật sự về chất lượng, không mang tính trí tuệ như các tác phẩm của các nhạc sĩ nước ngoài. Các nhạc sĩ của chúng ta chủ yếu phá phách để đạt được cái gọi là hiện đại, nó mang tính bản năng nhiều hơn sự là khám phá. Những tác phẩm của các nhạc sĩ này, rõ ràng rất khó tiếp cận được với công chúng trong thời buổi của nền kinh tế thị trường.

Ngày nay trong xu thế chung, trên thế giới đang có nhiều trường phái sáng tác khác nhau, Việt Nam ta cũng hòa trong xu thế phát triển đó. Nhưng dù có trường phái, xu thế nào thì chắc chắn những nhà soạn nhạc đều phải bắt đầu từ cái cơ bản nhất của âm nhạc mà đi lên. ở nước ngoài, các nhạc sĩ tìm ra cái mới trên quy luật của cái cũ, đó là chân lý. Còn ở ta, thường thì cái cũ không được hiểu cặn kẽ, nên khi làm ra cái lạ, dễ rơi vào trong tình trạng cũ người mới ta.

Do cái mới và cái cũ, cái lạ và cái quen đã tạo nên những sự khác biệt hoàn toàn về cách đánh giá tác phẩm, đó là chuyện thường tình, nhưng thật lạ, ở Việt Nam ta – giới âm nhạc không phải là ngoại lệ – không ít người có tính bảo thủ, cố chấp. Những người đi trước – kể cả có tài năng – thường có cái nhìn thiếu bao dung với lớp người đi sau. Bởi thế khi đánh giá tác phẩm, trước khi xem xét nội dung, người ta thường nặng về đánh giá tư cách tác giả. Những cái nhìn lệch lạc như vậy, dễ dẫn đến sự thất lạc về chất lượng tác phẩm cũng như mất lòng tin đối với sự phát triển của nền khí nhạc Việt Nam.

Th ba, ở nước ta, bất cứ loại hình nghệ thuật nào cũng có hội đồng nghệ thuật. Hội đồng nghệ thuật có uy tín nhất với âm nhạc thuộc về Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Khi “mang chuông đi đấm nước người”, dứt khoát về chất lượng của tác phẩm phải qua sự kiểm định của hội chuyên ngành. Nhiều năm gần đây, trong các cuộc liên hoan âm nhạc sinh viên các nước châu á, xem ra quả chuông mà ta cầm đi chưa được kêu lắm. Thực tế không phải nhạc sĩ của ta kém về trí tuệ, và không phải không có những tác phẩm hay (mặc dù là ít), nhưng để chọn được những “quả chuông kêu”, điều đầu tiên Hội đồng nghệ thuật cần có cái nhìn công tâm, không thiên vị. Hai nữa là, để xây dựng được một nền khí nhạc thật vững, thật mạnh đúng với quy luật của sự phát triển, đáp ứng được lòng mong mỏi của nhiều người có tâm huyết, thì ngoài kinh phí đầu tư, ngoài việc nâng cao giáo dục thẩm mỹ cho công chúng, có lẽ những chủ thể sáng tạo và cơ quan chức năng cần có cái nhìn nghiêm túc vào hiện trạng để tìm ra một hướng đi cho phù hợp.

2. Sáng tác thanh nhc

Trên con đường hình thành và phát triển của nền âm nhạc mới nước nhà, lĩnh vực thanh nhạc luôn đi đầu và sôi động hơn khí nhạc. Những năm đầu của TK XX một cuộc tiếp biến văn hóa giữa ta và tây, để đến khoảng năm 30 – 40 của thế kỷ ấy, ở Việt Nam đã ra đời và phát triển một dòng ca khúc mới. Theo suốt hai cuộc kháng chiến và năm tháng xây dựng đất nước, dòng ca khúc cách mạng Việt Nam luôn có vai trò nổi trội trong việc động viên, cổ vũ tinh thần nhân dân. Thực sự trong giai đoạn ấy, ca khúc cách mạng Việt Nam đã hoàn thành được sứ mệnh lịch sử của nó đối với cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và xây dụng đất nước.

Hơn chục năm gần đây, ca khúc Việt Nam lại bắt đầu một cuộc tiếp biến văn hóa mới. Lần này không phải là Pháp hay Nga, mà với tất cả các nước trên thế giới. Một bối cảnh mới ắt phải có những sản phẩm mới, đó là điều tất yếu. Những tác phẩm thanh nhạc được sáng tác trong thời gian gần đây, quanh nó luôn chứa đựng nhiều vấn đề. Do việc viết một bài hát phổ thông, thường tốn ít thời gian, ít trí tuệ nhưng giá trị kinh tế lại cao hơn và dễ nổi tiếng, nên số lượng những người viết trở nên đông đảo hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, cũng phải nhìn công bằng và khách quan rằng: một bài hát dù đơn giản nhưng mang tính nghệ thuật, hàm chứa tính thẩm mỹ cao sẽ hơn hẳn những tác phẩm cầu kỳ, phức tạp, vô hồn.

Lĩnh vực thanh nhạc, những tác phẩm mang có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao như hợp xướng, thanh xướng kịch, ca khúc nghệ thuật… đang vắng bóng trong đời sống âm nhạc nước nhà. Có thể có hai nguyên nhân chính để giải thích cho vấn đề này:

Mt là, do tác động của nhịp sống công nghiệp, nên công chúng nước ta hầu như đã cắt đứt mạch với thể loại này, hoặc không quen, hoặc cũng có thể chưa có trình độ hiểu biết về nó. Mặt khác, chúng ta chưa có những đường hướng vừa mang tính chiến lược, vừa mang tính lâu dài trong việc xây dựng một lớp công chúng có đủ khả năng thưởng thức thể loại thanh xướng kịch, hợp xướng, ca khúc nghệ thuật.

Hai là, phần nhiều các nhạc sĩ, hoặc do sự ràng buộc của cuộc sống thường ngày trong thời buổi kinh tế thị trường, hoặc nhiều người không đủ trình độ, khả năng để viết. Ngược lại nếu viết được tác phẩm cũng chẳng biết tìm đất diễn ở đâu.

Xin chú ý rằng, hợp xướng, thanh xướng kịch, ca khúc nghệ thuật là mảnh đất riêng có của những người hoạt động âm nhạc chuyên nghiệp. Nó không có chỗ cho các nhạc sĩ nghiệp dư, nhưng sự thật mảnh đất đó chỉ lưa thưa một vài cây ươm thử chứ chưa phải là một rặng cây hoặc rừng cây xanh tốt. Nói cách khác, để song hành chứ không muốn nói là thay thế ca khúc quần chúng, thì vẫn là một giấc mơ dài của giới nhạc sĩ và các cơ quan chức năng có liên quan, mà cụ thể ở đây là Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Chính những điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến sự điều tiết trong việc định hướng nghệ thuật cũng như định hướng cho công chúng nghe nhạc. Bởi thế, đây cũng được coi là một trong những nguyên nhân khá quan trọng làm cho các thể loại này vẫn chỉ dừng lại ở mức độ khiêm tốn, không gây được xáo động lớn, không áp đảo được sân khấu ca nhạc hiện nay. Cũng có thể coi đây là bài toán cần sự chỉnh lưu thật thông minh, sắc sảo và thật công tâm để có những lời giải hợp tình, hợp lý, phù hợp với bước đi của xã hội nói chung và sự phát triển của nền âm nhạc Việt Nam nói riêng trong giai đoạn hiện nay.

Những sáng tác ca khúc phổ thông là mảng nổi trội nhất trong bức tranh âm nhạc Việt Nam trong hơn mười năm qua, và hiện nay cũng vậy. Bức tranh cho thấy rõ những mặt tích cực và hạn chế trên nhiều lĩnh vực của âm nhạc nước nhà.

Mặt tích cực, nhìn vào ca khúc phổ thông ai cũng phải thừa nhận rằng lực lượng sáng tác ngày càng đông đảo, đua nhau nở rộ như hoa cỏ mùa xuân. Các tác giả trẻ luôn tỏ ra sự nhanh nhạy trong cách tiếp cận thị trường. Thực tế họ đã đáp ứng được phần nào nhu cầu thưởng thức của khán thính giả. Đã có không ít bài hát đọng lại trong tâm trí người nghe. Mạch lạc, ngắn gọn, hồn nhiên, tự nhiên là điều vô cùng cần thiết đầu tiên đối với lớp công chúng mới. Điều này phần nào lý giải được tại sao trên sân khấu ca nhạc, số lượng người đến thưởng thức lại đông đến thế, nhiều khi còn quá sức tưởng tượng. Cũng cần nhấn mạnh thêm rằng trước thời kỳ đổi mới, đặc biệt là giai đoạn của hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc, do nhu cầu phải chuyển tải một nội dung, một chân dung, một phong trào…, nên các ca khúc lúc đó thường có cấu trúc phức tạp, nhiều lời. Ca khúc ngày nay đã có sự biến đổi khác trước để phù hợp với nhu cầu thẩm mỹ của thời đại, đó là điều hoàn toàn hợp lý.

Tuy nhiên, trong bối cảnh giao lưu văn hóa mang tính toàn cầu, mảng ca khúc phổ thông cũng thể hiện không ít những bất cập. Tôi xin dẫn lời của một số nhạc sĩ trong các hội thảo khoa học khi nhìn về các chủ thể sáng tạo như sau:

“Nghe nhiều ca khúc hôm nay vẫn có cái tâm và cái tài, nhưng nó không gây được sự rung động. Lớp trẻ hiện nay đang bị thị trường cuốn hút, có vốn sống nhưng là vốn sống của kẻ chợ” (4) và mạnh dạn hơn trong lời nhận xét: “Dường như ta đã đứt mạch với cuộc sống đích thực của những người lao động chân chính, của những con người đang tiếp tục cống hiến, hy sinh cho sự giàu mạnh và bình yên của tổ quốc hôm nay. Dường như ta đã hành chính hóa quá trình lao động sáng tạo. Sáng tác đang là sự vẽ vời, bày biện những nốt nhạc trên trang giấy” (5). Thực tế thì không ít nhạc sĩ viết bài chỉ đề nhằm dự thi, để kiếm tìm giải thưởng hay cầu danh hoặc bán ra thị trường cầu lợi… đó là điều nhảm nhí. Và, khi nói về bản sắc văn hóa trong ca khúc thì phải “rung chuông gọi cho hồn vía ca khúc Việt Nam trở về” (6). Nếu coi đó là “quốc nạn” thì công dẹp loạn trước tiên phải thuộc về các nhạc sĩ (7).

Một cách nhìn khách quan để lý giải cho sự bùng phá và lệch chuẩn của ca khúc hiện nay là: “Chúng ta cần nhìn theo góc độ xã hội, đặc biệt là quy luật tâm lý, lứa tuổi. Lớp trẻ ngày nay có nhu cầu bứt phá, muốn thay đổi, ham muốn khác lạ. Họ quan niệm về thẩm mỹ, tình yêu và ngay cả âm nhạc, đó là chuyện bình thường. Nhất là công chúng phía Nam (mảnh đất của nhạc trẻ) cũng không thể phủ nhận một số ông bầu có tài chính lăng xê một số nhạc sĩ bắt chước âm nhạc Thái Lan, Hồng Công… gây tác hại tới thẩm mỹ của công chúng” (8).

Những năm gần đây, ca khúc phổ thông Việt Nam có hiện tượng “vỏ đỏ ruột xanh”, “hạt chắc thì ít hạt lép thì nhiều” đang diễn ra ngày một nhiều trên sân khấu ca nhạc. “Những ca khúc này thường là sản phẩm của một tư duy hời hợt, nông cạn. Tư duy và cảm xúc chưa thật chín muồi. Chúng được sáng tạo vội vàng và phần lớn đi theo lối mòn không nhân tố mới” (9)…

“Sao chép, khác nào mượn hồn vía của người khác, vốn là điều cấm kỵ trong sáng tạo nghệ thuật, nay lại có nguy cơ phổ biến, lây lan đến mức người mắc bệnh chẳng còn ngại ngùng xấu hổ nữa.

Đạo nhạc, nhạc chôm, nhạc nhái, ca khúc lai tạp, ca khúc đánh thuê nhạc tặc…

Đổi mới thay da đổi thịt bằng lột xác da vàng thành da trắng, da nâu. Tác giả của “những bài hát được xuất phát từ những bài hát của người khác” vẫn tự hào khoe: nhờ chăm đi “siêu thị” mới đánh cắp được nhiều hàng thế.

Sính ngoại tới độ tha về nhà các loại rác rưởi mà chẳng hay rác thải công nghiệp còn chưa độc hại bằng rác thải âm nhạc…” (10).

“Những chương trình ca nhạc gọi là “tình ca”, là những bài hát thương mại khá nhảm nhí, những bài hát “não tình”, góp phần làm xói mòn thẩm mỹ công chúng, làm mất đi giá trị văn hóa, nguy hại đến lớp thanh niên (11). “Có nhiều ca khúc hay lắm, rất đậm đà bản sắc dân tộc… nhưng… là dân tộc Hồng Công, Hàn Quốc…” (12). “Hiện nay nhiều người sáng tác tỏ ra e dè khi viết về nhạc truyền thống bởi vì họ thiếu kinh nghiệm thực tế. Có những người hòa âm phối khí rất giỏi, nhưng khi được hỏi về kiến thức âm nhạc, xã hội thì không biết. Vì thế, nên có bài hát viết về Trường Sơn của một nhạc sĩ trẻ giống như được mô tả từ một con đường cao tốc ở Mỹ, bởi chưa bao giờ được đến với Trường Sơn, thậm chí chỉ đi đến Vũng Tàu, khu dầu khí cũng không được đi…” (13).

Vẫn có những nghịch lý xảy ra: “Một ca khúc mang tiếng là coppy, lai căng lại được một tờ báo lớn của thành phố trao giải thưởng trong năm 2001, điều này tác động rất lớn đến động cơ sáng tác của họ, dẫn họ đến suy nghĩ rằng: viết nhạc bắt chước mau nổi tiếng hơn lại chẳng hại gì (mà còn ngược lại)” (14).

Đời sống âm nhạc Việt Nam luôn tồn tại những điều nghịch lý, những người chuyên môn, những người trí thức cho là nghệ thuật thì công chúng lại không thích, không hưởng ứng. Những nhận xét được trích dẫn ở trên, cũng chỉ là một kênh thông tin để chúng ta lưu ý trong cách nhìn nhận đánh giá ca khúc phổ thông Việt Nam trong những năm qua.

Vậy thì nguyên nhân đó từ đâu? Có rất nhiều cách để lý giải, nhưng có lẽ có hai nguyên nhân chính như sau:

Th nht: Chúng ta đang có cả một hệ thống chính trị, pháp lý, pháp quyền được hiển hiện cụ thể qua các cơ quan chuyên ngành như: Bộ VHTTDL, Cục nghệ thuật biểu diễn, Hội Nhạc sĩ Việt Nam, các hội văn nghệ trung ương và địa phương… thế thì tại sao những bài hát không đủ tiêu chuẩn (về chất lượng, nội dung, đạo nhạc…) vẫn được biểu diễn. Phải chăng đó là những sơ hở trong cách quản lý hay những non kém về trình độ chuyên môn. Vấn đề này, chúng tôi có phần đồng tình và cùng chia sẻ với nhà báo Nguyễn Lưu, khi ông cho rằng: Đối với Hội Nhạc sĩ lẽ ra phải được đặt ở vị trí xứng đáng trong đời sống âm nhạc dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, đặc biệt là ở thời kỳ đã “nhuốm màu kinh tế thị trường”. Lẽ ra phải làm được nhiều điều thì trái lại, trong tất cả các cuộc tranh luận có liên quan đến nghệ thuật, bản quyền… thì Hội Nhạc sĩ không thắng được. Hoặc, mặc dù trong tay có đủ khả năng tổ chức để đưa những sản phẩm đến với công chúng thì Hội Nhạc sĩ cũng không làm được. Mặt khác một số ca khúc được giải thưởng hàng năm của Hội lại ít tác dụng đến công chúng. Nói cách khác, sản phẩm của Hội Nhạc sĩ Việt Nam không có khả năng phủ sóng ở các môi trường mà tổ chức ấy xứng đáng là kiểu mẫu của các sáng tạo âm nhạc… Và, ông thẳng thắn rằng: một tổ chức nghề nghiệp có sự bảo trợ lại bị lép vế ngay với sứ mạng của mình thì là điều đáng lo ngại. Giải thích vì sao ca khúc ngày nay ít hấp dẫn những người có văn hóa mà nó vẫn tồn tại với sức mạnh khó thể cản bước, đó là sự lấn sân của các bầu xô và nhân cách của một số ca sĩ. Điều này cũng đồng nghĩa với sự buông lỏng của các cơ quan chức năng. Một mặt nữa phải nói đến là sự dễ dãi của một số cơ quan thông tin đại chúng. Mặt khác, chúng ta đang thiếu trầm trọng các nhà nghiên cứu, phê bình âm nhạc để định hướng cho công chúng…(15).

Th hai: Cũng do một số cơ chế lỏng lẻo và nhiều nguyên nhân khác, nên đã tạo điều kiện cho một số nhạc sĩ không được đào tạo tham gia định hướng cho hoạt động âm nhạc trên các kênh thông tin giải trí. Ngay bản thân những nhạc sĩ này chưa được trang bị vốn văn hóa cần thiết, nhưng cứ viết đại, nói đại để rồi tung sản phẩm và những định hướng ra ngoài xã hội. Và thực tế, dù lời nói có sáo mòn, dù tác phẩm có giống ai đi nữa, điều đó chẳng sao, cái đích của họ là đạt được sự nổi tiếng trước công chúng.

Nói tóm lại, bức tranh âm nhạc Việt Nam trong những năm gần đây thật đa màu nhiều sắc. Tuy nhiên trong tổng thể ấy, vẫn thiếu tác phẩm có được giá trị nghệ thuật và nội dung mang tầm thời đại. Một thời gian dài chúng ta chưa có một thiết chế văn hóa phù hợp, và thiếu một đường hướng cụ thể trong việc giáo dục giá trị đạo đức cho con người. Điều đó vô hình chung đã tạo điều kiện cho những mặt tiêu cực của tâm thức nông dân sống dậy trong thời buổi giao lưu văn hóa. Tiêu cực đó là: bình dân hóa một loại hình nghệ thuật, lẽ ra nó phải được nhìn nhận và tôn trọng như một loại hình có tính dẫn dắt tâm hồn, tinh thần con người; bóc ngắn cắn dài, thiếu tính tự tôn dân tộc; ít quan tâm đến nghĩa tình đạo lý, ứng xử thiếu tinh tế, chỉ thiên về lợi nhuận kinh tế, quyên đi những giá trị về văn hóa mà các thế hệ trước đã từng vun đắp…

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 BCHTƯ Đảng (khóa VIII) ban hành năm 1998, trong phần đánh giá thực trạng văn hóa nước nhà, đã nhận định: “Tệ sùng bái nước ngoài, coi thường những giá trị văn hóa dân tộc, chạy theo lối sống thực dụng, cá nhân vị kỷ… đang gây hại đến thuần phong mỹ tục của dân tộc. Không ít trường hợp vì đồng tiền và danh vị mà chà đạp lên tình nghĩa gia đình, quan hệ thày, trò, đồng chí, đồng nghiệp. Buôn lậu và tham nhũng phát triển. Ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác gia tăng. Nạn mê tín dị đoan khá phổ biến. Nhiều hủ tục cũ và mới lan tràn, nhất là trong việc cưới, việc tang, lễ hội…”. Từ nhận định trên, xét đến thời điểm hiện tại, nhìn sang lĩnh vực âm nhạc, mặc dù có nhiều mặt đã chuyển biến khá tích cực, nhưng cạnh đó vẫn còn những điểm hạn chế, thậm chí còn có xu hướng trầm trọng hơn. Đó cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng, góp phần làm cho âm nhạc Việt Nam 15 năm qua chưa có nhiều tác phẩm mang tầm thời đại.

_______________

1. Nguyễn Đình Phúc, Ước mơ v nhng ngày hi nhc không li, Tạp chí Âm nhc, số 1, năm 1995.

2. Điều tra xã hội học, tác giả thực hiện, năm 2009.

3. Trọng Bằng, Bài tng kết đc ti l trao gii thưởng âm nhc, sáng ngày 10-12-2004, tại 51 Trần Hưng Đạo, Hà Nội.

4, 5, 6. An Thuyên, Lạc quan lên đ rung hi chuông cho ca khúc Vit Nam hôm nay, kỷ yếu hội thảo khoa học Ca khúc với công cuc đi mi đt nước, Hội Nhạc sĩ Vit Nam – Viện Âm nhạc, Hà Nội, 2002, tr.13, 14, 15.

7, 10, 12, 14. Nguyễn Thị Minh Châu, Điểm hi t ca nhiu góc nhìn khác nhau, Tạp chí Âm nhạc và Thi đi, số quý 3-2002.

8. Phó Đức Phương, Lớp tr có nhu cu mun bt phá, báo Tiền phong ngày 20-8-2002.

9. Hoàng Hiệp, Ca khúc hiện nay cái được và cái chưa được, kỷ yếu hội thảo khoa học Ca khúc với công cuc đi mi đt nước, sđd, tr.52, 53.

11. Trần Tiến, ý kiến tại cuộc Hội thảo Những vn đ sáng tác và biu din hin nay, Hà Nội, tháng 10-2000.

13. Trần Minh Phi, Những tâm tư nguyn vng ca nhc sĩ tr trong ca khúc hin nay, kỷ yếu tội thảo khoa học Ca khúc với công cuc đi mi đt nước, sđd.

15. Nguyễn Lưu, ý kiến phát biểu tại hội thảo khoa học Ca khúc với công cuc đi mi, Hà Nội, tháng 4-2002.

Nguồn : Tạp chí VHNT số 354, tháng 12-2013

Tác giả : Nguyễn Đăng Nghị

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *