/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-priority:99;
mso-style-qformat:yes;
mso-style-parent:””;
mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt;
mso-para-margin-top:0cm;
mso-para-margin-right:0cm;
mso-para-margin-bottom:10.0pt;
mso-para-margin-left:0cm;
line-height:115%;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:11.0pt;
font-family:”Calibri”,”sans-serif”;
mso-ascii-font-family:Calibri;
mso-ascii-theme-font:minor-latin;
mso-hansi-font-family:Calibri;
mso-hansi-theme-font:minor-latin;}
Bếp đối với người Cơ tu không phải chỉ là nơi giữ lửa cho mỗi nhà mà là không gian sinh hoạt của cả gia đình; Không đơn thuần là nơi để nấu cơm, nấu nước mà bếp còn là nơi hội tụ của các thành viên trong gia đình, đôi khi là người ngoài và coi bếp như là một không gian ấm áp, gần gủi, gắn chặt với đời sống sinh hoạt rất riêng của đồng bào Cơ tu trên dãy Trường Sơn hoang dã.
Già làng Alăng Avel (85 tuổi), ở thôn Tà Làng, xã Bhalêê (Tây Giang – Quảng Nam) cho hay, trước đây, người Cơ tu còn dựng nhà dài, mỗi nhà có hàng chục bếp lửa cho con cháu anh em trong nhà cùng chung sống. Ngày nay, khi tách hộ ở riêng, người Cơ tu cũng cất bằng tranh tre nứa lá cho mình một nhà bếp riêng. Tuy nhiên, đối với người Cơ tu thì bếp mới là không gian sinh hoạt chính của đồng bào.
Bếp lửa của người Cơ tu vẫn cháy âm ỉ suốt ngày, đêm, không bao giờ tắt. Khi mà đêm bắt đầu buông xuống trên dãy Trường Sơn, cả gia đình quần tụ bên bếp lửa bập bùng. Khi thì được nghe các bậc cao niên kể về sử thi, huyền thoại của dân tộc mình. Khi là các amế, các phụ nữ Cơ tu ngồi quây quần nói chuyện học hành, sản xuất trong buôn làng. Khi thì cánh thanh niên vừa ca hát, vừa ăn bắp, khoai, sắn nướng thơm lừng.
Dưới mái lá cọ trên giàn bếp, người Cơ tu còn lắp hàng trăm đầu lâu các con thú rừng mà họ săn, bắt được để cầu mong Giàng luôn phù hộ cho gia đình họ săn bắt được nhiều thú rừng. Khi đan lát xong gùi, tà lét, rê, chuy, cà vông (cà lông)… người ta thường treo hoặc đặt trên giàn cho có màu cánh gián, làm bền, chắc và đẹp sản phẩm.
Đặc biệt, bếp đối với người Cơ tu còn là nơi lưu giữ thực phẩm để dành. Một xâu thịt rừng hoặc một xâu cá liên còn tươi sống, đem nướng, sau đó mới hun khói trên giàn bếp có vị thơm ngon đặc biệt để đãi khách quý đến thăm nhà.
Đến thăm các bản làng của người Cơ tu trong dịp Tết, du khách sẽ thấy trên bếp lửa lúc nào cũng có một cái trẹt được treo bằng 4 dây mây. Trong trẹt là thịt chuột, thịt sóc xông khói để dành ăn hoặc nấu các món đặc sản đãi khách quý đến thăm nhà.
Ở trong nhà gươl, bao giờ người ta cũng đặt một bếp lửa. Mùa đông, tối đến, những người đàn ông trong thôn lại tìm đến Gươl vừa xem tivi, vừa cùng nhau lai rai rượu cần cùng các những sản vật nướng của rừng, nói cười rôm rã.
Bếp lửa gắn liền với đời sống của người Cơ tu như cá với nước. Không có bếp lửa là không có người Cơ tu sinh sống và ngược lại, cho nên, ngày nay, người Cơ tu xây dựng nhà bếp văn minh, hiện đại hơn, nhưng những tập tục chung quanh bếp lửa vẫn giữ y như cũ.
Nguồn : Tạp chí VHNT số 325, tháng 7-2011
Tác giả : Khánh Loan
Bài viết cùng chủ đề:
Nghệ nhân Nguyễn Đức Bằng thổi hồn vào lá bồ đề mạ vàng
Vai trò của thư viện trong các cơ quan quản lý nhà nước
Nhận thức và giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở nước ta hiện nay