TẾT ĐOAN NGỌ

/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-priority:99;
mso-style-qformat:yes;
mso-style-parent:””;
mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt;
mso-para-margin-top:0cm;
mso-para-margin-right:0cm;
mso-para-margin-bottom:10.0pt;
mso-para-margin-left:0cm;
line-height:115%;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:11.0pt;
font-family:”Calibri”,”sans-serif”;
mso-ascii-font-family:Calibri;
mso-ascii-theme-font:minor-latin;
mso-hansi-font-family:Calibri;
mso-hansi-theme-font:minor-latin;}


Vào ngày 5-5 âm lịch, khắp nơi trên đất nước, mọi người đều tổ chức ăn tết Đoan Ngọ. Tục này, có người cho là được xuất phát từ đời Xuân Thu.
Sở dĩ tết này gọi là tết Đoan Ngọ, chính vì tháng 5 là vào mùa hè trời nắng to, khí dương đang thịnh như mặt trời vào lúc giữa trưa. Theo quan niệm Đông phương thì phương nam là chính ngọ, mà ngọ là ngôi dương cho nên tết này gọi là tết Đoan Dương. Trung Quốc gọi tết Đoan Ngọ là tết Trùng Ngũ, mùng 5-5.
Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam còn gọi là ngày giết sâu bọ, ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt các loài gây hại cho cây trồng, trong đó nhiều loài sâu có thể ăn được và chúng được coi như là chất bổ dưỡng. Người ta tin rằng khi ăn món ăn đầu tiên trong ngày này thì sâu bọ, giun sán trong người sẽ chết hết. Truyền thuyết về lịch sử ngày mồng 5-5 là một ngày truyền thống tại Trung Quốc cũng như một số nước Đông Á như Triều Tiên, Việt Nam. Tết Đoan Ngọ tồn tại từ lâu trong văn hóa dân gian phương Đông và có ảnh hưởng đến sinh hoạt văn hóa ở Việt Nam.
Ngày xưa, ban đầu, ngày Đoan Ngọ chỉ là ngày dân chúng cúng lễ để đánh dấu một thời điểm mới, mừng sự trong sáng, quan đãng. Về sau để thêm ý nghĩa, người ta lấy ngày đó làm ngày kỷ niệm Khuất Nguyên và các thày thuốc cũng nhân ngày đó để kỷ niệm hai chàng Nguyễn Triệu và Lưu Thần vào núi Thiên Thai hái thuốc.
Theo như truyền thuyết Trung Quốc vào cuối thời Chiến Quốc, có một vị đại thần nước Sở tên Khuất Nguyên. Ông là vị trung thần, làm chức Tả Đồ dưới triều vua Sở Hoài Vương và còn là nhà văn hóa, tác giả hai bài thơ Ly tao Sở từ nổi tiếng trong văn hóa cổ Trung Hoa, thể hiện tâm trạng vì đất nước suy vong với họa mất nước. Do can ngăn vua Hoài Vương không được lại bị gian thần hãm hại, ông đã uất ức gieo minh xuống sông Mịch La tự vẫn ngày 5-5. Thương tiếc người trung nghĩa, mỗi năm đến ngày đó, người dân Trung Quốc xưa lại làm bánh, cuốn chỉ ngũ sắc bên ngoài, rồi bơi thuyền ra giữa sông, ném bánh, bỏ gạo vào ống tre rồi thả xuống sông cúng Khuất Nguyên.
Ngoài ra, có truyền thuyết khác về nguồn gốc của ngày tết Đoan Ngọ, cho rằng tục tết Đoan Ngọ là bắt nguồn từ Hạ Trí trong thời cổ, có người thì cho rằng đây là sự tôn sùng vật tổ của người dân vùng sông Trường Giang.
Ở Việt Nam, ít người biết truyền thuyết Khuất Nguyên mà chỉ coi ngày mùng 5-5 là tết giết sâu bọ. Thành lệ, cứ đến sáng sớm ngày 5-5, người ta cho trẻ ăn hoa quả, rượu nếp, trứng luộc, bánh đa…, bôi hồng hoàng vào thóp đầu, ngực, rốn để giết sâu bọ. Người lớn thì uống rượu hòa ít tam thần đơn hoặc bôi phẩm hồng vào thóp đầu, ngực, rốn để trừ trùng.
Giữa trưa, mọi người làm lễ cúng gia tiên, rồi đi hái lá mồng 5. Tục hái thuốc mồng 5 cũng bắt đầu từ giờ ngọ, đó là giờ có dương khí tốt nhất, cây cỏ thu hái được trong giờ đó có tác dụng chữa bệnh tốt, nhất là các chứng ngoại cảm, âm hư. Người ta hái bất kỳ loại lá gì có sẵn trong vườn, miễn sao đủ trăm loại đem về ủ rồi phơi khô, để sau đem nấu uống, cho rằng uống thế thì lành.
Trong những tục lễ ngày tết Đoan Ngọ, người ta chú ý nhất là tục lễ siêu, một tục lễ mang đầy tính nhân văn giữa người với người, con cháu với ông bà, cha mẹ, người bệnh với thày thuốc, học trò với thày giáo. Lễ siêu trong dịp này bao giờ cũng có đậu xanh mới hái vào tháng 4, gạo nếp của vụ chiêm. Ngoài ra tháng 5 cũng là mùa ngỗng và mùa chim ngói, cùng với gạo nếp, đậu xanh bao giờ cũng có một đôi ngỗng và một, hai chục chim ngói. Kèm thêm là cân đường cát, trái dưa hấu, toàn những sản phẩm trong mùa.
           Dẫu qua bao biến đổi về thời cuộc, song tết Đoan Ngọ vẫn tồn tại trong lòng người dân Việt Nam như một phong tục đẹp, với ý nghĩa thiêng liêng về đạo lý làm người.

Nguồn : Tạp chí VHNT số 324, tháng 6-2011

Tác giả : Hiền Vi

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *