/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-priority:99;
mso-style-qformat:yes;
mso-style-parent:””;
mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt;
mso-para-margin-top:0cm;
mso-para-margin-right:0cm;
mso-para-margin-bottom:10.0pt;
mso-para-margin-left:0cm;
line-height:115%;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:11.0pt;
font-family:”Calibri”,”sans-serif”;
mso-ascii-font-family:Calibri;
mso-ascii-theme-font:minor-latin;
mso-hansi-font-family:Calibri;
mso-hansi-theme-font:minor-latin;}
Ở Việt Nam, mèo khá phong phú về chủng loại Mèo rừng Việt Nam gồm 4 loài. Phổ biến nhất là mèo rừng thường, sống khắp vùng rừng núi và trung du, thân dài 40-60cm, nặng 3-5kg, lông vàng trắng điểm những vệt và đốm đen nâu. Ba loài kia quý hiếm hơn nhiều, đều có tên trong sách đỏ: mèo ri (hay mèo núi, mèo rừng á), mèo gấm và mèo cá (hay mèo đuôi ngắn).
Mèo nhà Việt Nam có 3 loài cơ bản. Nhỏ nhất và được nuôi dưỡng nhiều nhất là mèo mướp, nặng 2,2-2,5kg, lông xám hoặc vàng xám với vằn nhạt. Mèo vàng cỡ trung bình (3-4kg), lông vàng hoặc nhị thể trắng vàng. Mèo Xiêm lớn hơn (cỡ 3,5-5,5kg), lông nâu nhạt, phớt xám tro hoặc lang trắng đen. Mèo đen, tam thể, tứ thể… là dạng lai của 3 loài trên.
Con mèo là đối tượng vừa đặc biệt, vừa phổ biến trong cuộc sống vật chất và tinh thần của người Việt Nam. Nhân dân ta biết nuôi mèo từ rất sớm và sử dụng nó vào nhiều mục đích khác nhau. Tên gọi các bộ phận cơ thể mèo được gắn liền với những sự vật, hiện tượng tương tự (đá tai mèo, cây đuôi mèo,…). Tập tính của mèo cũng được dùng để thể hiện những sinh hoạt đặc thù của người (ngủ mèo, tắm mèo, trò mèo…).
Hình ảnh con mèo đi sâu vào nền văn hóa dân gian nước ta với những hình thức phong phú và đặc sắc. Có đến gần 2.000 câu ngạn ngữ, phương ngữ, thành ngữ, tục ngữ, ca dao, dân ca liên quan tới mèo. Mèo là đề tài trung tâm của hàng trăm truyện cổ tích, ngụ ngôn, huyền thoại, giai thoại. Mèo còn gợi nguồn cảm hứng độc đáo cho nhiều thi sĩ và nhà văn hài hước. Mèo cũng là đối tượng nghệ thuật hấp dẫn thể hiện trên các vật dụng sinh hoạt thường ngày, nhà cửa, nơi thờ tự… Hội họa dân gian Việt Nam, cũng dành cho đề tài mèo sự ưu ái. Mèo còn nhập hệ lịch can chi 12 con vật, là biểu tượng chi Mão với những ý nghĩa triết lý nhân văn sâu sắc. Tháng con mèo là tháng hai, chính giữa xuân, cây cối tươi tốt nhất, con người cũng dồi dào sinh lực nhất và tương quan trời đất đạt đến độ hài hòa tối đa.
Nguồn : Tạp chí VHNT số 320, tháng 2-2011
Tác giả : Bảo Hoàn
Bài viết cùng chủ đề:
Nghệ nhân Nguyễn Đức Bằng thổi hồn vào lá bồ đề mạ vàng
Vai trò của thư viện trong các cơ quan quản lý nhà nước
Nhận thức và giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở nước ta hiện nay