TRANH TẾT DÂN GIAN

/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-priority:99;
mso-style-qformat:yes;
mso-style-parent:””;
mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt;
mso-para-margin-top:0cm;
mso-para-margin-right:0cm;
mso-para-margin-bottom:10.0pt;
mso-para-margin-left:0cm;
line-height:115%;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:11.0pt;
font-family:”Calibri”,”sans-serif”;
mso-ascii-font-family:Calibri;
mso-ascii-theme-font:minor-latin;
mso-hansi-font-family:Calibri;
mso-hansi-theme-font:minor-latin;}


Tranh tết là một loại hình nghệ thuật được sản sinh, nuôi dưỡng từ nền văn hóa dân gian Việt Nam. Ở kinh thành Thăng Long, từ cung điện nhà vua cho đến nhà dân, ngoài cửa đều dán tranh gà, thần trấn nôm (canh cửa) trừ tà cầu may. Tranh tết phát triển ở nhiều nơi, nhưng mỗi vùng có một phong cách riêng. Tranh tết được treo trên đất Thăng Long (Hà Nội) thường là tranh Hàng Trống. Phố này trước đây có tiếng về các nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống như làm các loại trống, hòm tráng sơn ta, quạt nón, cờ phướn võng lọng, đồ thêu xiêm áo… Riêng tranh tết thường tập trung bán vào dịp cuối năm. Nơi đây có nhiều thợ vẽ, thợ khắc tài hoa từ các nơi đến đất Thăng Long làm thuê cho các xưởng in, vẽ tranh. Còn ở các vùng quê thì tranh tết thường là loại tranh Đông Hồ, được sản xuất và phát hành vào những tháng cuối năm phục vụ tết nguyên đán, nên người ta còn gọi là tranh tết làng Hồ. Đó là một loại tranh khắc gỗ mang bản sắc dân tộc độc đáo, từ các khâu vẽ mẫu, khắc in, kỹ thuật in, chế màu và dùng màu đều khác với các loại tranh khác. Trong không khí nô nức tưng bừng đón xuân mới, trong mỗi gia đình người dân Việt Nam không quên treo những bức tranh tết trên những vách tường đất đơn sơ bên bàn thờ gia tiên với mâm ngũ quả để thắp nén hương tưởng nhớ, cầu ông bà, gia tiên phù hộ cho một năm mới mạnh khỏe, làm ăn phát đạt. Đó là một nét văn hóa tết độc đáo của người Việt. Tranh treo trong ngày tết có rất nhiều loại. Tranh thờ cúng thần bảo hộ, thờ các ông thày dạy dỗ mở mang, trau dồi đạo đức, học vấn cho bản thân và các con cháu… Tranh ông công ông táo thờ thần bảo hộ đất đai cho gia chủ, không cho ma quỷ xâm phạm, và thờ các vị vua bếp hai ông một bà theo truyền thuyết dân gian, là những người chứng kiến công việc làm ăn, họa phúc của từng gia đình, phù hộ cho gia chủ thịnh vượng, phát đạt, đông con nhiều cháu. Ở ngoài cổng nhà hoặc hai bên cánh cửa, người ta thường treo các loại tranh thần tướng trấn môn, tử vi trấn tranh, huyền đầu trấn môn, lưỡng nghi sinh tứ tượng được vẽ theo âm dương ngũ hành, biểu tượng cho sự giao hòa của vũ trụ, mang lại đời sống hạnh phúc cho mọi nhà. Còn với ý nghĩa chúc phúc trong ngày tết người Việt thường treo các loại tranh tứ quý, tượng trưng cho vẻ đẹp bốn mùa , chúc cho các chu kỳ của đời người từ trẻ, trung niên, già lão hoặc cũng có thể là các thế hệ trong một gia đình… Bên cạnh vẻ đẹp các loại hoa của bốn mùa, loại tranh tứ bình như tùng, cúc, trúc, mai, với dáng vẻ của từng loại cây, cũng thường được treo trong dịp tết. Ngoài việc treo tranh trong ngày tết, người nghệ nhân xưa còn viết thơ, cho chữ, viết câu đối đỏ trang trí trong nhà, đồng thời mang ý nghĩa chúc tết như: Phúc như Đông Hải; Thọ tỷ Nam Sơn; Bình an như ý; Phúc lộc song toàn…
Và thường dùng hai chữ đại tự phúc và thọ để chúc phúc cho gia đình được hưởng phúc đức và cuộc sống khỏe mạnh dài lâu.
         Ngày nay thú treo tranh ngày tết đã gần như không còn, hoặc chỉ còn lại ở một số vùng nông thôn cũ. Ở các thành phố hay khu đô thị hóa, việc treo tranh hay trang trí trong ngày tết đã có nhiều thay đổi, thường hay treo tranh, ảnh nước ngoài, hoặc tranh vẽ hiện đại mang tính chất trang trí mà mất dần đi những nét văn hóa tết độc đáo của người Việt xưa.

Nguồn : Tạp chí VHNT số 320, tháng 2-2011

Tác giả : Hoàng Duy

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *