NGHỆ THUẬT BÍCH HỌA ĐÔN HOÀNG

/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-priority:99;
mso-style-qformat:yes;
mso-style-parent:””;
mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt;
mso-para-margin-top:0cm;
mso-para-margin-right:0cm;
mso-para-margin-bottom:10.0pt;
mso-para-margin-left:0cm;
line-height:115%;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:11.0pt;
font-family:”Calibri”,”sans-serif”;
mso-ascii-font-family:Calibri;
mso-ascii-theme-font:minor-latin;
mso-hansi-font-family:Calibri;
mso-hansi-theme-font:minor-latin;}


Cách thành phố Đôn Hoàng, tỉnh Cam Túc 25km về phía đông nam có một cồn đất xanh hình chiếc lá, đó là một kho báu nghệ thuật có lịch sử lâu đời: hang Mạc Can Đôn Hoàng. Năm 1987, tổ chức UNESCO đã liệt hang Mạc Can Đôn Hoàng vào danh mục di sản văn hóa thế giới cùng với Trường Thành, Cố Cung, Tượng binh mã ở lăng mộ Tần Thủy Hoàng…
Hang Mạc Can, được xây dựng vào thời Tiên Tần, đạt đến cực thịnh vào thời Đường, là một trong những hang đá được khai thác sớm nhất, thời gian kéo dài nhất, quy mô nhất, nội dung phong phú nhất là khu chùa hang động xuất hiện sớm và cũng tiêu biểu nhất. Hơn nữa, đây còn là nơi tổng hợp, hội tụ nhiều loại hình nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc đá, điêu khắc tô màu, trang trí hoa văn, đặc biệt là nghệ thuật bích họa Phật giáo độc đáo. Do đó, mặc dù niên đại và quy mô khác nhau song khi nhắc đến khu hang động Đôn Hoàng ở Trung Quốc, người ta thường liên tưởng đên khu chùa hang động ATgiangta ở Ấn Độ với những phù điêu bích họa Phật giáo ra đời 200 năm trước CN.
Hang Mạc Can có chiều dài 1600m trong đó cất giữ hơn 50.000 bản văn thư, có bích họa của 10 triều đại…, chiếm hơn 45000m2. Kiến trúc kết cấu gỗ, cột đá hoa sen và gạch lát nền hàng nghìn tấm. Nếu nối liền tất cả các bích họa trong hang lại, có thể tạo thành một hành lang tranh cực lớn, dài tới 25km.
Người đầu tiên khai thác hang Mạc Can Đôn Hoàng là hòa thượng Lạc Tôn. Để có thể vẽ tranh trên vách đá, các nhà sư phải trát bùn trộn cỏ rơm vào bốn bên và trên đỉnh hang…, quét vôi trắng làm nền, rồi mới vẽ tranh lên trên, sau khi vẽ xong thì mới tô màu. Bức bích họa lớn nhất cao hơn 40m, rộng hơn 30m.
Tranh bích họa Đôn Hoàng phần lớn biểu hiện nội dung Phật giáo như chuyện kinh, nguồn gốc, quá trình truyền đạo, người cúng bái và các câu chuyện nhân duyên… Từ nội dung phong phú của bích họa Đôn Hoàng, chúng ta có thể thấy được tượng phật, quỷ thần, động vật, tranh sơn thủy, tranh kiến trúc và những hình vẽ trang trí…, trở thành một kho báu rực rỡ nhất của nghệ thuật Phật giáo. Những bức tranh trải qua những giai đoạn lịch sử lâu dài, hiển hiện cho chúng ta thấy dáng dấp, phong cách của từng thời đại khác nhau, từ việc mô phỏng mặt mũi đến ăn mặc, trang điểm. Nó không những tỏ rõ sự phát triển của nghệ thuật mà còn ẩn chứa những tư liệu hình tượng vô cùng phong phú về lịch sử, phong tục, tình cảm, thần thoại, kiến trúc…
Kéo dài gần 10 thế kỷ, bích họa Đôn Hoàng phản ánh rõ nét tiến trình du nhập, hấp thụ, giao thoa và sáng tạo bản sắc dân tộc trong nghệ thuật Phật giáo Trung Hoa cổ đại. Người Trung Quốc rất tự hào về tinh hoa nghệ thuật Đôn Hoàng, xem đây như một bảo tàng nghệ thuật quý báu, một pho sử nghệ thuật Phật giáo của Trung Hoa, phương Đông và thế giới. Tuy trải qua nhiều triều đại, bích họa Đôn Hoàng vẫn không bị che lấp, màu sắc rực rỡ như còn tươi mới.
       Đến nay, người Trung Quốc vẫn tiếp tục kế thừa, nâng cao và ứng dụng những tinh hoa ưu mỹ của nghệ thuật trang trí Đôn Hoàng vào nghệ thuật trang trí hàng thủ công mỹ nghệ hiện đại và nhũng lĩnh vực trang trí khác.

Nguồn : Tạp chí VHNT số 321, tháng 3-2011

Tác giả : Hoàng Duy

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *