RỒNG – MỘT SÁNG TẠO KỲ VĨ CỦA NHÂN LOẠI

/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-priority:99;
mso-style-qformat:yes;
mso-style-parent:””;
mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt;
mso-para-margin-top:0cm;
mso-para-margin-right:0cm;
mso-para-margin-bottom:10.0pt;
mso-para-margin-left:0cm;
line-height:115%;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:11.0pt;
font-family:”Calibri”,”sans-serif”;
mso-ascii-font-family:Calibri;
mso-ascii-theme-font:minor-latin;
mso-hansi-font-family:Calibri;
mso-hansi-theme-font:minor-latin;
mso-bidi-font-family:”Times New Roman”;}


Có lẽ đối với không ít chúng ta, rồng và vũ trụ của rồng bỗng dưng hiện ra với nhiều bất ngờ đến không tin nổi. Vũ trụ ấy mênh mông tới bất tận. Bất tận về nhiều mặt, tư tưởng, xã hội, văn hóa và khoa học. Cho đến nay, sinh vật học chưa tìm thấy dấu vết hữu cơ nào chứng tỏ rồng là một loài tồn tại trong thực tế. Rồng thuần túy là một sinh vật ảo, nhưng bao đời nay, nó nghiễm nhiên được cảm nhận như một sinh vật có thật, một sáng tạo tập thể kỳ vĩ và thâm trầm bậc nhất trong lịch sử nhân loại.

Một khoa học không chính thức, nhưng hấp dẫn lạ thường

Khoa rồng học chưa bao giờ được tuyên bố là một môn khoa học và được giảng dạy trong nhà trường. Song với khoa ấy, rồng được nghiên cứu không khác một loài động vật thực thụ. Từ hình thái học, giải phẫu học, tới lý thuyết thuần hóa, nguồn gốc, môi trường sống, địa chỉ quan sát… Nó cũng được phát hiện dưới góc độ cảm xúc và suy ngẫm muôn mặt của con người, trải qua nhiều thời đại và biến cố, giống như trong một khoa học xã hội. Rồng học được tiến hành từ lâu, và được đề cập ít nhất cũng từ giữa TK XX. Nó tiên quan mật thiết với thần thoại học, sinh vật học, tâm lý học, khoa học huyền bí và thần học. Nổi bật trong rồng học là hệ thống biểu tượng của rồng, những biểu tượng gắn bó với các khuynh hướng tôn giáo, tư tưởng và tinh thần đa dạng qua mọi thời đại và ở hầu khắp các quốc gia. Xin lưu ý, rồng học tồn tại chủ yếu trong văn chương nghệ thuật, chẳng hạn trong văn học thiếu nhi, văn học kỳ ảo và văn học kinh dị. Nó hiện diện đồng thời trong phim ảnh và trên internet. Nó cũng đến với công chúng qua các cuộc gặp gỡ văn học hay văn hóa, các hội thảo hay thuyết trình khoa học.
Hình ảnh rồng như một vật thể sống từng xuất hiện trong nhiều sách về động vật thời Trung cổ và sách khoa học nghiêm chỉnh thời Phục hưng. Một phim tài liệu thời Đại chiến II từng ghi lại chuyện một bảo tàng rồng (rồng tưởng tượng) ở Reims, Cộng hòa Pháp, bị thiêu hủy. Bảo tàng ấy thu hút chú ý của nhiều nhà nhân loại học, cổ sinh vật học, sử học, động vật học, vào thời gian mà sự tồn tại sinh học của rồng bị nghi vấn gay gắt hơn bất cứ thời nào. Có điều thuật ngữ rồng học chưa được nêu lên. Năm 1958, tác giả Nga Ian Slovikom dùng nó lần đầu tiên trong tập Chuyên luận tâm lý về rồng, thực chất là một tập châm ngôn, mở đầu cho nền rồng học Nga, với nhiều tác phẩm khác về rồng. Nền rồng học này được đại chúng hóa nhanh chóng. Một hiện tượng của nó là cuốn sách trò chơi tô màu dành cho trẻ nhỏ. Ra mắt ở Nga năm 2008, nó được dịch ra 32 thứ tiếng, đạt tổng cộng 5,7 triệu bản. Việc bành trướng của nền rồng học Nga có thể được kích thích thêm từ bộ phim Công viên khủng long của đạo diễn Mỹ Steven Spielberg, xuất xưởng năm 1993, năm rồng. Bộ phim khởi động mốt rồng học trên toàn thế giới. Cơn sốt Rồng học chưa từng thấy về quy mô và độ sôi nổi thực sự bắt đầu với bộ truyện và loạt phim về Harry Potter từ cuối những năm 1990. Câu lạc bộ rồng học mọc ra như nấm, thành viên đa số là trẻ vị thành niên, tuổi trung bình 17. Các vấn đề được đưa ra thảo luận, dĩ nhiên xung quanh rồng, có tính vui chơi là chính, hoặc được lấy từ sách vở, lấy của người trưởng thành, hay do mình nghiền ngẫm. Truyền thuyết và huyền thoại về rồng được bàn tán nhiều hơn cả. Không ít trẻ vị thành niên đi vào những vấn đề tưởng chỉ dành cho người lớn. Ví như, sự thêu dệt cực kỳ phong phú về rồng xuất phát từ đâu? Một số nhà khoa học cho đó là một lực địa cực. Dân gian vẽ nên hình ảnh rồng vô cùng đa dạng, suy cho cùng, đều căn cứ vào đời thực, với kim chỉ nam, mà họ không hay, là nhân chủng học, khí hậu học và vật lý địa học. Giả thuyết vừa nêu đang hướng một đôi đầu óc quá mê rồng vào việc tìm tòi cho được bằng chứng rằng rồng là một loài động vật có thực. Với họ, bộ phim ba tập Chúa tể của những chiếc nhẫn là lửa đổ thêm dầu.
 

Rồng phương Đông, khát vọng chính đáng tuyệt kỳ và …tham vọng xem chừng ảo tưởng

Rồng là một bộ phận đời sống tinh thần của hầu hết các dân tộc. Xét chi tiết, hình thể của nó không hoàn toàn giống nhau ở mỗi cộng đồng. Tuy nhiên, về đại thể, tất cả các con rồng đều gần gũi với loài bò sát, gắn bó với đất nhưng đất không cột chặt được chúng. Chúng đều bay lên được, tự do và sáng tạo, thỏa thích và kiêu hùng. Đây mới là bản chất của rồng, bộc lộ chí lý và đầy khích lệ ở rồng phương Đông, một trong hai loài rồng của nhân loại, theo phân chia của các học giả. Rồng Trung Hoa, đại diện cho rồng phương Đông, phát biểu hút hồn cho ý tưởng có vẻ trời ơi đất hỡi. Thể xác rồng Trung Hoa hình thành trọn vẹn qua nhiều biến thái trong 3.000 năm ròng rã. Sau 1.000 năm, trứng rồng mới nở thành rắn nước. Đầu rắn biến thành đầu cá chép, sau 500 năm nữa. Con vật phải qua một thử thách trí mạng, tức vượt được một thác nước chí tử, mới hóa thành rồng. Hiển nhiên, đây là rồng trẻ con. Nửa thế kỷ tiếp theo, rồng phải chịu khó học hỏi và rèn luyện mới được trang bị đầy đủ nào chân, nào vảy, nào mào, nào móng… Nhất là một viên ngọc trong họng hay dưới cằm, đồng nghĩa với quyền có kiến thức, giàu sang, khôn ngoan và hạnh phúc tròn đầy. Rồng choai đây cần một thiên niên kỷ nữa để trưởng thành như ý nguyện. Đáng lạ, đến đấy rồi, rồng phải chờ tiếp năm thế kỷ mới cảm nhận được âm thanh.
Rồng Trung Hoa thường ở các thảm nước rộng và chuyển động mạnh, ở đáy đại dương, và dù không có cánh như rồng phương Tây, vẫn bay lượn trên trời. Một chi tiết đang chờ giải mã: nhờ sự phù tá siêu đẳng của rồng có cánh, vua Trụ xa xưa mới lập được đế chế hùng mạnh. Rồng kết tụ những tín ngưỡng của nhân loại, chẳng hạn số 9 là vận may. Nó thường được nhắc đến với 9 phẩm chất. Nó có 117 cái vảy, gồm 36 vảy cái và 81 vảy đực. Sức mạnh và vẻ quyến rũ vượt trội của nó có được là nhờ 9 loài vật, trong đó có rắn, bò, hươu, nai, đại bàng, phú cho những cái hay nhất của chúng. Tường biệt thự của ông hoàng bà chúa thường được trang trí bằng hình vẽ 9 con rồng. Rồng được nông dân coi như linh hồn của công việc đồng áng. Mỗi công đoạn nghề nông đều được một con rồng bảo hộ. Khạc ra lửa như rồng phương Tây, rồng Trung Hoa tượng trưng cho sự bất tử, đức gan dạ, ý chí quyết thắng, trí tuệ hơn người… và quyền bá chủ thiên hạ. Tương truyền, rồng Trung Hoa góp công lớn vào công các cuộc thâu tóm quyền lực của vua hay hoàng đế. Từ đó, các vị này đồng hóa rồng với trời và đều hay tự xưng là con rồng. Rồng tượng trưng cho chân lý, hiền minh, quyền lực. Viên ngọc rồng là sự uyên thâm, biết điều và công tâm siêu hạng của bậc đứng đầu nhà nước. Duy chỉ lễ phục của vua được thêu những hình rồng 5 vuốt, còn các đại thần và công hầu, 4 hay 3 vuốt thôi. Rồng thiêng đến độ, khi không khuất phục được một người nổi loạn bằng vũ lực, triều đình dâng cho người ấy một bộ lễ phục 5 vuốt để dụ quy hàng. Đã có thời, ngoài hoàng tộc, ai không được phép mà mặc áo thêu rồng sẽ bị xử tử. Cuối đời Thanh, rồng đã được đưa lên quốc kỳ Trung Quốc.
Như ở nhiều nước, Trung Quốc cũng truyền tụng một truyền thuyết về nạn đại hồng thủy. Thủ phạm là một con rồng đen. Nó húc đổ một trong bốn trục chống trời. Trời thủng và nước đổ xuống, gây thảm họa cho trái đất. Giờ đây, một vài chuyên gia văn hóa nhấn mạnh sự trăn trở có tính thời sự của quảng đại dân thường được gửi gắm qua chuyện Nữ Oa vá trời.
 

Rồng phương Tây, chiêm nghiệm muôn hình ngàn vẻ của các cộng dồng lớn nhỏ

Rồng xuất hiện trên thế giới từ bao giờ vẫn là câu hỏi còn bỏ ngỏ. Chỉ biết, năm 1980, các nhà khảo cổ học Trung Quốc phát hiện lần đầu tiên dấu vết của rồng trong một ngôi mộ ở tỉnh Hồ Nam. Con rồng ấy được làm bằng vỏ sò, hình dạng vẫn nguyên vẹn, bên cạnh người chết. Nó tồn tại cách chúng ta đã 6 thế kỷ. Giới chuyên nghiên cứu về rồng cho hay rằng tên rồng (dragon, tiếng Pháp và tiếng Anh, dùng phổ biến hiện nay) xuất phát từ một động từ Hy Lạp cổ, nghĩa là nhìn thấu đêm tối trời. Đó là cái nhìn phải có của một người canh gác, thời tối cổ. Khác gì con người, rồng cũng mỗi nơi mỗi thời một tính. Đối với người Trung Quốc, rồng là biểu tượng của sức sống và sức mạnh. Dân Indonesia coi rồng là người bảo vệ dân lành. Ở châu Âu thời Trung cổ, rồng chuyên làm hại và luôn bị truy diệt. Sứ mệnh của rồng là canh giữ các kho tàng, như nguồn nước, kho lúa, đền đài…, của đất. Rồng gác kho này có mặt trong hầu hết nền văn học dân gian Lục địa già bấy giờ. Nhiều nhân vật thần thoại Hy Lạp như Python, Ladon…, thường được xem như rồng, được hiểu là hiện thân của những sức mạnh thiên nhiên cuối cùng mà con người chưa chế ngự được. Hẳn khát vọng chế ngự âm ỷ khắp châu lục gợi hứng cho truyền thuyết về sự ra đời của thành phố Thèbes nổi tiếng. Số là anh hùng huyền thoại Hy Lạp Cadmos, nghe lời khuyên của nữ thần Athéna, đã giết chết một con rồng, rồi gieo răng của nó xuống đất. Răng rồng mọc lên thành quý tộc. Mấy vị quý tộc ấy giúp Cadmos dựng nên thành phố Thèbes, tại đó Cadmos được bầu làm chúa tể. Và một nền văn minh mới ra đời. Với người La Mã cổ, viên đá quý trong đầu rồng hàm chứa một sức mạnh vô biên. Họ phải dùng chất như ma túy, làm cho nó ngủ rồi chặt đầu nó.
Một thần thoại của người Celte, dân tộc hiện đã hòa tan vào các dân tộc châu Âu khác, kể chuyện hai con rồng đấu nhau vì một kho báu của đất. Con đỏ giữ kho. Con trắng muốn chiếm đoạt. Chưa phân thắng bại, hai con đã lăn ra chết vì xơi quá nhiều mật ong. Chúng được chôn chung ở một hòn đảo thuộc nước Anh. Một cuộc xâm lược mới chưa xảy ra nếu chúng chưa bị phát hiện. Rồng đỏ hiện nay “chễm chệ” trên lá cở của xứ Galles. Các thành viên của đội bóng bầu dục của xứ cũng mang biệt hiệu rồng đỏ kèm theo số áo. Hình ảnh con rồng gác cửa và bảo vệ thân thương với nhiều dân tộc tới mức, ví như chữ dragon (rồng) được gắn vào tên một dòng quý tộc danh giá của xứ Bretagne của Pháp: Pendragon, nghĩa là đầu rồng. Và cờ hiệu hình rồng, vốn rất được trọng vọng thời hậu đế chế La Mã, được ghi nhận là một di sản văn hóa. Ngược lại, hình ảnh rồng cướp bóc các dân tộc khác được các thế lực gây chiến đón nhận và nâng niu suốt thời Trung cổ. Quân Saxon (một tộc người Phổ) và quân Viking (Bắc Âu) vẽ lên tàu thủy của họ những chiếc đầu rồng hung dữ. Quân Mông Cổ thì phất cờ hiệu in hình rồng ngạo nghễ và trịch thượng.
Thân hình rồng phương Tây không thuần nhất hoàn toàn. Nói chung, chúng có cánh, bốn chân. Song rồng xứ Catalogne, Tây Ban Nha chỉ hai chân như người. Rồng của các dân tộc slave (Trung và Đông Âu) cũng bốn chân, nhưng đi bằng hai chân sau, hai chân trước thoái hóa. Đặc biệt, rồng slave có nhiều đầu, phổ biến là 3 hay 7 chiếc. Cá biệt, 12 đầu. Đầu của chúng bị chặt dứt vẫn có thể mọc lại. Xét tổng quát, rồng là con đẻ của thời kỳ mà vũ trụ hỗn mang cực độ. Hao hao khủng long, nó thường sống trong các hang động, tức là hay ẩn mình. Được sùng bái ghê gớm, nhưng cũng bị thóa mạ khủng khiếp.
 

Rồng, kẻ thù không đội trời chung của Công giáo, nhưng là bạn nối khố của dân thường

Đạo Cơ đốc đã thành công trong việc đưa nỗi ghê sợ rồng vào đời sống, biến rồng thành biểu tượng của các tín ngưỡng thế tục, đối lập với mọi răn dạy của chúa trời. Dưới con mắt hận thù của đạo ấy, Rồng là hiện thân của sự dã man, của con vật tàn độc, của quỷ Satan và của tà đạo. Thế là các loại rồng bị các thánh thuần hóa, khuất phục hay sát hại. Cuộc tấn công ráo riết của đạo Cơ đốc đã khơi gợi cả một nền văn học nghệ thuật trải nhiều thời đại và chắc chắn không bao giờ dừng. Xin lưu ý, ngay từ khi nó sinh thành, rồng đã đi vào nghệ thuật. Đầu tiên là nghệ thuật tạo hình trên khắp hành tinh. Tranh vẽ, tranh khắc, tranh hội họa, phù điêu, chén đĩa, tượng, tiền kim loại, búp bê, công trình kiến trúc…, trong đó có hình tượng rồng, xuất hiện từ thời cổ đại. Tất cả miêu tả đủ loại rồng trong nhiều hoạt động và vận rủi, ghi lại nhìn nhận đối với nó của các tầng lớp xã hội qua nhiều ngàn năm. Ấn tượng trực diện hơn, lễ rước hình nộm khổng lồ thuật lại nhiều chuyện rồng bị quật ngã hay tiêu diệt. Lễ rước đặc sắc được khởi xướng ở Lục địa già từ thời Trung cổ, lan nhanh ra toàn cầu, kể cả những vùng xa vắng như quần đảo Caribê. Với những hình nộm người hoặc vật cao năm hay mười mét, gấp mấy lần người hay vật thật, Lễ rước thu hút đông đảo người tham gia, vẫn sôi động và không bị các loại hình giải trí hiện đại động chạm.
Không kém cạnh là trò chơi diễn kịch, trò chơi trực tuyến thu hút hàng triệu em nhỏ và trẻ vị thành niên khắp trái đất. Trong các trò đó, rồng cổ kim đông tây với đủ vai trò đều góp mặt. Rồng các màu, rồng bé vài tuổi tới cả ngàn tuổi… Phim ảnh thì khỏi phải nói. Văn học có lẽ được mùa nhất với nhân vật rồng. Truyện dân gian tự ngàn xưa, chưa kể truyện tranh hôm nay, tỷ như manga của Nhật Bản, vẫn khiến chúng ta sửng sốt. Đơn cử một ví dụ. Ở Ba Lan cổ, một con rồng sống ở dưới lâu đài Wavel, và dọc sông Vistule thơ mộng. Nó thường xuyên hành hạ người dân thành Cracovie, gây nên bao nỗi kinh hoàng. Một em bé suy tính kỹ, lừa cho nó xơi một miếng da cừu lớn. Ăn xong, nó uống bao nhiêu nước cũng không đã. Nó vỡ bụng mà chết, không biết rằng miếng da chứa đầy hắc ín và lưu huỳnh. Về sau, một tượng đồng mang tên rồng Wavel được dựng lên ở Cracovie. Con rồng lừng lững cứ năm phút lại khạc lửa. Du khách tới với nó luôn tấp nập. Họ ghi mãi ấn tượng đầy thông điệp, nhớ lại những chuyện kể vùng slave, chẳng hạn một chú rồng Bungari khôn khéo lừa đám đông định xử tử nó, xin đức Allah đôi cánh và bay vút lên trời. Hay những con rồng Trung Âu xông vào các làng, uy hiếp dân lành, buộc họ cống nạp vàng bạc và gái trinh cho chúng.
Bên cạnh Harry Potter, hiện tượng Chúa tể của những chiếc nhẫn những năm đầu TK XXI đề xuất một cách nhận chân Rồng quả đáng khâm phục. Không ngờ những tác văn phẩm văn chương và điện ảnh có vẻ thuần giải trí như thế lại thành công vang dội đến vậy. Bộ truyện Chúa tể của những chiếc nhẫn, ra mắt năm 1954 – 1955, hiện nằm trong số những kiệt tác được đọc nhiều hàng đầu. Bộ phim cùng tên, khởi chiếu từng tập từ 2001 tới 2003, đạt doanh thu bậc nhất, giành 11 giải Oscar năm 2004, ngang bằng hai phim khác đứng đầu bảng số lượng Oscar là Ben Her (1959) và Titanic (1997). Sự ngưỡng vọng phi thường mà công chúng văn chương và phim ảnh dành cho đúa con tinh thần của cây bút không chuyên người Anh John Reginald Tolkien (1982 – 1973) bắt nguồn không phải từ những thủ pháp thẩm mỹ lòe bịp màu mè mà từ tâm niệm sâu xa được diễn đạt thuyết phục: cuối cùng, tình yêu đời, lương tri, lẽ phải, sự bao dung, tình huynh đệ, sự nhiệt thành sẽ chiến thắng. Nhiều bài nghiên cứu về rồng đã và đang được công bố trong tác phẩm của Tolkien. Thừa hưởng từ nhỏ sự si mê rồng của mẹ, Tolkien không a dua theo thời thượng. Dưới ngòi bút của ông, rồng cũng như các nhân vật khác, chỉ là công cụ trong tay lịch sử. Khuấy đảo lịch sử chính là những tham vọng đen tối giỏi núp bóng những khát vọng và giá trị cốt tử của nhân loại. Rồng, qua gợi nhắc từ công trình đáng nể của Tolkien, hiện ra đúng là một tín điều của nhân dân, rằng sự hiền minh của họ mới là động lực của lịch sử. Sau sự ngây ngất toàn cầu với Harry Potter Chúa tể của những chiếc nhẫn, không ít nhà nghiên cứu mới tá hỏa: trong phần lớn tác phẩm về cuộc chiến giữa Cơ đốc giáo và rồng, các vị thánh thuần phục được rồng, không phải bằng vũ khí lợi hại hay mưu mô thâm độc, mà bằng sự hiền minh, thể hiện qua những lời cầu nguyện phải lẽ đáng trân trọng. Sự gặp nhau ấy giữa tôn giáo và thế tục khẳng định tầm vóc siêu phàm của sáng tác quần chúng, nhiều quốc gia, nhiều thế hệ, mà sáng tác bột phát gần như chỉ có một: hình tượng rồng bất hủ.

Nguồn : Tạp chí VHNT số 331, tháng 1-2012

Tác giả : Đỗ Bạch Nga

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *